“Hồi sinh” sông Cầu Bây- Kỳ vọng đem lại diện mạo mới
Cống Xuân Thụy là cụm công trình quan trọng bậc nhất của dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện các hạng mục
Sông Cầu Bây chảy qua khu vực quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội), là trục tiêu thoát nước quan trọng trên địa bàn. Đồng thời dự trữ nguồn và cung cấp nguồn nước cho các trạm bơm nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã khiến nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, hai bên bờ bị lấn chiếm thu hẹp dòng chảy, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, cấp nước sản xuất và sức khỏe của người dân.
Vì vậy, khi UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án Cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây, với tổng mức đầu tư gần 219 tỷ đồng, người dân rất vui mừng và phấn khởi. Ông Phan Trung Quân, người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cho biết: “Tôi rất vui khi biết tin thành phố phê duyệt dự án cải tạo sông Cầu Bây, con sông này ô nhiễm hàng chục năm nay, người dân sinh sống cạnh con sông rất khổ, mùi hôi thối bốc lên, nước sông đen ngòm bởi các nhà máy xí nghiệp thải ra làm ảnh hướng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hàng ngày, tôi đều đạp xe vừa luyện tập sức khỏe vừa xem họ thi công thế nào, bây giờ tiến độ đạt được một nửa rồi, người dân chúng tôi vui lắm”.
Một số đoạn nhà thầu đang tổ chức thi công ép cọc cừ đảm bảo sự vững chắc và an toàn của công trình.
Mặt khác, người dân cũng đang kỳ vọng dự án sau khi hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Bà Trần Thị Minh Thanh, người dân sinh sống gần cầu Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm chia sẻ: “Bao năm nay người dân chúng tôi chờ đợi, sống khổ sở. Bây giờ, họ kè đá mở rộng dòng sông, nạo vét đất, bùn thối mang đi. Hi vọng dòng sông sẽ được hồi sinh như trước”.
Được biết, Dự án Cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây có chiều dài hơn 7km. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội. Dự án thực hiện nạo vét, cải tạo lòng sông, gia cố bờ sông Cầu Bây tại các đoạn qua khu dân cư, nâng cấp 23 cống tưới, tiêu thủy lợi dọc hai bên bờ sông đã xuống cấp, hư hỏng … Trong đó, cống Xuân Thụy và khu vực cửa ra sông Cầu Bây đổ vào hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải là cụm công trình đầu mối quan trọng bậc nhất của dự án, thuộc gói thầu số 10, do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hùng Linh thực hiện, với kinh phí khoảng 110 tỷ đồng.
Một bên của con sông cầu Bây chạy qua khu vực Đào Xuyên xã Đa Tốn đã được nạo vét, kè kiên cố.
Đây là một trong những nhà thầu uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng với đa dạng các loại hình công trình. Trong nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hùng Linh đã xây dựng hàng loạt công trình có chất lượng vượt trội, đáp ứng yêu cầu khắt khe về kỹ thuật từ các Chủ đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi về giải pháp kỹ thuật, xử lý hạ tầng. Trong quá thi công nhà thầu cũng gặp không ít những khó khăn do giá cả vật liệu tăng cao, nguồn nhân lực khan hiếm do tác động của dịch covid. Tuy nhiên nhà thầu vẫn nỗ lực đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng thi công của dự án.
Có mặt tại công trường: Ông Phạm Minh Tuấn - Đội trưởng đội thi công của nhà thầu cho biết: Để đảm bảo chất lượng và hoàn thành đúng tiến độ của dự án, lãnh đạo Công ty đã huy động hơn 150 người lao đông cùng 20 máy xúc công suất lớn và 15 xe ô tô vận tải, làm việc liên tục tại công trường. Hiện nay gói thầu số 10 đơn vị thi công đã hoàn thành 75% dự án. Dự kiến trước ngày 31/12/2022, Công ty sẽ cơ bản hoàn thành các hạng mục theo đúng tiến độ. Mặt khác, để đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công, nhà thầu luôn bố trí công nhân dọn vệ sinh tại khu vực đang thi công hạn chế thấp nhất tới việc ảnh hưởng đi lại của người dân. Bùn. đất thừa sau khi tận tận dụng đắp lại công trình sẽ được vận chuyển về vườn ươm cây của Học viện nông nghiệp Việt Nam và một số bãi theo đúng quy định..
Ông Phạm Minh Tuấn - Đội trưởng đội thi công của Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Hùng Linh đang chỉ đạo công nhân hoàn thiện các hạng mục của cống Xuân Thụy.
Ghi nhận của phóng viên tại công trường vào lúc 10h30phút ngày 26/10/2022 có rất nhiều các phương tiện, máy móc và công nhân được nhà thầu huy động tối đa để gấp rút thi công các hạng mục công trình. Đến nay, một số đoạn tuyến ven sông Cầu Bây đã được nạo vét, kè kiên cố, tạo cảnh quan sạch đẹp.
Liên quan đến công tác giám sát công trình: Ông Cao Văn Thọ - cán bộ giám sát của Chủ đầu tư cho biết: Vào thời điểm này thời tiết đã ủng hộ. Tuy nhiên khó khăn nhất của dự án là hạn chế về mặt bằng, nhiều khu vực chưa có mặt bằng sạch để thi công, Hiện nay dự án giải phóng đến đâu nhà thầu thi công đến đấy. Chủ đầu tư cũng đang đề nghị Trung tâm phát triền quỹ đất Gia Lâm sớm bàn giao mặt bằng hai xã Đa Tốn và xã Kiêu Kỵ để gói thầu số 10 của dự án thi công theo đúng thời gian.
Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp cùng sự phối hợp của người dân và doanh nghiệp, hi vọng rằng Dự án Cải tạo, nạo vét sông cầu Bây sẽ nhanh chóng hoàn thiện đúng kế hoạch để “dòng sông chết” được hồi sinh, người dân khu vực được sống trong bầu không khí trong lành, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
PV
Các tin khác

Thu giữ gần 1 tấn thực phẩm nhập lậu

Cần luật hóa dinh dưỡng học đường

Hà Nội: Nhiều học sinh ngộ độc sau khi uống nước ngọt miễn phí ngoài cổng trường

Đảm bảo an toàn thực phẩm sau bão, lũ

Đồng Tháp: Xử phạt cơ sở bánh mỳ thịt gây ngộ độc khiến 149 người cấp cứu

Đắk Lắk: Thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp tết trung thu năm 2024

Cảnh giác với bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm và truyền thông để cảnh tỉnh
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ: Tổng kết công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2024

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Nuôi trồng thủy sản với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường

Cần Thơ: Chủ động ứng phó với thiên tai để bảo vệ nhân dân

Tái sinh rừng vì một Việt Nam xanh, phát triển bền vững

Vùng ĐBSCL đã chủ động thích nghi với xâm nhập mặn

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội

Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Hơn 100.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Hà Nội sẽ có cơ chế thúc đẩy tiến trình chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh

Triệt phá công xưởng sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
