Vấn đề hôm nay định kiến và biến tướng
SK&MT - Tăng trưởng hàng chục phần trăm mỗi năm, ngày càng đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế nhưng vốn không ít, định hướng nào cho việc phát triển tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam. Hãy cùng theo dõi nhưng nhận định từ 2 vị khách mời TS. Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia và TS.Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế của chương trình của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
T.V.Phước: Trước hết có thể nói chúng ta đều biết hệ thống tài chính (TC) của chúng ta hiện nay có rất nhiều định chế để cung ứng nhu cầu như thế. Theo quy định hiện nay thì các cty TC họ cho vay tiêu dùng với những khoản tiền nhỏ, tối đa là 100 triệu đồng. Còn hệ thống các tổ chức tín dụng thì họ cho vay là các nhu cầu phục vụ đời sống, tính chất nó cũng tương tự cho vay tiêu dùng nhưng nó mở rộng hơn với các quy mô lớn hơn số tiền 100 triệu đồng đó. Tôi cho rằng, nói gì thì nói, cung ứng từ các tổ chức tín dụng cũng như các công ty tài chính là 1 cách tiếp cận phải nói là thuận lợi và dễ dàng hơn so với các loại hình khác.
Vâng, vậy thì ông Lực, ông sẽ lựa chọn như thế nào ạ?
C.V.Lực: Tôi xin bổ sung 1 chút thôi. Tùy thuộc vào cái nhu cầu của chúng ta. Nếu số tiền là nhỏ, nếu chúng ta cần tiền ngay lập tức thì cta có thể tiếp cận công ty tài chính, họ chuyên về cho vay tiêu dùng, thủ tục khá đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng. Thế còn nếu chúng ta vay để mua ô tô thì tôi thấy rằng là nên vay của ngân hàng thương mại bởi vì họ có gói sản phẩm cho vay mua ô tô rất hấp dẫn, lãi suất hiện nay khoảng 11%-12%/năm và với thời hạn khoảng từ 3-5 năm rất là phù hợp với nhu cầu của chúng ta.
Có rất nhiều lựa chọn cho cta về tín dụng, và thậm chí có thời gian chúng ta thấy rằng cả 1 cơn bão về tín dụng đen, nó cũng đã khiến cho thị trường này chao đảo, và nó khiến cho cta thấy rằng là thị trường có những khoảng trống nhất định nào đấy. Vâng, thưa ông Trương Văn Phước, cta có thể thấy rằng có rất nhiều lựa chọn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng trong xã hội nhưng đối với tín dụng tiêu dùng (TDTD) thì nó có vai trò như thế nào trong hệ thống về thị trường tín dụng này ạ?
T.V.Phước: Tổng tín dụng của nền kinh tế (KT) Việt Nam (VN) đến giờ là khoảng trên 6 triệu tỷ đồng. Riêng về TDTD đối với các cty tài chính thì khoảng 90.000 tỷ. Nếu cộng thêm khoảng hơn 1 triệu tín dụng cho vay phục vụ đời sống của hệ thống ngân hàng thương mại đấy tổng như thế chiếm khoảng 18%. Như cta đều biết rằng, bất cứ nền sản xuất xã hội nào thì tiêu dùng vẫn là 1 cú hích, 1 cái yêu cầu rất quan trọng, cho nên tôi cho rằng cái TDTD cũng như phục vụ đời sống với quy mô như thế có vai trò rất quan trọng, bởi vì nếu như tiêu dùng mà không được sự trợ giúp của các dòng tiền từ ngân hàng, từ cty tài chính thì nền sản xuất của cta cũng khó. Cho nên là đối với tôi, trong hệ thống tín dụng đấy thì TDTD đóng vai trò như là 1 cú hích cho sự phát triển của nền KT và như vậy đóng góp cho sự tăng trưởng cao của nền KT của cta.
Vâng, ông Phước thì có khẳng định rằng là TDTD giống như cú hích cho nền KT. Vậy thì theo ông Cấn Văn Lực, chúng ta đã từng có thời kì tập trung rất nhiều vào cho sản xuất và có cái nhìn rất e dè với TDTD. Ông nghĩ như nào về điều này?
C.V.Lực: Cái thời đó là năm 2011, khi chúng ta có lạm phát rất cao và chính phủ thời điểm đó là muốn siết chặt đầu tư công và muốn định hướng dòng vốn tín dụng chủ yếu vào sản xuất kinh doanh. Vì thế mới hạn chế cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản. Thì đó là 1 chủ trương vào thời điểm đó. Có thể nó là phù hợp, nhưng rõ ràng đối với thời điểm hiện nay, cta thấy rằng nó không còn phù hợp nữa. Bởi vì như ông Phước có nêu, tôi cho rằng TDTD có rất nhiều vai trò cho KT của cta: góp phần thúc đẩy tiêu dùng như ông Phước có nêu, góp phần tăng trưởng KT, ngoài ra nó còn giúp cho, đặc biệt là người dân, có khả năng tiếp cận được cái dòng vốn tín dụng phù hợp và giải đi tệ nạn tín dụng đen với lãi suất rất cao và rất hệ lụy xã hội. Cái thứ 3 là nó góp phần thúc đẩy thị trường tài chính của cta có nhiều sản phẩm hơn, nhiều dịch vụ hơn. Cái thứ 4, góp phần tạo ra việc làm. Chẳng hạn là trong các hệ thống cty tài chính củ cta hiện nay có khoảng 40.000 nhân viên đang làm việc. Và hệ thống ngân hàng thương mại thì trong đấy 1/3 là làm cho vay bán lẻ, cho vay tiêu dùng. Thì rõ ràng đấy là 1 khối lượng công ăn việc làm rất tốt. Đồng thời cuối cùng, nó cũng góp phần thúc đẩy cái tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng KT.
