Cá voi giúp cân bằng khí quyển còn hơn cả rừng Amazon
Hiệu quả của cá voi thậm chí còn cao hơn thực vật
Theo nghiên cứu mới được công bố, việc gia tăng số lượng cá voi thêm một vài phần trăm có thể có tác động thực tế hơn trên hành tinh so với việc trồng hàng tỷ cây xanh.
Các nhà khoa học nhận thấy, cá voi xanh, cá voi xám, cá voi Greenland và cá voi lưng gù tiêu thụ khoảng 30 tấn CO2 trong đời, thậm chí sau khi con vật chết, nó cũng trở thành carbon rắn và được hệ sinh thái đại dương xử lý mà không gây hại cho hành tinh. Để so sánh, một cây trung bình trong 10 năm hấp thụ ít hơn 250 kg CO2.
Hơn nữa, trong quá trình sống, cá voi làm giàu nước với chất thải giàu nitơ và sắt, do đó kích thích sự phát triển của sinh vật phù du. Những sinh vật siêu nhỏ này hiện cung cấp ít nhất 50 phần trăm lượng oxy trong khí quyển của chúng ta và tiêu thụ khoảng 37 tỷ tấn CO2 - khoảng 40% tổng lượng CO2 của con người. Hiệu quả tương đương với năng suất của 1,7 nghìn tỷ cây - nghĩa là chúng hoạt động tương đương bốn khu rừng Amazon, thường được gọi là lá phổi của hành tinh.
Nhờ những con cá voi, việc tăng lên thậm chí chỉ 1% năng suất thực vật phù du cũng sẽ giúp "lấy đi" hàng trăm triệu tấn CO2 mỗi năm từ môi trường, tương đương với sự xuất hiện của hai tỷ cây xanh trưởng thành mới.
Thực vật phù du trong các đại dương có thể lớn hơn nhiều, nhưng ở vùng nước ấm, chúng thiếu nitơ và phốt pho, và ở vùng lạnh – thiếu sắt. Ở nơi có nhiều cá voi, vấn đề này được giải quyết, và nhiều sinh vật phù du xuất hiện.
Sau vài thập kỷ săn bắt cá voi công nghiệp, số lượng cá voi trên thế giới đã giảm 75%. Như các nhà khoa học tính toán, nếu số lượng cá thể quay trở lại thời kỳ như trước đây, loài vật này có thể giúp làm giảm 1,7 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Điều này sẽ đòi hỏi hơn 30 năm nỗ lực của toàn bộ cộng đồng thế giới.
Linh Đức