Bất cập những khu tái định cư làng chài
Dân vạn chài mong mỏi lên bờ
Được triển khai xây dựng từ tháng 5/2010 với số vốn 83 tỷ đồng, đến nay khu TĐC cho các hộ dân làng chài Võ Liệt ở Khe Mừ, xã Thanh Thủy (Thanh Chương, Nghệ An) vẫn chỉ là một bãi đất hoang, tiêu điều.
Theo kế hoạch sau quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đến đầu năm 2011, dự án sẽ bàn giao đất sản xuất, nền đất ở cho 100 hộ dân vào sinh sống tại vùng Khe Mừ xã Thanh Thuỷ và 45 hộ vùng đập Triều Dương, xã Thanh Lâm trên tổng diện tích quy hoạch là 420ha và mỗi hộ được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở theo quy định hiện hành của nhà nước.
Nói là khu TĐC nhưng đến thời điểm hiện tại, ở đây vẫn chẳng khác gì một bãi đất hoang. Ngoài những hạng mục được hoàn thành như chiếc cầu dân sinh, hai khu nhà văn hóa, trạm điện hạ thế, nhà trẻ thì hầu như các hạng mục khác chỉ là những bãi đất trống.
Hạng mục nhà văn hóa và nhà trẻ khu TĐC Khe Mừ chưa hoàn thiện đã nhếch nhác. Ảnh Duy Ngợi
Khó khăn lắm, chúng tôi mới tìm được một, hai căn nhà có người ở. Hỏi ra, đó là dân bản địa chứ không phải là những người dân làng chài Võ Liệt lên sinh sống. Nghỉ tay làm việc, chị Lô Thị Mai, 37 tuổi, một người dân xã Thanh Thủy cho biết: “Dự án này nghe nói xây dựng cho bà con làng chài Võ Liệt vào ở nhưng không hiểu sao đang thi công dở dang, họ lại dừng lại. Bà con trong vùng thấy đất hoang hóa thì tiếc nên tận dụng làm nơi chăn bò, canh tác thêm”.
Khu TĐC Khe Mừ chỉ là bãi đất hoang, thành nơi chăn thả trâu bò. Ảnh Duy Ngợi
Quay về dưới chân cầu Rộ, nơi có gần 100 hộ dân vạn chài thôn Vận Tải, xã Võ Liệt (Thanh Chương) Nghệ An có gần 100 hộ sinh sống trên thuyền bè tạm ở dọc bờ sông Lam. Những con thuyền cũ nát, những con nốc được vá víu tạm bợ... là nơi sinh sống của những cư dân làng vạn chài nơi đâu. Vì vậy, được lên bờ là ước mơ cháy bỏng bao đời nay của bà con xóm chài thôn vận ...Ngay khi dự án khu TĐC khởi công, nhiều hộ dân làng chài nơi đây khấp khởi vui mừng vì sắp được về nhà mới, thoát khỏi cảnh lênh đênh sông nước.
Người dân xóm chài Võ Liệt đợi chờ ngày lên khu TĐC trong mỏi mòn. Ảnh Duy Ngợi
Hàng chục gia đình tách hộ, không có nhà ở phải trở lại sống trên những con đò. Ảnh Duy Ngợi
Thế nhưng, niềm vui ấy vừa chợt lóe lên đã tắt ngấm vì hơn 6 năm qua, hàng trăm hộ dân xóm chài Vận Tải thấp thỏm đợi chờ, hy vọng để rồi thất vọng. Với đôi mắt buồn xa xăm, bà Nguyễn Thị Bảy (76 tuổi) giọng chua chát: “Tui từ nhỏ đến giờ lớn lên ở trên chiếc đò này, chưa một ngày được sống ở trên bờ. Nghẹ người ta bảo Nhà nước xây khu TĐC cho bà con làng chài ở đây lên ở, tui mừng lắm nhưng nhiều năm rồi mà chưa hình dung được chỗ ở mới ra răng”.
Ông Nguyễn Đình Ngọ, 63 tuổi, cán bộ thôn Vận Tải bức xúc: “Bà con làng chài chúng tôi mong chờ dự án TĐC này lắm. Nhưng năm này qua năm khác, họ hứa xong rồi để mặc dân chờ đợi trong mỏi mòn. Dự án chậm triển khai, cán bộ hứa hẹn mà không thực hiện được làm xói mòn niềm tin của bà con làng chài”.
Nhiều hộ dân khu TĐC làng chài ngày ngày lênh đênh sông Lam kiếm kế sinh nhai. Ảnh Duy Ngợi
Ông Nguyễn Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương phân trần: Dự án khu TĐC làng chài Khe Mừ cho bà con vạn chài thôn do huyện quản lý nhưng trên thực tế, dự án này thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Lâu nay, dự án triển khai chậm, phía huyện đã có văn bản kiến nghị cấp trên nhưng có lẽ vì thiếu vốn nên chủ đầu tư chưa thể hoàn thiện.
“Phía huyện cũng mong muốn nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án để bà con làng chài sớm ổn định cuộc sống”, ông Hiền cho biết thêm.
Lên bờ, vẫn phải bám trụ với sông
May mắn hơn, 68 hộ dân vạn chài ven sông Lam đã được lên bờ, về nơi ở mới tại khu TĐC làng chài ở xóm 6, xã Đặng Sơn (Đô Lương, Nghệ An). Tuy vậy, lên bờ rồi, họ lại phải quay về với sông Lam để kiếm kế sinh nhai.
