Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe nhiều thế hệ trẻ em toàn cầu

SK&MT - “Nếu thế giới không hành động để hạn chế sự nóng lên ở mức dưới 2˚C, thì đứa trẻ được sinh ra hôm nay sẽ chịu nhiều tác động đe dọa sức khỏe ở mọi giai đoạn của cuộc đời” Đó là cảnh báo của báo cáo “Lancet Countdown” về sức khỏe và biến đổi khí hậu, công bố trước thềm Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu tại Madrid (Tây Ban Nha) tháng 12/2019. Báo cáo của Lancet Countdown phân tích toàn diện về những tiến triển trên 41 chỉ số chính, cho thấy cần làm gì để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris – hoặc trong điều kiện bình thường – đem lại lợi ích cho sức khỏe con người. Đây là dự án là sự hợp tác giữa 120 chuyên gia từ 35 tổ chức bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới, Đại học College London và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).

Báo cáo viết: Để thế giới đáp ứng các mục tiêu khí hậu của LHQ và bảo vệ sức khỏe cho những thế hệ tiếp theo, lĩnh vực năng lượng sẽ phải thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, báo cáo cảnh báo. Mỗi năm cần cắt giảm 7,4% lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch từ năm 2019 đến năm 2050 thì mới hạn chế được sự nóng lên toàn cầu ở mục tiêu đầy tham vọng là dưới 1,5°C.

Nếu thế giới đi theo con đường thông thường, với lượng khí thải carbon cao và biến đổi khí hậu tiếp tục với tốc độ như hiện nay, thì một đứa trẻ được sinh ra hôm nay sẽ phải đối mặt với một thế giới trung bình ấm lên hơn 4˚C vào sinh nhật lần thứ 71, đe dọa sức khỏe của người đó ở mọi giai đoạn của cuộc đời.

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe nhiều thế hệ trẻ em toàn cầu

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe của trẻ em suốt đời

“Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương trước những rủi ro về sức khỏe do khí hậu thay đổi. Cơ thể và hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển, khiến chúng dễ bị tác động của bệnh tật và các tác nhân ô nhiễm môi trường hơn,” Tiến sĩ Nick Watts, Giám đốc điều hành của The Lancet Countdown, cho biết.

Theo báo cáo, khi nhiệt độ tăng, sản lượng thu hoạch sẽ giảm sút – đe dọa đến an ninh lương thực và đẩy giá lương thực tăng cao. Ví dụ, khi giá ngũ cốc tăng đột biến vào năm 2007-2008, giá bánh mì Ai Cập đã tăng 37%. Trong 30 năm qua, sản lượng toàn cầu đã giảm đối với ngô là (-4%), lúa mì mùa đông (-6%), đậu tương (-3%) và gạo (-4%). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe liên quan chẳng hạn như còi cọc, hệ thống miễn dịch và các vấn đề phát triển dài hạn yếu đi.

Trẻ em sẽ đặc biệt dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do nhiệt độ tăng và sự thay đổi hình thái mưa gây ra. Trong 30 năm qua, số ngày có khí hậu phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Vibrio (gây ra đa số các ca bệnh tiêu chảy trên toàn cầu) đã tăng gấp đôi. Nguy cơ là đặc biệt cao ở vùng Baltic (với mức cao kỷ lục 107 ngày thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn trong năm 2018) và ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ nơi biển đã nóng lên nhanh chóng.

Tương tự, những thay đổi về thời tiết đang tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio cholerae, khả năng thích nghi trên toàn cầu của chúng tăng gần 10% kể từ đầu những năm 1980, làm tăng nguy cơ dịch tả bùng phát ở những nước mà loại bệnh này không thường xuyên xảy ra.