Vậy thì theo ông Phước, trên thế giới, ngta đang nhìn vào cái câu chuyện TDTD này như thế nào và nó có kinh nghiệm nào đối với VN hay không ạ?
T.V.Phước: Tôi cho rằng bất cứ 1 nền kinh tế nào thì vai trò của tiêu dùng trong tăng trưởng KT là rất quan trọng. Như ở các nước thì chúng ta đều biết, TDTD của họ tựu chung lại là việc mua bán nhà cửa, mua xe hơi và các nhu cầu khác. 1 trong những độc lực tăng trưởng của các nước trên thế giới như chúng ta đều biết thì họ thường đo bằng các chỉ số, mà tiêu biểu là chỉ số niềm tin vào tiêu dùng. Nếu như tiêu dùng của người dân trong thị trường mà phát triển thì ngta tin rằng, với niềm tin đó sẽ lan tỏa cho phần còn lại và do vậy nền KT sẽ tăng trưởng. Tóm lại là TDTD như là 1 cái chỉ báo cho sự phát triển, tăng trưởng của các nền KT trên thế giới.
Vâng, ông Lực, ông có con số nào để chia sẻ về kinh nghiệm đấy không ạ?
C.V.Lực: Ở các nước, ngta rất khuyến khích phát triển TDTD và số liệu mà tôi có được thì hiện nay của cta cái TDTD trong tổng lượng tín dụng của nền KT đang chiếm khoảng 17-18%. Của Trung Quốc là khoảng 20%, của Asian, 5 nước ý, là 34,6%, Úc là khoảng 36%. Tôi nói thế có nghĩa là chúng ta còn có rất nhiều cái room về phát triển kênh TDTD đặc biệt trong bối cảnh tệ nạn tín dụng đen ở VN cta vẫn đâu đó đang hoành hành và cũng đã gây khá nhiều hệ lụy, đặc biệt là những vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh. Tại đó thì rõ ràng kênh TDTD là kênh tương đối tốt cho khu vực đó. Còn điểm nữa là các nước đều coi TDTD là 1 phần không thể thiếu được trong toàn bộ hệ thống KT của họ và nếu như muốn phát triển đời sống văn minh, tiêu dùng ít tiền mặt thi kênh phát triển TDTD cũng là 1 kênh quan trọng như vậy.
Vâng, có rất nhiều con số để chứng minh rằng là TDTD ở các nước khác thì là nó đang đóng vai trò như thế nào đúng không ạ. Vâng, thưa quý vị, mới chỉ xuất hiện 3 năm gần đây, TDTD có vẻ còn khá mới mẻ, bước đầu thì những mức lãi suất cho vay lên tới 30%/năm thậm chí cao hơn, cùng những vụ việc ồn ào vừa qua thì có thể tạo 1 cái nhìn thiếu thiện cảm trên thị trường. Ngay cả trong hệ thống thì 1 số ngân hàng thương mại cũng đã khẳng định không tham gia vào phân khúc này, vì rủi ro và cả quan ngại về điều tiếng. Tuy nhiên, đây vẫn là phân khúc được ghi nhận là có tốc độ tăng trưởng lớn. Có thể thấy rằng TDTD phát triển khá nhanh trong thời gian qua, ….(số liệu)… Thưa 2 vị, rõ ràng là ở đây cta thấy có sự phân chia giữa TDTD của các công ty tài chính cung cấp và từ các hệ thống ngân hàng. Các ông có thể chia sẻ cụ thể hơn là điều này có sự khác biệt như thế nào ạ?
T.V.Phước: Trước hết để nói về thuật ngữ thì tròn khoảng gần 2 năm trở lại đây, NHNN không dùng khái niệm TDTD khi nguồn vốn đó từ các ngân hàng thương mại (NHTM), cái nguồn vốn đó được gọi là tín dụng phục vụ đời sống. Còn các cty tài chính họ cho vay thì thì gọi là TDTD. Cái khác biệt là như tôi đã trình bày, cái TDTD là cho vay nhỏ lẻ với mức cho vay tối đa là 100 triệu. Số dư bình quân của các khoản vay của các cty tài chính khoảng 20 triệu đồng, tức là rất nhỏ. Còn tín dụng phục vụ đời sống thì đương nhiên nó có giá trị lớn hơn. Và khi cho vay TDTD thì người ta không đòi hỏi người vay có các phương án cụ thể, chỉ cần anh có địa chỉ, liên lạc,…thì ngta có thể cho vay. Còn bên tín dụng phục vụ đời sống thì nó đòi hỏi những cái yêu cầu như là phương án vay, rồi các điều kiện khác hơn. Thì đó là tôi cho rằng là những khác biệt cơ bản.
