Chuyện về ngôi trường học sinh chưa từng nghe tiếng cô giảng bài
Trường phổ thông Cao Sơn nằm chót vót bên sườn của dãy Pù Luông, thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nơi dành riêng cho con em người dân trong ba bản Son, Bá, Mười với chương trình giáo dục từ lớp Một đến lớp Chín. Điều hết sức đặc biệt là từ khi thành lập đến nay, trường chưa từng có giáo viên nữ, quanh năm 14 thầy giáo mang con chữ đến cho các em.
Học sinh trường Phổ thông Cao Sơn ở xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh hóa chưa từng được nghe tiếng cô giáo giảng bài.
Sau khi vượt qua 5km cung đường đèo Phà Hé khó khăn, chúng tôi đến với bản Son Bá Mười vào một buổi chiều, ở độ cao gần 1000m, khí hậu ở đây có sự khác biệt rõ rệt so với dưới chân núi. Càng lên cao càng cảm nhận được vị lạnh của mùi rừng. Trường phổ thông Cao Sơn nhỏ bé nằm bên sườn núi, ngay khi đặt chân vào sân trường trong đầu tôi đã đặt ra một câu hỏi: “Tại sao lại là trường phổ thông mà không phải là trường tiểu học, hay trung học cơ sở”. Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy Trịnh Công Định, hiện là Hiệu trưởng của trường giải thích: “Trường phổ thông Cao Sơn được thành lập ngày 1/8/2008 với mục đích giảng dạy cho các em học sinh trong ba bản Son, Bá, Mười. Vì điều kiện khó khăn, các em không thể xuống dưới trung tâm xã để học. Chương trình giáo dục từ lớp Một đến lớp Chín. Vì vậy chúng tôi đặt tên là trường Phổ thông Cao Sơn để không bị nhầm với các trường ở dưới trung tâm xã Lũng Cao”.
Đường lên đỉnh Cao Sơn núi cao, vực sâu nên chưa từng có giáo viên nữ lên giảng dạy.
Năm học 2017 – 2018, trường có 14 cán bộ giáo viên và 106 học sinh rải đều ở các khối lớp. Chia sẻ với chúng tôi, thầy Định tự hào nói: “Mặc dù điều kiện dạy học còn thiếu thốn, các em còn nhiều thiệt thòi nhưng hầu như con em trong ba bản Son, Bá, Mười vẫn đến trường đầy đủ, không có tình trạng nghỉ học”. Nghe thầy chia sẻ chúng tôi cũng vui mừng, vì các em vẫn đến trường học con chữ để thoát cái nghèo.
Ngồi nói chuyện bên ấm chè nóng, các thầy vui vẻ kể chuyện : “Chúng tôi mỗi tháng đều phân công nhau sang chợ Hòa Bình để mua thực phẩm, vào tháng trời mưa liên miên không thể đi được đành ăn cá khô và trứng”. Anh Hà Tô Lịch - một cán bộ có thâm niên lâu nhất tại trường vui vẻ kể: “Khi đường đèo Phà Hé dẫn lên trường chưa làm, các thầy phải gửi xe dưới chân núi, đeo cặp, chống gậy để vượt núi lên trường hoặc vượt đường núi theo đường Hòa Bình để đi dạy”.
Con đường đèo Phà Hé đi lại rất khó khăn, muốn lên ba bản Son, Bá, Mười mọi người đều phải đi bộ. Bao quanh là núi rừng nên ngoài đi lại khó khăn, còn đường này cũng có rất nhiều nguy hiểm và ít người di chuyển. Khí hậu trên Cao Sơn rất đặc biệt, mát mẻ vào mùa hè và băng giá vào mùa đông, tùy thể trạng từng người mới có thể thích nghi. Cũng vì những lí do trên mà trường Cao Sơn từ khi thành lập chưa từng có giáo viên nữ lên giảng dạy. Và ngôi trường đặc biệt này cũng chưa từng có những ngày lễ như 8/3, 20/10…, quanh năm chỉ có 14 thầy giảng dạy học tại trường.
Nơi đây, chưa từng có 20/10 hay 08/03, học sinh chưa một lần được nghe cô giáo giảng bài.
Năm 2014, được sự ủng hộ của tỉnh, con đường núi 5km dẫn lên bản Son Bá Mười được làm lại để hỗ trợ người dân đi lại. Nhưng buồn thay trường phổ thông Cao Sơn hiện vẫn chưa có sự hỗ trợ giảng dạy từ các giáo viên nữ. Các thầy tâm sự với chúng tôi rằng: “Không có sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp nữ các thầy vẫn ổn định bộ môn, nhưng đó lại là thiệt thòi của các em học sinh. Khi các em làm văn về cô giáo nhưng lại hay tả về thầy giáo, những ngày lễ thì công tác đoàn cũng không được vui vẻ và ít khi tổ chức được cho các em”.
Nghe tâm sự thật lòng từ các thầy trong đầu tôi có nhiều suy nghĩ, nếu có giáo viên nữ có thể các em sẽ biết chia sẻ nhiều hơn, cởi mở và lạc quan hơn với thế giới xung quanh. Thầy Hiệu trưởng cũng cho biết thêm: “Trường hiện chỉ có sáu giáo viên dạy cấp Trung học Cơ sở, trong đó có bốn giáo viên môn văn hóa và hai giáo đặc thù. Do thiếu người dạy, có thầy phải dạy cùng lúc bốn lớp”.
Linh Lam – Thanh Tô
Các tin khác

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Công nghệ kỹ thuật số mở ra nhiều cơ hội cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” – Hào khí Tháng Tư

Đại hội Đảng bộ Công ty Yến sào Khánh Hoà nhiệm kỳ 2025 - 2030 với “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”

Phẫu thuật miễn phí khe hở môi - vòm miệng cho trẻ hoàn cảnh khó khăn

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Một ngày Tháng Tư với Quảng Trị “máu và hoa”
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Kỷ Niệm Hành Trình Đồng Hành Lâu Dài Cùng Thể Thao Việt Nam - Herbalife Ra Mắt Video Âm Nhạc “Tiếp Lửa Vinh Quang” .

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên điểm đến du xuân bái phật hàng đầu miền Bắc

Đất Thạch Thố và men Thiên Hà tạo nên Tinh hoa Gốm Việt
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
