Một phần châu Âu tái phong tỏa chống Covid-19
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Magdeburg, Đức.
Mọi chỉ số trong vòng 24 giờ qua đều ở mức báo động tại nhiều nước châu Âu. Tây Ban Nha trở thành nước châu Âu đầu tiên có hơn 1 triệu ca nhiễm.
Các hệ thống bệnh viện Châu Âu có nguy cơ bị sụp đổ vì căng thẳng do lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh khiến lục địa này một lần nữa là trung tâm của đại dịch toàn cầu vào ngày 21/10 trong khi gần hai phần ba các tiểu bang Mỹ đang trong ‘vùng nguy hiểm’ của virus corona.
Với số ca nhiễm tại Châu Âu, sau thời gian khống chế bằng những biện pháp đóng cửa chưa từng có vào tháng Ba và tháng Tư, hiện đang tăng liên tục, nhà chức trách các nước từ Ba Lan đến Bồ Đào Nha đã cho thấy báo động ngày càng tăng về cuộc khủng hoảng trở lại mà hạ tầng cơ sở y tế của họ phải đối mặt.
Pháp có thêm gần 27.000 ca nhiễm mới, 284 ca nhập viện trong vòng 24 giờ, theo các số liệu được công bố hôm qua. Hiện cả nước Pháp có 2.239 bệnh nhân điều trị tích cực hoặc trong phòng hồi sức, trong đó chỉ riêng vùng Ile-de-France đã chiếm đến 30% số ca. Trong buổi họp báo chiều 22/10, đích thân Thủ tướng Pháp thông báo một số tỉnh mới thuộc diện “báo động tối đa”. Điều này có nghĩa nhiều biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, như giới nghiêm, sẽ được triển khai ở những tỉnh này.
Tình hình tại Đức cũng “rất nghiêm trọng” và “virus có thể lây lan không kiểm soát được”, theo cảnh báo ngày 22/10 của Viện theo dõi dịch tễ Robert Koch, do lần đầu tiên số ca lây nhiễm hàng ngày tại Đức lên đến mức kỷ lục, thêm 11.287 ca trong vòng 24 giờ. Chính quyền Berlin đã siết chặt các biện pháp phòng dịch: bắt buộc đeo khẩu trang ở một số khu phố sầm uất ở Berlin, cấm tụ tập, hạn chế tối đa tiếp xúc xã hội, một xã vùng núi Alpes gần như bị phong tỏa hoàn toàn.
Tương tự, Tây Ban Nha thêm vào danh sách phong tỏa bán phần thành phố Saragosse và vùng La Rioja. Như vậy hiện có tổng cộng 11 địa phương bị phong tỏa bán phần, tính từ đầu tháng 10. Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận số ca mắc COVID-19 vượt 1 triệu người. Trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận thêm 20.986 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 1.090.521 ca, trong đó 34.521 ca tử vong. Như vậy, quốc gia 47 triệu dân này đã trở thành nước thứ 6 trên thế giới vượt qua mốc 1 triệu ca mắc, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga và Argentina.
Mặc dù làn sóng dịch bệnh mới ở Tây Ban Nha chưa rơi vào tình trạng nghiêm trọng như thời điểm cuối tháng 3 vừa qua, trong đó trung bình mỗi ngày ghi nhận hơn 800 ca tử vong, nhưng các nhân viên chăm sóc y tế cảnh báo rằng làn sóng dịch mới một lần nữa có thể khiến hệ thống y tế quá tải. Để giảm thiểu tốc độ lây nhiễm hiện nay, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa cho biết đang cân nhắc một số biện pháp mới, trong đó có lệnh giới nghiêm ban đêm như Pháp và Bỉ đang áp dụng hiện nay. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Salvador Illa nói: "Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều tuần khó khăn phía trước, khi mùa Đông đang tới, làn sóng dịch thứ hai không phải là mối đe dọa nữa mà là thực tế đang diễn ra trên khắp châu Âu". Theo kế hoạch, Bộ Y tế Tây Ban Nha sẽ triệu tập cuộc họp với các đại diện chính quyền các vùng của nước này trong ngày 22/10 để thảo luận kế hoạch đối phó với dịch bệnh. Theo bộ trên, số ca mắc mới COVID-19 tại Tây Ban Nha đã tăng mạnh trở lại kể từ khi các biện pháp cách ly được dỡ bỏ hoàn toàn hồi cuối tháng 6.
Irland là nước đầu tiên ở châu Âu quyết định áp dụng phong tỏa gần như hoàn toàn trong vòng 6 tuần kể từ đêm 21/10. Người dân chỉ được ra khỏi nhà tập thể thao trong phạm vi 5 km. Các cửa hiệu không thiết yếu phải đóng cửa, nhưng trường học vẫn hoạt động.
Ngày 22/10, Chính phủ Anh đã siết chặt các biện pháp phòng dịch tại thêm 3 khu vực gồm Stoke-on-Trent, Coventry và Slough thuộc England khi tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 gia tăng. Theo đó, 3 khu vực này được xếp vào vùng có nguy cơ cao, tức là hạn chế người dân tụ tập với những người bên ngoài gia đình. Các biện pháp mới nhằm ngăn ngừa virus corona lây lan sẽ có hiệu lực kể từ ngày Thứ Bảy 17/10/2020 thế nhưng công luận tại một số nơi mạnh mẽ phản đối kế hoạch tái lập một phần các biện pháp phong tỏa do chính phủ ban hành. Đối với thủ đô Luân Đôn và 7 vùng khác, điều này đồng nghĩa với việc cấm gặp gỡ bạn bè và gia đình trong các không gian kín, tức là ở trong nhà, các quán rượu hay nhà hàng quán. Đây là thay đổi chính do mức độ báo động cấp 2, và không làm một ai hài lòng, nhưng là điều không thể tránh khỏi.
