Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị
Vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý ATTP
Theo ông Ngô Hồng Phong, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT trong năm 2024, ngành nông nghiệp đã hoàn thiện thể chế với 100% kế hoạch đạt được, bao gồm nhiều Nghị định, Chỉ thị và Thông tư giúp tăng cường quản lý ATTP và phát triển thị trường.
Hiện, cả nước đã cấp 8.052 mã số vùng trồng và 1.596 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, có 93 sản phẩm nông lâm thủy sản được xếp hạng thương hiệu quốc gia, tăng 11% so với năm 2022.
Các cơ quan thực hiện giám sát đã tổ chức lấy hơn 36.000 mẫu để giám sát các chỉ tiêu ATTP, phát hiện 660 mẫu vi phạm, chiếm 1,8%. Ngành đã thực hiện thanh tra 26.072 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính 1.705 cơ sở.
Mặc dù vậy, năm 2024, ngành nông nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong kiểm soát ATTP. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng ngành nông nghiệp cần chuyển đổi tư duy quản lý ATTP theo chuỗi giá trị.
"Quản lý theo chuỗi giá trị để kéo tất cả các mắt xích trong chuỗi đều có trách nhiệm về ATTP. Không chỉ các hệ thống siêu thị, cơ quan chức năng mà cả cơ sở sản xuất đến công đoạn sơ chế, chế biến… cùng phải thể hiện trách nhiệm trong đảm bảo ATTP. Tất cả địa phương cũng nên áp dụng theo mô hình này để truy vết, quy trách nhiệm đối với những cơ sở vi phạm", lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam lấy ví dụ câu chuyện của TPHCM kiểm soát rất tốt các cơ sở giết mổ tập trung nhưng lại hơi lúng túng với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, đặc biệt là ở các cơ sở nằm giáp ranh các địa phương khác.
"Đó là bài toán đặt ra cho không chỉ TPHCM mà còn ở các địa phương khác. Nếu quản lý theo chuỗi, quy trách nhiệm của từng địa phương thì việc quản lý giết mổ tại các cơ sở này cũng trở nên dễ dàng hơn", Thứ trưởng nói.
Một thực tế đáng buồn là hiện nay, phần lớn các nhà máy chế biến chỉ quan tâm đến máy móc chứ không quan tâm đến ATTP. Đây là một trong những hạn chế và là nút thắt khiến nông sản Việt bị "tắc nghẽn" trước nhiều thị trường tiềm năng.
Theo đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam chỉ đạo, phải phát triển chất lượng từ gốc để đi vào đa thị trường.
Để thực hiện điều này, Văn phòng SPS Việt Nam là đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện chức năng là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên WTO về các vấn đề SPS.
Văn phòng có nhiệm vụ Thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Hiện nay Văn phòng SPS Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Văn phòng SPS Việt Nam cũng sẽ phải là đầu mối, tham gia cùng các địa phương để cập nhật các quy định mới nhất của các thị trường quốc tế, từ đó mới có những "ứng phó" kịp thời.
![]() |
Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị |
Vai trò SPS trong quản lý ATTP theo chuỗi
Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (biện pháp SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng, ví dụ, đó có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê… Theo Hiệp định SPS, để đảm bảo tính minh bạch, mỗi nước phải thiết lập một Điểm hỏi đáp về SPS. Tại các Điểm hỏi đáp này, các doanh nghiệp có thể có thông tin và đặt câu hỏi về:Bất kỳ biện pháp SPS nào đã hoặc dự kiến áp dụng trên lãnh thổ nước liên quan; Các phân tích rủi ro về từng biện pháp SPS; Các thủ tục kiểm soát, giám sát, kiểm dịch động thực vật, thủ tục chấp thuận các chất phụ gia thực phẩm…
Như vậy, nếu quan tâm đến các quy định về các biện pháp SPS áp dụng tại từng thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và có được các thông tin này.
Ở thị trường trong nước, khi chưa gia nhập WTO Việt Nam cũng đã có các quy định về SPS (ví dụ Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nghị định về Kiểm dịch thực vật,…). Khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định này tiếp tục được áp dụng.
Điểm mới duy nhất là từ nay, việc ban hành hay áp dụng các biện pháp SPS tại Việt Nam bị ràng buộc bởi các nguyên tắc liên quan của WTO. Tại các thị trường xuất khẩu, dù Việt Nam chưa hay đã là thành viên WTO thì hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vẫn phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp SPS mà nước nhập khẩu đặt ra. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã có quy chế thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong trường hợp các quy định liên quan của nước nhập khẩu vi phạm các nguyên tắc của WTO thông qua việc tự khiếu nại, khiếu kiện tại nước nhập khẩu hoặc đề nghị Chính phủ can thiệp qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.
Các tin khác

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Tiếp tục tăng cường quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc để giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm

Thu giữ gần 1 tấn thực phẩm nhập lậu

Cần luật hóa dinh dưỡng học đường

Hà Nội: Nhiều học sinh ngộ độc sau khi uống nước ngọt miễn phí ngoài cổng trường

Đảm bảo an toàn thực phẩm sau bão, lũ

Đồng Tháp: Xử phạt cơ sở bánh mỳ thịt gây ngộ độc khiến 149 người cấp cứu

Đắk Lắk: Thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp tết trung thu năm 2024
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ: Tổng kết công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2024

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Nuôi trồng thủy sản với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường

Cần Thơ: Chủ động ứng phó với thiên tai để bảo vệ nhân dân

Tái sinh rừng vì một Việt Nam xanh, phát triển bền vững

Vùng ĐBSCL đã chủ động thích nghi với xâm nhập mặn

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội

Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Cần chú ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
