Đình Hiển Lễ sập, mọi quan tâm vẫn nằm trên giấy
Mái đình phần gian tiền bái bị sập đổ
Ngày 19/9/2020, do mưa lớn, phần mái đình Hiển Lễ (tiền bái) đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người, một số đồ dùng và bức hoành phi (cuốn thư) bị hỏng do dơi xuống nền đình, bát hương cổ có niên đại hàng trăm năm đã bị rạn nứt. Hiện toàn bộ đồ thờ, hiện vật trong di tích đã được di chuyển đến nhà tạm để bảo quản, các bức hoành phi, câu đối cổ có giá trị lịch sử và nhiều hiện vật quý vẫn trong tình trạng “màn trời chiếu đất” do chưa thực hiện việc hạ giải khiến việc bảo quản, lưu giữ các cấu kiện của di tích gặp khó khăn.
Phần mái bên trong đã dột nát chỉ chờ ngày sập đổ
Trước đó, ngày 5/11/2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn số 6386/UBND-VX1 đồng ý chủ trương, tu bổ đình Hiển Lễ, xã Cao Minh, Phúc Yên và giao cho UBND thị xã Phúc Yên (nay là thành phố Phúc Yên) làm chủ đầu tư Dự án tu bổ hậu cung đình Hiển Lễ; đồng thời, huy động nguồn lực để thực hiện tu bổ đình Hiển Lễ trong năm 2014. Ngay sau khi nhận được công văn của tỉnh, đại diện người dân Hiển Lễ đã có buổi trao đổi với lãnh đạo phòng văn hóa thành phố Phúc Yên và được biết có hồ sơ trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhưng chưa được duyệt với lý do chưa bố trí được vốn để tu bổ tôn tạo.
Mặc dù UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn giao chỉ đạo rất rõ, nhưng đến nay các động thái vẫn chỉ ở trên giấy tờ. Ngày 11/7/2017, đại diện các cụ trong làng Hiển Lễ gửi đơn lên UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch báo cáo về việc xuống cấp của ngôi đình, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch nhanh chóng ra các văn bản để cứu đình cổ hơn 300 năm, nhưng không hiểu lý do gì việc tu bổ tôn tạo di tích vẫn chưa được thực hiện.
Gần đây nhất, ngày 5/3/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra công văn 1409/UBND – VX3 do ông Vũ Việt Văn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký về việc “Tu sửa, tôn tạo đình Hiển Lễ, xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên” gửi đến các sở, ban, ngành, thành phố Phúc Yên, UBND xã Cao Minh. Đồng ý chủ trương lập Dự án, tu sửa, tôn tạo đình Hiển Lễ bằng nguồn xã hội hóa, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có) và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Sốt sắng, cố gắng để cứu đình Hiển Lễ mà cụ thể là cất giữ các hiện vật trong đình để không mất đi giá trị lịch sử vốn có đã gắn liền với đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã ký, gửi UBND thành phố Phúc Yên văn bản số 1018 ngày 21/10/2019, về việc hạ giải đình Hiển Lễ. Văn bản này của Sở lưu ý rất rõ: “Trong quá trình hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan, trường hợp di tích xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn cho người và tài sản, hiện vật, đồ thờ trong di tích, yêu cầu Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Phúc Yên hướng dẫn UBND xã Cao Minh có các biện pháp chằng chống, gia cố, gia cường để bảo vệ kết cấu kiến trúc gỗ của di tích, di dời di vật, cổ vật, hiện vật là đồ thờ và tài sản khác thuộc di tích đến nơi an toàn tránh thiệt hại cho di tích”. Tuy nhiên, việc gia cố, chống đỡ, che đậy để tránh mưa, nắng ở đình Hiển Lễ vẫn chưa được thực hiện mà chỉ di chuyển các hiện vật di dời ở phần dưới đình vào khu nhà mái tôn trước đình.
Ngày 19/9/2020, trên 70% di tích bị sập đổ nguy cơ di tích biến thành phế tích là rất lớn. Trước cấp thiết này, ngày 24/9/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã gửi công văn số 956/SVHTTDL – QLDS đến UBND tỉnh để sớm tu bổ đình Hiển Lễ. Nội dung “Việc tu bổ di tích đình Hiển Lễ đang xuống cấp nghiêm trọng là rất cấp thiết, đề nghị UBND tỉnh giao UBND thành phố Phúc Yên (chủ đầu tư) lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư và dự án tu bổ, tôn tạo đình Hiển Lễ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện tu bổ di tích theo quy định”.
Gần 10 năm với nhiều văn bản chỉ đạo nhằm cứu di tích đình Hiển Lễ có niên đại hơn 300 năm nhưng đình vẫn sập, di tích bị biến dạng, nguy cơ thành phế tích nếu cứ “quan tâm” theo kiểu trên giấy. Tu bổ đình Hiển Lễ hiện nay là cấp thiết, kính mong các cấp có thẩm quyền tỉnh Vĩnh Phúc sớm chỉ đạo, sát sao để người dân địa phương sớm có nơi sinh hoạt tín ngưỡng cũng như bảo tồn các giá trị về văn hóa.
Một số hình ảnh tại đền Hiển Lễ cho thấy hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng:
Tường bao quanh khu di tích cũng xuống cấp, nghiêng mình, phải chống bằng cây.
Cột đình sụt lún và hư hỏng, Cột kèo và các cấu kiện có giá trị lịch sử bụ mục nát do không được che đậy
Các bức hoành phi, câu đối cổ ngày ngày phải chống lại mưa nắng, xung quanh 2 bên tòa hậu cung cỏ dại mọc um tùm.
NGUYỄN KHÁNH
Các tin khác

Tạp chí Sức khỏe và Môi trường tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Dương

Hội làng ngày xuân - Những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp

Ngày hội sống xanh cùng Gen G - Đánh dấu hành trình đáng nhớ

Đổi mới ở Thiên Cấm Sơn

Giải Bơi Biển Quốc tế The Arena OCEANMAN Cam Ranh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

“Thiên đường hoa” cho lễ tình nhân

Thơ mộng thảo nguyên điện mặt trời

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư tại xã Cảnh Dương

Khám phá tập quán mưu sinh trên sông nước để vơi bớt âu lo…
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Thể thao Việt Nam đạt thành tích cao tại SEA Games 31

Việt Nam cán mốc 90 HCV tại SEA Games 31

Sẵn sàng cho SEA Games 31

Ford Ranger thế hệ mới cùng các tính năng an toàn hỗ trợ người lái

“Chia sẻ yêu thương cùng bệnh nhi”

Khảo sát việc thực hiện Luật Hoạt động chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Lựa chọn giống lúa trong sản xuất nông nghiệp : Đừng để “tiền mất, tật mang”

Công ty Yến sào Khánh Hòa: Tổ chức Hội thi Khéo tay hay làm năm 2023
Nổi bật

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Quảng Bình: Dự án môi trường trọng điểm với mức đầu tư 58 triệu USD

Giỏ hàng cho thuê BĐS của CityLand thu hút khách hàng

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
