Có một “Lung Trời” giữa miền Tây
Túi chứa nước - rốn cá đồng miền Tây
Dù là ngày nghỉ lễ nhưng anh Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cùng gần 40 cán bộ, nhân viên luôn “trực chiến” để bảo vệ rừng trong cái nắng gay gắt. Sang tháng 5/2024, mùa mưa bắt đầu, anh Lư Xuân Hội cũng nhẹ lo hơn khi đã bảo vệ rừng an toàn đi qua mùa nắng nóng.
![]() |
Từ tháp canh nhìn xuống Lung Ngọc Hoàng như lá phổi xanh của ĐBSCL. |
Còn Sáu Mỹ (Nguyễn Văn Trường) rất bận rộn với hơn 30 kèo ong, gác trên thân tràm, bình bát, cà na… ở Lung Ngọc Hoàng. Chiếc vỏ lãi khẽ băng qua những đám rong trứng lao qua con kênh nhỏ uốn éo. Hai bên là rừng tràm, lau sậy và giăng giăng là dây choại quấn lấy tạo nên nét hoang dã cuốn hút.
“Mùa nắng, tràm trổ bông đó là lúc ong về làm tổ, cũng là lúc người gác ong đặt hy vọng vào mùa thu hoạch mật ong”, anh Sáu Mỹ cho biết.
Anh là một trong 50 hộ dân sống dưới tán cây rừng ở Lung Ngọc Hoàng, hợp đồng với khu bảo tồn gác kèo ong trong nhiều năm qua. Từ chỗ không có đất, gia đình anh đã về “cắm dùi” ở đây để kiếm cá đồng, cây rừng khô sống qua ngày. Lâu ngày đã trở thành “tai mắt canh lửa” ở Lung Ngọc Hoàng. Do gia đình đã có 2-3 thế hệ sống tại đây, nên anh nhận đến 6 lô rừng (mỗi lô 25 ha), để gác kèo ong và cũng là “bảo vệ cảnh giới” trên diện tích này.
![]() |
Trăn Gấm một động vật xuất hiện nhiều ở Lung Trăn nằm trong khu bảo tồn. |
Anh Sáu Mỹ tâm sự: “Theo hợp đồng, mỗi năm gia đình anh nộp cho khu bảo tồn 35 lít mật ong, tất nhiên phần mật ong còn lại sẽ lớn hơn. Được cái, ở khu bảo tồn cũng thuê trồng rừng, cắt dây leo… nên anh cũng đảm bảo sinh kế cho gia đình”.
Anh Sáu Bé (Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học và Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng) chia sẻ: “Những người dân như anh Sáu Mỹ đã gắn bó với Lung Ngọc Hoàng, họ yêu những cánh rừng cánh nơi đây cũng là cách “lo nồi cơm” cho chính mình. Họ là lực lượng cảnh giới rất hiệu quả để cùng lực lượng chức năng tại đây bảo vệ rừng nghiêm ngặt”.
Với diện tích trên 2.800ha, đây là vùng đất rất đặc biệt đa dạng sinh học. Anh Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, cho biết: “Hiện Khu Bảo tồn ghi nhận được 330 loài thực vật bậc cao có mạch, đặc trưng là rừng tràm Nam bộ. Có 3 loài có khả năng sinh sống được cả ở môi trường nước mặn như: Cóc kèn thuộc họ Đậu, Quao nước thuộc họ Quao và dừa nước thuộc họ Cau dừa. Động vật rừng của Khu Bảo tồn được xác định gồm 206 loài động vật có xương sống trên cạn, phân theo các lớp ếch nhái, bò sát, lớp chim và lớp thú. Về thủy sản có: 77 loài cá được ghi nhận ở khu vực này, chiếm 77% tổng số loài đã ghi nhận được ở các khu vực nước ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Hiện khu bảo tồn đã được trang bị 5 camera (trị giá khoảng 1,3 tỷ đồng), gắn quan sát bao quát để canh giữ rừng trong mùa nắng. “Do lung lớn quá, đi mãi không hết, ban đầu dân địa phương gọi là Lung Trời. Dần dà có người cách điệu gọi Lung Ngọc Hoàng”, anh Lư Xuân Hội giải thích mộc mạc với chúng tôi về nguồn gốc tên Lung Ngọc Hoàng.
Lung Ngọc Hoàng hiện nay là vùng đất trũng - có cao độ thấp nhất miền Tây. Trong Lung Ngọc Hoàng, có rất nhiều lung như: Lung Sen, Lung Cỏ Chỉ, Lung Mười Tám, Lung Ba Đìa… Trong đó, Lung Ba Đìa (gồm ba cái đìa châu vào nhau) được xem là nơi trũng thấp, là cái rốn chứa các loài cá đồng về sinh sống trong mùa khô. Đây cũng là nơi mà cư dân ĐBSCL đổ xô về khai thác cá đồng để làm mắm khi còn hoang sơ chưa thành lập Khu bảo tồn.
Vũng đất ngập nước chứa nhiều tài sản quý của miền Tây
Cùng với anh Sáu Bé, chiếc vỏ lãi đưa chúng tôi đi vào Lung Sen. Đó là một vạt nước cạn pha trộn rong rêu và những vệ cỏ đặc quệt chen nhau trên mặt nước. Nếu bạn có dịp đặt chân đến vùng U Minh Thượng thì sẽ bắt gặp hình ảnh tương tự tại Lung Ngọc Hoàng. Chiếc vỏ máy lách chậm, bườn qua những vệ cỏ, thi thoảng chim cò vụt bay trước mắt khiến bạn giựt mình.
![]() |
Lực lượng kiểm lâm thả các động vật quí hiếm về Lung Ngọc Hoàng, |
Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ năm 2004. Đến năm 2019, Hậu Giang mới tính chuyện khai thác du lịch ở Lung Ngọc Hoàng. Các chuyên gia du lịch đã đến khám phá để tư vấn cho tỉnh Hậu Giang.
Ông Phan Đình Huê, chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL cho rằng: “Tài nguyên của Lung Ngọc Hoàng còn nguyên vẹn, gây ngạc nhiên lớn cho các hãng lữ hành chuyên về du khách nước ngoài - bởi họ không biết ngay trung tâm ĐBSCL có khu bảo tồn như thế”.
Còn ông Stiermann Marrin, Giám đốc Khu nghỉ dưỡng Ricefield Logge ở xã Trường Long, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), sau khi đặt chân đến đây đã thốt lên: “Tuyệt vời. Tôi nghĩ Lung Ngọc Hoàng đẹp hàng đầu Việt Nam. Tôi đã đi nhiều nơi ở Việt Nam nhưng chưa nơi nào tôi thấy có cảnh quang tuyệt vời như thế này!”.
Trong một dịp làm việc với tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát Lung Ngọc Hoàng và đề nghị tỉnh tìm nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm để phát huy, khai thác các yếu tố tự nhiên của Khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái.
“Chính quyền các cấp vận động nhân dân tham gia làm tốt công tác bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. Việc phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng xanh, bền vững, bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn nguyên vẹn vùng lõi theo đúng quy định, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên và hệ sinh thái nơi đây” - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh.
![]() |
Người dân sống thu hoạch bông súng đồng ở Lung Ngọc Hoàng. |
Chiều buông, chúng tôi rời Lung Sen. Những cây sen vươn mình khỏi lớp rong trứng phủ dày mặt nước, nhiều đàn cá ròng ròng chen chúc tìm thức ăn. Tiếng chim bìm bịp vang vọng như báo hiệu con nước lớn - ròng hoán đổi theo chế độ bán nhật triều của miền Tây.
Tôi chợt nhớ bài hát “Về lại Lung Ngọc Hoàng” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Phúc (nguyên Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hậu Giang): “Chim bìm bịp kêu theo con nước lớn, con nước ròng. Nghe tiếng rừng nỉ non, nôn nao ray rứt trong lòng… Bồng bềnh sương bay, trời mây chập chùng. Dước lung cá ục, tiếng chim rúc trên đầu, ếch gọi bầy rền vang. Bước chân hoang đàn thú, gió lay rừng vi vu…”.
Các cánh rừng trong Lung Ngọc Hoàng hiện nay có đầy đủ hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước với những quần thể rất đa dạng. Đó là các loài dây choại mọc dưới gốc hoặc trên thân tràm, lau, sậy, bòng bong,… Những loài trên cạn cũng khá nhiều như trâm sắn, ngái lông, mua, gừa... Với số loài thực vật phong phú như vậy, Lung Ngọc Hoàng là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực ĐBSCL. Số loài thực vật này là nguồn gen quý có ý nghĩa và giá trị cao cho công tác nghiên cứu khoa học. Lung Ngọc Hoàng có 9 loài chim quý hiếm là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là,... và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun, cá còm… Ngoài ra, ong mật làm thành những tổ ong to lớn trong rừng Tràm cũng là một nét rất riêng của vùng đất này. |
Các tin khác

