¾ mật ong trên thế giới có tồn dư thuốc trừ sâu
SK&MT - Một nghiên cứu chung của Trường Khoa học Dược, Đại học Geneva, Đại học Lausanne, Trung tâm Y tế Đại học Rue Michel Servet (Thụy Sĩ),do Tiến sĩ Edward Mitchell, giám đốc Phòng thí nghiệm Đa dạng Sinh học Đất thuộc Đại học Neuchatel, tiến hành kiểm tra 198 mẫu mật ong tại nhiều nơi trên thế giới và cho biết 75% trong số chúng có chứa ít nhất một số loại thuốc trừ sâu có thể tấn công hệ thần kinh của con người nếu liều lượng cao.
Các nhà nghiên cứu châu Âu đã tập trungphát hiện dư lượng của năm loại thuốc trừ sâu neonicotinoid khác nhau.Trong các mẫu mật ong, Bắc Mỹ có tỷ lệ mẫu có neonicotinoid cao nhất 86%, tiếp theo là châu Á 80% và châu Âu là 79%”.
Kết quả là trong hầu hết các trường hợp, mức độ thấp hơn giới hạn an toàn của EU đối với tiêu dùng của con người, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Thực tế, 45% mẫu của chúng tôi cho thấy nhiều sự ô nhiễm là đáng lo ngại và cho thấy rằng quần thể ong trên khắp thế giới đang tiếp xúc với thuốc trừ sâu".
Tiến sĩ Chris Connolly, chuyên gia về sinh học thần kinh tại Đại học Dundee, nhận xét các phát hiện này là "kịp thời" và "báo động". Ông nói thêm: Rõ ràng, việc sử dụng thuốc trừ sâu cần phải được kiểm soát. Việc sử dụng rộng rãi trên cây trồng là một cách chống lại sự tấn công của dịch bệnh trong tương lai. Neonicotinoids là thuốc trừ sâu có hiệu quả cao với độc tính thấp đối với con người, nhưng điều này không cần thiết quá mức sử dụng cũng là thúc đẩy sự phát triển của kháng sâu bệnh đối với chúng".
Tiến sĩ Alexandre Aebi tại Đại học Neuchatel, một tác giảcủa cuộc nghiên cứu,nói "Lượng thuốc dưới mức cho phép rất nhiều nên tôi nghĩ đó không phải là vấn đề lớn với sức khỏe cộng đồng. Phải ăn cực kỳ nhiều mật ong và các sản phẩm nhiễm hóa chất khác thì mới thấy ảnh hưởng. Nhưng tôi nghĩ đây là lời cảnh báo và kêu gọi thực hiện các nguyên tắc phòng ngừa an toàn".
Các phát hiện gần đây trong khoa học cho thấy ong trên toàn thế giới đang tiếp xúc với neonicotinoid ở quy mô lớn. Các chuyên gia đã dùng những từ như "lo lắng", "nghiêm túc" và "mối quan tâm nghiêm trọng về môi trường" để mô tả về tình trạng này.
Thuốc trừ sâu neonicotinoids là các hóa chất có hoạt tính tương tự như nicotine, có hiệu quả cao trong việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, đặc biệt là rầy mềm và rệp rễ. Thuốc trừ sâu có thể được phun trên lá hoặc tráng trên hạt, trong nhiều trường hợp thuốc trừ sâu có thể thâm nhập vào mọi phần của cây trồng.
Nhà sinh vật học Jonathan Storkey, thuộc Viện nghiên cứu nông nghiệp Rothamsted Research cho biết: "Tôi đồng ý với các tác giả rằng sự tích tụ thuốc trừ sâu trong môi trường và nồng độ phát hiện trong tổ ong là một mối quan tâm nghiêm trọng về môi trường và có thể góp phần làm suy giảm thụ phấn”.
"Neonicotinoid lưu lại rất lâu ngoài môi trường và thường xuyên xuất hiện trong các mẫu đất, nước, các loài hoa dại, nên chất này có trong mật ong", Dave Goulson, giáo sư sinh học tại Đại học Sussex, nhận xét.Theo ông, môi trường hiện nay tràn ngập các loại độc tố thần kinh, góp phần làm giảm đa dạng sinh học. Một số nhà khoa học đã chỉ ra điều này từ nhiều năm trước nhưng chưa được chính quyền các nước quan tâm.
Từ nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu cho rằng cách tốt nhất là cấm vĩnh viễn loại thuốc trừ sâu này, giải pháp đang được đề xuất ở Pháp.
Linh Đức