Biến đổi khí hậu cũng là một tác nhân khiến cho bệnh sốt xuất huyết trở thành bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra lan truyền nhanh nhất trên thế giới. 9 trong số 10 năm có bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất đã xảy ra kể từ năm 2000, tạo điều kiện cho muỗi mở rộng phạm vi sang các lãnh thổ mới trên khắp châu Âu. Khoảng một nửa dân số thế giới hiện đang có nguy cơ mắc bệnh dịch này.

Không khí ô nhiễm đặc biệt gây hại cho những người trẻ tuổi, bởi vì khi phổi của họ vẫn đang phát triển, gây giảm chức năng của phổi, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Qua tuổi niên thiếu và đến tuổi trưởng thành, một đứa trẻ được sinh ra hôm nay sẽ hít thở không khí độc hại hơn do nhiên liệu hóa thạch gây ra và không khí cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn bởi nhiệt độ gia tăng. Điều này đặc biệt gây hại cho những người trẻ tuổi, bởi vì khi phổi của họ vẫn đang phát triển, không khí bị ô nhiễm chiếm một lượng lớn diện tích phổi sẽ góp phần gây giảm chức năng của phổi, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Khi phát thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng (tăng 2,6% giai đoạn 2016-2018), cung cấp năng lượng từ than đang tăng (tăng 1,7% giai đoạn 2016-2018), đảo ngược xu hướng giảm trước đó, trong khi đó số người tử vong sớm liên quan đến PM2.5 vẫn đứng ở mức 2,9 triệu trên toàn thế giới. Than gây ra hơn 440.000 ca tử vong sớm do PM 2.5 trong năm 2016 và có khả năng tăng lên hơn 1 triệu ca tử vong khi tất cả các chất ô nhiễm được xem xét. Đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, các nhà nghiên cứu nói. Nếu châu u phải chịu đựng bụi mịn PM2.5 với các mức độ của 2016 trong suốt thời gian sống của dân số hiện tại, thiệt hại kinh tế và chi phí y tế của các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí và các trường hợp tử vong sớm có thể lên tới 129 tỷ euro mỗi năm.

Sau này, một đứa trẻ được sinh ra hôm nay sẽ tăng nguy cơ phải trải qua lũ lụt nghiêm trọng, hạn hán kéo dài và cháy rừng. 152 trong số 196 quốc gia đã trải qua sự gia tăng số người tiếp xúc với cháy rừng kể từ khi 2001-2004 – với chi phí tài chính trên mỗi người lớn hơn 48 lần so với lũ lụt. Chỉ riêng Ấn Độ đã có hơn 21 triệu người bị ảnh hưởng và Trung Quốc khoảng 17 triệu, dẫn đến tử vong trực tiếp và bệnh hô hấp cũng như mất nhà cửa.

Là năm nóng thứ tư trong lịch sử, năm 2018 chứng kiến con số kỷ lục hơn 220 triệu người trên 65 tuổi bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt so với năm 2.000 (nhiều hơn 63 triệu so với năm 2017) – các cư dân thành thị lớn tuổi mắc bệnh mãn tính ở châu Âu và Đông Địa Trung Hải dễ bị tổn thương nhất do bệnh liên quan đến nhiệt chẳng hạn như đột quỵ và bệnh thận. Năm ngoái, Nhật Bản có 32 triệu người phải chịu đựng sóng nhiệt, tương đương với hầu hết số người trên 65 tuổi trải qua một đợt sóng nhiệt.

Các đợt sóng nhiệt thường xuyên hơn và dài hơn sẽ xác định lại năng lực lao động toàn cầu, báo cáo cảnh báo. Năm 2018, 45 tỷ giờ làm thêm tiềm năng đã bị mất đi do nhiệt cực đoan trên toàn cầu so với năm 2000. Trong các đợt sóng nhiệt kéo dài năm ngoái, nông dân và các công nhân xây dựng làm việc ngoài trời ở phía nam của Hoa Kỳ đã mất tới 20% số giờ làm việc ban ngày tiềm năng trong tháng nóng nhất.