Chủ tịch Quốc hội gặp Đoàn Đại biểu Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu

Phó Chủ tịch T&T Group Đỗ Vinh Quang nhận giải Doanh nhân xuất sắc Châu Á 2023

Công ty D&T Việt Nam: 15 năm phát triển khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp

Duy Minh Advertising tự hoàn thiện và đổi mới để phù hợp hơn với thị trường

Doanh nghiệp trẻ và khát vọng cống hiến cho cộng đồng

NuiPhao Mining được vinh danh Top 100 Sao Vàng Đất Việt 2021

Doanh nhân Thu Hằng và thông điệp trên hành trình lan tỏa dành cho phụ nữ Việt

Văn hóa doanh nghiệp: Sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững

Tập đoàn BRG vinh dự nhận Bằng khen Xuất sắc toàn diện của TP Hà Nội
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Vinamilk – Thương hiệu mang đậm “bản sắc” TP.HCM trong hành trình 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Vinamilk đồng hành với gần 7.000 thiếu nhi Cháu ngoan Bác Hồ TP. HCM, hướng đến dịp lễ lớn của đất nước

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Không ngừng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, Vietjet thắng lớn tại Asia Pacific Loyalty Awards 2025 với Vietjet SkyJoy

Hỗ trợ 500 căn nhà mới, Vietjet và Vikki Digital Bank chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân

Bạc Liêu: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp phát triển bền vững nghề muối

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Tín dụng xanh là gì?

Hợp tác xã (HTX) Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu: Mang thương hiệu vươn tầm thế giới

Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Vận tải Việt Hải: An toàn, uy tín, chất lượng

Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Hòa Bình: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch gần 2.400 tỉ đồng

Chính thức cất nóc tòa căn hộ cao cấp The Fibonan

Radisson Blu Hội An Resort: Nét chạm tinh hoa giữa lòng Phố cổ
Nổi bật

Thủ tướng phát động Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Cần Thơ hoàn thành phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