Thưa ông Cấn Văn Lực, chúng ta có thể thấy rằng TDTD như cta vừa đề cập thì người ta đang e ngại rằng câu chuyện về lãi suất cao. Ông có giải thích như thế nào về câu chuyện này ạ?
C.V.Lực: Trước hết hết chúng ta phải hiểu là vì sao lãi suất cao? Bởi vì cho vay tiêu dùng thì về cơ bản rủi ro hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh và thực tế thời gian vừa qua cũng đã chứng minh như vậy. Trong cho vay tiêu dùng, nếu nó là dòng vốn cho vay của NHTM với số lượng tiền lớn hơn, thời hạn dài hơn, thủ tục phức tạp hơn và đòi hỏi tài sản thế chấp thì thông thường lãi suất của nó ở mức độ thấp hơn. Ví dụ hiện nay, sản phẩm cho vay mua ô tô của hệ thống NHTM lãi suất khoảng 11-12%/năm, thời hạn có thể lên đến 5-6 năm. Trong khi đó đối với lãi suất của cty tài chính tiêu dùng thì thông thường họ yêu cầu lãi suất cao hơn. Có 3 lý do chính tại sao lãi suất tiêu dùng của cty tài chính lại cao hơn. 1 là vì những cty này không được phép huy động vốn từ dân cư, mà họ chỉ được phép đi vay vốn từ thị trường vốn hoặc đi vay từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, chính vì vậy vốn đầu vào của họ khá cao. 2 là cty tài chính thường là họ cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp. 3 là họ cho vay thủ tục rất đơn giản, nhanh gọn, có thể xử lý trong 1 vài tiếng đồng hồ. Chính vì vậy ta thấy rằng, thông thường lãi suất của cty tài chính cao hơn khá nhiều so với NHTM.
Ở đây chúng ta có thể thấy rằng, có rất nhiều ý kiến, định kiến liên quan đến TDTD và cũng có những trường hợp biến tướng của TDTD thì ông chia sẻ như thế nào về những biến tướng này?
C.V.Lực: Về biến tướng thì tôi cho rằng là gần đây đã có 1 số hiện tượng tôi cho rằng là chưa phải là lành mạnh lắm trong TDTD và NHNN cũng đã phát hiện và cũng đã chấn chỉnh việc đó vì dụ như 1 số cty tài chính hoặc các cty bán lẻ ngta phát hành thẻ tín dụng và ban đầu cho rằng thẻ đó được miễn phí, nhưng thực chất là có thu phí. Rồi câu chuyện liên quan đến tư vấn về lãi suất, nó không được minh bạch, phí không được minh bạch, đặc biệt là cho khâu đòi nợ, đôi khi ứng xử, thái độ của nhân viên đòi nợ không được lịch sự lắm khiến cho đôi khi tạo ra sự phản cảm của người dân, của người tiêu dùng thời gian vừa qua. Tôi thấy rằng đây là các vấn đề mà các cty tài chính cũng đã nhận diện ra và cũng đang cần phải chấn chỉnh trong thời gian tới để đảm bảo TDTD đúng với nghĩa của nó là phục vụ người dân và giảm đi tín dụng đen.
Thưa ông Trương Văn Phước, có thể thấy rằng, với 1 loạt các văn bản yêu cầu về siết chặt lại, điều chỉnh lại các hoạt đông về TDTD, theo ông, định hướng về việc phát triển loại hình này trong thời gian tới có bị siết chặt lại hay không, nó có khó khăn gì hay không ạ?
T.V.Phước: Chúng ta có thể tham khảo 1 số sự diện tiến về các đổi mới thể chế, khuôn khổ pháp lý của các nước ơ Châu Âu, cũng như ở Mỹ khi mà xảy ra cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm. Như cta đều biết, các nước ở châu Á bây giờ như là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia thì họ đều xây dựng các bộ luật để bảo vệ cho người tiêu dùng đối với các dịch vụ tài chính. Và điều này có thể nói là 1 tham khảo rất quan trọng đối với chúng ta. Khi cta có hành lang pháp lý và khuôn khổ như thế thì tại sao cta lại phải dè dặt với loại hình tín dụng này. Tôi cho rằng vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cho vay tiêu dùng này, cho vay phục vụ đời sống vì theo tôi phân tích thì đó là 1 yếu tố kích thích cho sản xuất, tăng trưởng nền kinh tế. Chỉ có điều là những gì vừa qua diễn ra thấy chưa tốt, còn những chệch choạc, chúng ta nên dùng những khuôn khổ pháp lý để điều tiết nó, một mặt để bảo vệ người tiêu dùng, mặt khác là cta mở rộng để cho các dịch vụ tài chính phát triển.
Vâng, và rõ ràng là chúng ta vẫn phải phát triển nó nhưng trong khuôn khổ, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ hơn đúng không ạ. Vâng, xin cảm ơn 2 ông đã đến tham gia chương trình.
Link video đính kèm:
Theo VTV
Các tin khác