Bác sĩ Richard Horton, Tổng biên tập tạp chí The Lancet, kêu gọi cộng đồng y tế toàn cầu hành động: “Khủng hoảng khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của nhân loại ngày nay, nhưng thế giới vẫn chưa thấy phản ứng từ các chính phủ phù hợp với quy mô chưa từng có của thách thức mà thế hệ tiếp theo phải đối mặt. Với việc Thỏa thuận Paris sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2020, chúng ta không thể chấp nhận được sự không can dự này. Cộng đồng y tế và cộng đồng nghiên cứu toàn cầu cần phải hợp tác với nhau ngay bây giờ và yêu cầu các nhà lãnh đạo quốc tế của chúng ta bảo vệ sức khoẻ của người dân khi còn nhỏ và trong suốt cuộc đời khỏi mối đe doạ sắp xảy ra”

Nếu các hành động trên thế giới phù hợp với tham vọng của Thỏa thuận Paris, điều đó sẽ hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2˚C, một đứa trẻ được sinh ra ở Anh ngày nay có thể thấy sự chấm dứt sử dụng than đá vào sinh nhật lần thứ 6, với sự phát triển của năng lượng mặt trời và năng lượng gió giúp không khí trên cả nước sạch hơn.

Tại Pháp, những chiếc xe chạy bằng xăng và dầu diesel cuối cùng sẽ được bán vào thời điểm người đó 21 tuổi, với những con đường dành cho xe đạp và không gian xanh giúp những thành phố trở thành những nơi dễ sống hơn và mang lại cuộc sống khoẻ mạnh hơn. Vào sinh nhật thứ 31, một đứa trẻ được sinh ra hôm nay sẽ chứng kiến thế giới đạt mức phát thải bằng không, đảm bảo một tương lai lành mạnh hơn cho các thế hệ sắp tới do được hưởng không khí sạch hơn, nước uống an toàn hơn và thực phẩm bổ dưỡng hơn.

Bất chấp quy mô của thách thức, báo cáo đưa ra một số lý do cho sự lạc quan thận trọng – tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo chiếm 45% tổng tăng trưởng công suất phát điện năm 2018 (27% từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời); trong khi đó lượng sử dụng điện làm nhiên liệu cho giao thông đường bộ tăng gần 21% trên toàn cầu từ 2015-2016; và điện từ nguồn cacbon thấp chiếm một phần ba tổng sản lượng điện trong năm 2016.

Các tác giả của Lancet Countdown kêu gọi hành động mạnh mẽ để đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe trong bốn lĩnh vực chính:

-Tiến hành loại bỏ một cách nhanh chóng, khẩn cấp và hoàn toàn nhiệt điện đốt than trên toàn thế giới.

- Đảm bảo các quốc gia có thu nhập cao thực hiện các cam kết tài chính khí hậu quốc tế cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm bắt đầu từ năm 2020 để giúp đỡ các nước thu nhập thấp.

- Tăng cường các hệ thống giao thông công cộng và các hệ thống giao thông chủ động dễ tiếp cận, giá cả phải chăng và hiệu quả, đặc biệt là các hệ thống dành cho đi bộ và đi xe đạp, chẳng hạn như tạo ra các làn đường dành riêng cho người đi xe đạp và các dự án cho thuê hoặc hỗ trợ mua xe đạp.

4) Đầu tư lớn cho sự thích ứng của hệ thống y tế để đảm bảo những thiệt hại đối với sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra không áp đảo khả năng của các dịch vụ y tế và cấp cứu trong điều trị bệnh nhân.

Giáo sư Hugh Montgomery, Đồng chủ tịch của Lancet Countdown và Giám đốc của Viện Sức khỏe con người và hiệu suất tại Đại học College London, phát biểu: “Năm nay, các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, Nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận ở khu vực Tây Âu và các vụ cháy rừng ở Siberia, Queensland và California gây ra hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp và sốc nhiệt. Mực nước biển hiện đang tăng với tốc độ đáng quan ngại. Con cái của chúng ta nhận ra sự khẩn cấp về khí hậu này và yêu cầu hành động để bảo vệ chúng. Chúng ta phải lắng nghe và trả lời”.

