Hé lộ hàng loạt sai phạm tại Công ty UDIC: Thâu tóm “đất vàng” không qua đấu giá
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, vào năm 2000, UBND TP Hà Nội giao Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) tổ chức nghiên cứu, lập dự án khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tới ngày 20/9/2004, Hà Nội có văn bản chấp thuận giao công ty UDIC và Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Hà Nội làm đồng chủ đồng tư, lập quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, tỉ lệ 1/500. Tuy nhiên, đến năm 2007, bản đồ quy hoạch này mới được quận Hoàng Mai phê duyệt. Do Công ty CP Đầu tư phát triển Hà Nội không tham gia liên danh thực hiện dự án nên UBND TP Hà Nội cho phép UDIC tiếp tục đầu tư.
Ngày 21/7/2011, Hà Nội chính thức có quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, chủ đầu tư là công ty UDIC. Ngày 20/10/2016, UDIC ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các công ty tư nhân để tham gia góp vốn thực hiện dự án này. Giá trị góp vốn là 300 tỷ đồng, trong đó UDIC góp 45 tỷ đồng (chiếm 15%). Các bên xác nhận chi phí của UDIC từ khi nghiên cứu dự án đến thời điểm ký hợp đồng là 10 tỷ đồng, số tiền này các bên đã hoàn trả cho UDIC theo tỷ lệ góp vốn. Đến năm 2017, UBND Hà Nội đồng ý cho UDIC hợp tác đầu tư với các liên danh tiếp tục triển khai, hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, từ năm 2000 đến 2007, UDIC làm chủ đầu tư dự án nhưng mới triển khai được một số công tác chuẩn bị đầu tư (lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư). “Năm 2011, UBND TP Hà Nội giao UDIC làm chủ đầu tư dự án không thông qua đấu thầu là thực hiện không đúng quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 90 của Chính phủ” – kết luận Thanh tra nêu rõ.
Dù được dự đoán là “siêu đô thị”, nhưng đến nay khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ vẫn chỉ là bãi đất hoang.
Tại kết luận của Thanh tra Chính phủ, nếu rõ, để xảy ra vi phạm trên, trách nhiệm thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP Hà Nội. Việc năm 2017, Hà Nội tiếp tục phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, xác định phần diện tích đất ở cao tầng là 7,044 ha, trong đó có 2,04ha đất quy hoạch nhà ở cao tầng khu di dân, đấu giá thực hiện dự án riêng, giao quỹ đất 20% của dự án để làm dự án đối ứng BT, không xem xét đến chủ trương của thành phố về phát triển quỹ nhà dành cho tái định cư và nhà ở xã hội là trái với quy định của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội.
Về việc giải phóng mặt bằng (GPMB), tổng diện tích thu hồi là 22,562 ha, kinh phí bồi thường tạm tính là 528,8 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh tra, đã giải phóng 11,25ha mặt bằng và đã chi trả 309,764 tỷ đồng tiền bồi thường. Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai đã chi trả số tiền trên. Diện tích đất chưa GPMB là 11,312/22,562 ha, trong đó khoảng 3.000 m2 bị lấn chiếm, xây nhà trái phép gây khó khăn cho việc thống kê và bối thường GPMB. Theo Thanh tra Chính phủ, UBND phường Thịnh Liệt và UBND quận Hoàng Mai đã buông lỏng quản lý đất đai và trật tự xây dựng để xảy ra xây dựng trái phép, chia tách chuyển nhượng trên phần đất giải tỏa, gây khó khăn cho GPMB.
Được biết, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH Một thành viên tiền thân là Công ty San nền trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, được thành lập từ ngày 6/10/1971 theo Quyết định số 1639/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội. Đến 2010, doanh nghiệp này chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC.
Qua tìm hiểu, cho thấy, không chỉ có sai phạm tại khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, công ty UDIC còn “xuất hiện” trong nhiều dự án khác, gây thất thu ngân sách nhà nước. Sức khỏe và Môi trường điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
NHÓM PV
Các tin khác

Bình Chánh: Một cơ sở sản xuất giấy khiến người dân “than trời”!

14 năm mòn mỏi, người phụ nữ vẫn chưa thể làm chủ mảnh đất đã mua bán hợp pháp

Phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm - Hà Nội): Ngang nhiên xây dựng vượt tầng, phá vỡ quy hoạch tại vùng lõi phố cổ

Thanh Hóa: Gây biến đổi địa hình đất để khai thác khoáng sản trái phép

Sống gần sân bay liệu có hại cho sức khỏe?

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp quan trọng thực hiện cam kết tại COP26

Bát nháo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Dự án nạo vét hồ Khe Sanh tại Thanh Hóa: Nguy cơ ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên khoáng sản

Ứng dụng công nghệ sẽ hạn chế những bất cập trong việc gom chất thải
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

Hà Nội: Dự kiến cắt giảm 4.000 nhân viên phục vụ xe buýt

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Khởi tranh giải bóng đá vô địch Thanh Hóa miền Nam 2023

Tập đoàn CIPUTRA lọt Top 3 doanh nghiệp bất động sản tin cậy nhất Thế giới

Sau 20 năm xây dựng và phát triển - Yến sào Sanvinest Khánh Hòa chính hiệu là thương hiệu Quốc gia

Doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh khai thác thị trường Á-Âu giàu tiềm năng

Nhà máy Chế biến Nguyên liệu Yến sào đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm - BRCGS

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ chào cờ ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Triển khai chiến lược phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Những trở ngại lớn trong điều trị ung thư ở nước ta hiện nay

Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế Sửa đổi bổ sung trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (BHYT)

Thúc đẩy hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số

Ô nhiễm không khí làm gia tăng các bệnh về phổi

TP.Hồ Chí Minh: Phát động hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 2023

Đổi mới sáng tạo một cách thực chất, bền vững
Nổi bật

Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

Hà Nội: Dự kiến cắt giảm 4.000 nhân viên phục vụ xe buýt

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Khởi tranh giải bóng đá vô địch Thanh Hóa miền Nam 2023

Tập đoàn CIPUTRA lọt Top 3 doanh nghiệp bất động sản tin cậy nhất Thế giới

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