Ngồi trên chiếc thuyền mới sắm 12 triệu chuẩn bị mang ra sông Lam đánh cá, ông Trần Ngọc Tùng, 53 tuổi chia sẻ: Nhờ Đảng và Nhà nước cho đất làm nhà, không chỉ riêng gia đình tôi mà tất cả các hộ dân ở đây đều rất sung sướng, phấn khởi. Giờ cuộc sống của gia đình tôi cũng ổn định hơn một chút vì không phải quanh năm sống trên sông nước và canh cánh nỗi lo lật thuyền khi mưa bão. Gia đình tôi giờ điện thắp sáng, con trẻ được đến trường những điều mà trước đây ở trên thuyền dân vạn chài không dám nghĩ tới”.
Có nhà nhưng thiếu đất sản xuất, ông Tùng phải sắm thuyền trở lại sông Lam mưu sinh. Ảnh Duy Ngợi
Tuy nhiên, sau hơn bốn năm chuyển về sống tại khu TĐC, cuộc sống của người dân ở đây vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, ngoài diện tích đất từ 150 - 160 m2 với mục đích xây dựng nhà cửa và các công trình phụ thì người dân không có đất để sản xuất nông nghiệp, hay trồng rau, xây chuồng trại chăn nuôi. Do đó, ngày ngày họ vẫn mưu sinh dọc theo dòng sông Lam cách đó chừng 4 đến 5 cây số bằng nghề đánh bắt cá, nghề vận tải hoặc khai thác cát, sỏi.
Một gia đình ở khu TĐC làng chài làm bè trên sông Lam để mưu sinh. Ảnh Ảnh Duy Ngợi
“Nhà tôi có 8 khẩu, khi về đây được nhà nước cấp cho 167 m2 và 10 triệu đồng tiền hỗ trợ nhưng không có đất sản xuất. Chúng tôi trước là dân vạn chài nên từ khi về đây sinh sống cũng không có nghề nghiệp gì, cuộc sống khó khăn nên chỉ biết quay trở lại sông Lam đánh cá, hút cát thuê”, bà Nguyễn Thị Thanh, 60 tuổi nói.
Ông Ngô Văn Lợi, xóm trưởng xóm 6, xã Đặng Sơn chia sẻ: Dù chuyển lên bờ đã hơn bốn năm nay bà con vẫn chưa có đất sản xuất. Trừ những người trẻ chưa lập gia đình, còn lại những người có gia đình và lứa tuổi chúng tôi vẫn phải quay lại bám trụ sông nước để kiếm kế sinh nhai. Một là làm cái bè tạm hoặc dùng thuyền nhỏ nhỏ, vừa vừa ra để làm kinh tế, đánh bắt cá chứ về nhà chúng tôi cũng không làm được gì cả vì ở đó chỉ có đất ở thôi”.
Một góc khu TĐC làng chài ở xóm 6, xã Đặng Sơn. Ảnh Duy Ngợi
Ông Hoàng Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đặng Sơn khẳng định: Đến thời điểm này, chỗ ở của bà con khu TĐC làng chài cơ bản là ổn định nhưng về đất sản xuất, nghề nghiệp của họ vẫn không có gì thay đổi. Qua tiếp xúc cử tri, họ vẫn phản ánh vấn đề thiếu đất sản xuất. Hiện đất 5% dự phòng của xã vẫn còn nhưng khi thông báo cho bà con khu TĐC làng chài làm ăn, phát triển kinh tế thì họ không có nhu cầu nhận.
“Từ khi bà con làng chài về khu TĐC, chính quyền đã tạo điều kiện cho con em xuất khẩu lao động; động viên con em đi làm tại các khu công nghiệp trong nam, ngoài bắc và mở các lớp tập huấn nghề hằng năm như nghề mộc, đan lát, chăn nuôi để người dân chuyển đổi nghề cho phù hợp. Tuy nhiên, do sự hạn chế về ý thức chuyển đổi nghề nghiệp và trình độ sản xuất trên bờ nên việc áp dụng rất khó khăn”, Chủ tịch UBND xã Đặng Sơn cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đô Lương cho rằng: Hiện nay, sông Lam đoạn chảy qua địa bàn huyện Đô Lương có rất nhiều dân vạn chài sinh sống nên để xây dựng được các khu TĐC làng chài phải cần một nguồn kinh phí rất lớn. Riêng vấn đề đất sản xuất cho người dân khu TĐC làng chài thì cực khó, vì quỹ đất không có. Hiện Đất 64 đã chia hết cho dân và họ có bìa cả rồi, may ra có đất để làm nhà tại khu TĐC làng chài xã Đặng Sơn là một sự cố gắng của các cấp chính quyền.
Duy Ngợi
Các tin khác

Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn với hơn 12.000 người tham gia

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Du lịch Việt Nam bùng nổ sớm ngay từ đầu hè 2025

Uống nước ấm trong mùa hè giúp cho tiêu hóa và giải độc

Khánh Hòa khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển năm 2025 và Đại nhạc hội “Nha Trang xin chào” - "Nha Trang Say Hi"

Công ty Yến sào Khánh Hoà dành hơn 10 tỷ đồng cho hoạt động thiện nguyện

Sáng tạo và đặc sắc tại Lễ hội Ẩm thực Yến sào Khánh Hòa năm 2025

Lan tỏa gương người tốt trong phong trào hiến máu tình nguyện
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn với hơn 12.000 người tham gia

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên điểm đến du xuân bái phật hàng đầu miền Bắc
Nổi bật

Sớm khởi động lại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ để hoàn thành trong năm 2026

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