Linh Đức

Các tin khác

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

Từ năm 2009-2023, có ít nhất 749 nhà báo và cơ quan truyền thông đưa tin về các vấn đề môi trường đã trở thành mục tiêu của các vụ sát hại, giam giữ, quấy rối trực tuyến hoặc tấn công pháp lý.
Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

(SK&MT) - Chính quyền bang Rio Grande do Sul đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi ít nhất 29 người thiệt mạng và 60 người mất tích trong thảm họa mưa lớn và lở đất tại bang miền Nam Brazil này.
Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Theo tiêu chuẩn mới, việc đo nồng độ ôxy trong mạch máu được đưa vào danh sách các biện pháp trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

(SK&MT) - Dự án robot của Australia là một phần thiết yếu trong bộ công cụ công nghệ cần thiết để mở rộng quy mô phục hồi và hỗ trợ Rạn San hô Great Barrier đối phó tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu.
Số ca Covid-19 ở Thái Lan tăng vọt sau lễ hội Songkran

Số ca Covid-19 ở Thái Lan tăng vọt sau lễ hội Songkran

(SK&MT) - Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) Thái Lan cho biết bệnh nhân Covid-19 nhập viện tăng mạnh, trung bình mỗi ngày ghi nhận 143 ca mắc mới và phần lớn là chủng JN.1.
Đẩy nhanh các chương trình tín chỉ cacrbon tại Đông Nam Á

Đẩy nhanh các chương trình tín chỉ cacrbon tại Đông Nam Á

(SK&MT) - Hội đồng Kinh doanh Canada-ASEAN (CABC) và Liên minh ASEAN về thị trường carbon (AACM) đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác và đẩy nhanh triển khai các chương trình tín chỉ carbon tại Đông Nam Á.
Hàn Quốc: Thủ đô Seoul và các thành phố lân cận chìm trong bụi mịn

Hàn Quốc: Thủ đô Seoul và các thành phố lân cận chìm trong bụi mịn

Cục Khí tượng Hàn Quốc cho biết bụi vàng bắt nguồn từ khu vực gần cao nguyên Nội Mông theo gió Tây Bắc đã tràn vào các khu vực bao quanh thủ đô Seoul và có thể quan sát được bằng mắt thường.
Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ về biến đổi khí hậu

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ về biến đổi khí hậu

Trong Bản đệ trình, Việt Nam đề nghị ICJ khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia trong ngăn ngừa các tổn hại xảy ra với hệ thống khí hậu toàn cầu và hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về chính sách môi trường quan trọng

Các nước EU không đạt được thỏa thuận về chính sách môi trường quan trọng

Bộ trưởng Môi trường Hungary, Aniko Raisz cho biết Hungary không phản đối việc bảo vệ thiên nhiên nhưng các mục tiêu về môi trường phải thực tế và tính đến các lĩnh vực liên quan.
Xem thêm

Đọc nhiều

Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(SK&MT) - Hàng chục hộ dân tại thôn Đông Xuân (xóm 8) thuộc xã Kỳ Tây huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đồng loạt phản ánh về việc trang trại nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, mặc dù đã kiến nghị nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có hướng xử lý.
Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

(SK&MT) - Sau khi “lên hàng” ở công trình nút giao thông An Phú, những chiếc xe chứa đầy ắp bùn thải lao nhanh trên đường Song Hành, đến cầu Mương Kênh bắt đầu giảm tốc độ, ì ạch chui qua dạ cầu vào khu đất trống nằm xen giữa cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Lon
Chủ đầu tư thất hứa, đẩy dân vào thế khó