Quỹ Thiện Tâm đồng hành cùng Khánh Hoà triển khai Đề án thí điểm nuôi biển công nghệ cao

Bạc Liêu: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp phát triển bền vững nghề muối

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Việt Nam sẽ phát triển thành trung tâm kinh tế, thương mại và đầu tư lớn tại Đông Nam Á

Chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất, tiêu dùng bền vững

Newtown Diamond – Lựa chọn lý tưởng khi nhu cầu căn hộ cao cấp tại Đà Nẵng tăng mạnh

Tối ưu kết hợp con người và công nghệ, Vietjet nhận cùng lúc ba giải thưởng nhân sự quốc tế

Vietjet và Satair hợp tác chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ Airbus

Cơ hội trải nghiệm hạng thương gia cùng Vietjet, duy nhất ngày 20/2
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Yến sào Khánh Hoà 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Quỹ Thiện Tâm đồng hành cùng Khánh Hoà triển khai Đề án thí điểm nuôi biển công nghệ cao

Newtown Diamond – Lựa chọn lý tưởng khi nhu cầu căn hộ cao cấp tại Đà Nẵng tăng mạnh

Tối ưu kết hợp con người và công nghệ, Vietjet nhận cùng lúc ba giải thưởng nhân sự quốc tế

Bạc Liêu: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp phát triển bền vững nghề muối

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Tín dụng xanh là gì?

Top 3 thị trường carbon hấp dẫn đầu tư nhất 2024

Hợp tác xã (HTX) Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu: Mang thương hiệu vươn tầm thế giới

Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Vận tải Việt Hải: An toàn, uy tín, chất lượng

Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

Hòa Bình: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch gần 2.400 tỉ đồng

Chính thức cất nóc tòa căn hộ cao cấp The Fibonan

Radisson Blu Hội An Resort: Nét chạm tinh hoa giữa lòng Phố cổ

Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao
Nổi bật

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Cần chú ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