Chủ đầu tư thất hứa, đẩy dân vào thế khó

(SK&MT) - Từ lúc chủ đầu tư dự án hứa bán nền đất kinh doanh cho dân có giá 16,5 triệu đồng/m2, trải qua nhiều năm dây dưa, giá đất tăng đến 60 triệu đồng/m2, đẩy người dân vào thế khó.
Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc trao giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII năm 2024

Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc trao giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII năm 2024

(SK&MT) - Nhân dịp 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), chiều 19/6/2024 Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ XIII.
Xây dựng nông thôn mới - cách làm từ Cờ Đỏ

Xây dựng nông thôn mới - cách làm từ Cờ Đỏ

(SK&MT) - Thành phố Cần Thơ là địa phương đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về đích trước 1 năm trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
ban tin suc khoe moi truong so 6 thang 7
thai binh co bat luc truoc tinh trang gay o nhiem moi truong tai xa thai phuong
hung yen thuc tien chat luong cong trinh du an chua dam bao anh huong den moi truong doi song nhan dan
ban tin moi truong suc khoe so 5 thang 6 nam 2024
bac ninh hoi nghi chuyen de ve cac giai phap cua chinh phu bo cong an trong cong tac pccc
ban tin suc khoe va moi truong so 4 thang 6
giai phap de thiet bi khong nguoi lai vao phuc vu cong tac tim kiem cuu ho
sau 10 ngay sat lo duong sat chi thanh duoc thong ham
pho thu tuong tran hong ha chi dao cong tac khac phuc hau qua vu chay nha tro o trung kinh cau giay thanh pho ha noitran
ban tin skmt so 3 thang 5

24h

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, các nhà lãnh đạo LHQ và Đại sứ các nước tại LHQ đã tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ở New York (Mỹ). Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đã mở sổ tang, tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Cứu hỏa quốc gia Hàn Quốc ngày 12-6 cho biết pin được sử dụng cho xe máy điện là nguyên nhân gây ra 467 vụ hỏa hoạn tại nước này từ năm 2019 đến năm 2023.
Mỹ cảnh báo dùng sữa tươi khi bò sữa nhiễm cúm gia cầm H5N1

Mỹ cảnh báo dùng sữa tươi khi bò sữa nhiễm cúm gia cầm H5N1

(SK&MT) - Giới chức y tế Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng trong bối cảnh cúm gia cầm H5N1 đã lây lan ở các đàn bò sữa.
Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

(SK&MT) - Chính quyền bang Rio Grande do Sul đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi ít nhất 29 người thiệt mạng và 60 người mất tích trong thảm họa mưa lớn và lở đất tại bang miền Nam Brazil này.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người

(SK&MT) - Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người được Việt Nam, Bangladesh và Philippines giới thiệu từ năm 2008. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết năm 2024 về biến đổi khí hậu và quyền con người với chủ đề c
Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

(SK&MT) - Dự án robot của Australia là một phần thiết yếu trong bộ công cụ công nghệ cần thiết để mở rộng quy mô phục hồi và hỗ trợ Rạn San hô Great Barrier đối phó tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu.
Đẩy nhanh các chương trình tín chỉ cacrbon tại Đông Nam Á

Đẩy nhanh các chương trình tín chỉ cacrbon tại Đông Nam Á

(SK&MT) - Hội đồng Kinh doanh Canada-ASEAN (CABC) và Liên minh ASEAN về thị trường carbon (AACM) đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác và đẩy nhanh triển khai các chương trình tín chỉ carbon tại Đông Nam Á.
Hàn Quốc: Thủ đô Seoul và các thành phố lân cận chìm trong bụi mịn

Hàn Quốc: Thủ đô Seoul và các thành phố lân cận chìm trong bụi mịn

Cục Khí tượng Hàn Quốc cho biết bụi vàng bắt nguồn từ khu vực gần cao nguyên Nội Mông theo gió Tây Bắc đã tràn vào các khu vực bao quanh thủ đô Seoul và có thể quan sát được bằng mắt thường.
Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

(SK&MT) - Ngày 6/4/2022, Bệnh viện (BV) Quân y 87 tiếp nhận bệnh nhân N.X.T (80 tuổi, trú tại TP. Nha Trang) trong tình trạng mệt, thở nhanh, gắng sức, yếu tay trái, mạch tay trái không bắt được, huyết áp cao, thở oxy qua máy, SpO2 94%. Bệnh nhân T. cho biết, ban đầu thấy cẳng và bàn tay trái khô, nhăn nheo, lạnh và đau nhức. Sau đó lan lên cả cánh tay trái nên vào khám và điều trị. Kết quả chụp MSCT cho thấy hình ảnh huyết khối (cục máu đông) gây tắc hoàn toàn đoạn xa động mạch nách, đoạn gần và đoạn xa động mạch cánh tay trái, tắc động mạch trụ trái. Sau đó, BV Quân y 87 chuyển bệnh nhân đến BV Đa khoa (ĐK) tỉnh Khánh Hòa để tiếp tục điều trị.
Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

(SK&MT) - Theo sau đại dịch, giá lương thực thế giới chạm ngưỡng cao nhất một thập kỷ đang khiến nhiều người dân châu Á lao đao lo cho từng bữa cơm gia đình.
WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

(SK&MT) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 23/11 dự báo châu Âu sẽ đối mặt "mùa đông thách thức" trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng cao. Tổ chức này cho rằng số ca tử vong do Covid-19 tại châu Âu có thể lên tới 2,2 triệu người tính đến 1/3/2022, tăng thêm 700.000 người nữa, nếu không kiểm soát được xu hướng gia tăng ca nhiễm hiện nay.
Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

(SK&MT) - Dù có nhiều yếu tố có thể gây ra làn sóng dịch COVID-19 nhưng các chuyên gia cho rằng một đợt dịch có sức tàn phá mạnh mới khó có thể xảy ra tại Ấn Độ.
WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng cộng có 56.634 ca mắc bệnh sởi và 4 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại 45 trong số 53 quốc gia thành viên thuộc WHO khu vực châu Âu.
UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

Từ năm 2009-2023, có ít nhất 749 nhà báo và cơ quan truyền thông đưa tin về các vấn đề môi trường đã trở thành mục tiêu của các vụ sát hại, giam giữ, quấy rối trực tuyến hoặc tấn công pháp lý.
Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Theo tiêu chuẩn mới, việc đo nồng độ ôxy trong mạch máu được đưa vào danh sách các biện pháp trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

(SK&MT) – Theo Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á 2022, sản lượng điện trong khu vực đã tăng gấp ba lần trong 2 thập kỷ qua để theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó mức tăng lớn nhất đến từ các nhà máy nhiệt điện than.

Nổi bật

Cà Mau, Bạc Liêu liên tiếp xảy ra giông lốc do thời tiết xấu

Cà Mau, Bạc Liêu liên tiếp xảy ra giông lốc do thời tiết xấu

(SK&MT) - Lúc 4 giờ 20 phút ngày 26/7, trên địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau xảy ra mưa lớn kèm theo giông lốc làm sập và tốc mái nhiều căn nhà của nhân dân.
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Thanh Hoá: Đảm bảo môi trường trong xử lý chất thải y tế nguy hại

Thanh Hoá: Đảm bảo môi trường trong xử lý chất thải y tế nguy hại

(SK&MT) - Đó là tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Tổng thuật: Lễ truy điệu và lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thuật: Lễ truy điệu và lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định
Hậu Giang xuất hiện 2 trận lốc xoáy

Hậu Giang xuất hiện 2 trận lốc xoáy

(SK&MT) - Ngày 26/7, một trận lốc xoáy lớn đã quét qua địa bàn xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Trận lốc làm nhiều nhà dân bị sập hoàn toàn, gió cuốn nhiều mái nhà bay đi xa.
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động