Bỉ đang vất vả đối phó với điều mà Bộ trưởng Y tế nước này gọi là “cơn sóng thần” lây nhiễm, đang hoãn lại những ca phẫu thuật không cần thiết tại bệnh viện, và những biện pháp tương tự đang dần được áp dụng tại các nước khác.
Theo dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu, châu lục này ghi nhận hơn 5 triệu ca nhiễm và 200.000 người chết, những ca mới bắt đầu gia tăng mạnh mẽ từ cuối tháng 9.
Viện Y tế công cộng quốc gia Hà Lan công bố số liệu cho thấy nước này ghi nhận thêm 9.271 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất tại nước này từ trước đến nay. Theo đó, tổng số ca mắc tại Hà Lan đã tăng lên 253.134 ca, trong đó có 6.873 ca tử vong.
Cũng trong ngày 22/10, Bộ Y tế Ba Lan công bố thêm 12.107 ca mắc và 168 ca tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, nước này ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất từ trước đến nay, chỉ một ngày sau khi công bố số ca mắc mới tăng cao chưa từng thấy với 10.040 ca.Tính đến ngày 22/10, quốc gia với 38 triệu dân này đã có 214.686 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.019 ca tử vong. Dự kiến cùng ngày, Chính phủ Ba Lan sẽ công bố thêm các biện pháp hạn chế để phòng COVID-19. Một ngày trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết ông muốn mở rộng các biện pháp phong tỏa được áp dụng tại "vùng đỏ" COVID-19 ra phạm vi toàn quốc từ ngày 24/10 tới, trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm mới tăng quá cao.
Từ cuối tuần trước, hơn 50% diện tích lãnh thổ Ba Lan bị xếp vào "vùng đỏ" COVID-19, trong đó có hầu hết các thành phố lớn và khu vực lân cận. Tất cả các trường trung học tại "vùng đỏ" sẽ phải đóng cửa và chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Séc đã ra lệnh đóng cửa hầu hết các cửa hàng, trung tâm thương mại và khách sạn, cũng như hạn chế việc đi lại từ ngày 22/10. Trước đó 1 ngày, nhà chức trách nước này cũng đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang bắt buộc ở ngoài trời và trong xe ô tô.
Bộ Y tế Italy cho biết đã ghi nhận 16.079 ca mắc mới COVID-19. Đây là số ca mắc mới trong ngày tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này và vượt cả số ca mắc cao kỷ lục 15.199 ca ghi nhận một ngày trước đó. Số ca tử vong tại Italy tăng thêm 136 ca, cao hơn so với 127 ca hôm 21/10 dù thấp hơn nhiều so với con số hơn 900 ca vào thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 3 và 4 năm nay. Như vậy, đến nay, Italy xác nhận tổng cộng 465.726 ca mắc và 36.968 ca tử vong
Cùng ngày, nước láng giềng Slovenia cũng đã ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 1 ngày, với 1.663 người, đưa tổng số người mắc bệnh lên 15.983.
Bộ Y tế Bulgaria ngày 22/10 thông báo ghi nhận thêm 1.595 ca mắc COVID-19 và 16 trường hợp tử vong. Đây là ngày có số ca mắc cao nhất từ trước tới nay tại Bulgaria. Như vậy, tổng số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại quốc gia Balkan này lần lượt là 34.930 người và 1.064 người.Để ngăn làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19, chính quyền Bulgaria cùng ngày ban hành quy định bắt buộc mọi người đeo khẩu trang tại những nơi đông người ngoài trời như trên các tuyến phố, khu chợ, nhà ga... trừ trường hợp có thể đảm bảo giãn cách 1,5 mét. Bên cạnh đó, chính phủ nước này cũng kêu gọi sinh viên năm cuối các trường y hỗ trợ ngành y tế hiện đang quá tải vì đại dịch COVID-19.
Bồ Đào Nha cũng thông báo áp đặt phong tỏa một phần đối với 3 khu vực Felgueiras, Lousada và Pacos de Ferreira từ ngày 23/10 để ngăn dịch bệnh lây lan mạnh. Khoảng 161.000 dân tại 3 khu vực ở miền Bắc nước này sẽ chỉ được phép ra khỏi nhà để làm việc, đi học hoặc thực hiện những hoạt động thiết yếu khác như mua thuốc và thực phẩm. Nhà chức trách cũng hạn chế tối đa 5 người tham gia sự kiện và các cửa hàng kinh doanh mặt hàng và dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa lúc 22h hàng ngày.
Tương tự, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố sẽ siết chặt quy định đối với các hộp đêm để hạn chế số khách hàng xuống tối đa 50 người. Tuy nhiên, từ ngày 1/11 tới, chính phủ sẽ nới lỏng các quy định phòng dịch đối với hoạt động thể thao cũng như nhiều sự kiện khác có thể đảm bảo giãn cách cho người tham dự. Cụ thể, số người được phép dự sự kiện sẽ tăng lên 300 người từ mức tối đa 50 người như hiện nay.
Trong khi đó, Nga đã bắt đầu mở cửa các bệnh viện dã chiến tại thủ đô Moskva nhằm đối phó với tình trạng số bệnh nhân mắc COVID-19 gia tăng. Phó Thị trưởng Moskva Anastasia Rakova cho biết thành phố đang chuẩn bị đưa vào sử dụng khoảng 50 bệnh viện dã chiến với khoảng 3.000 giường bệnh. Hiện một số bệnh viện dã chiến đã bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân COVID-19. Các bệnh viện dã chiến đã được dựng trên diện tích đất của những phòng khám lớn tại tâm dịch Moskva của Nga vào mùa Xuân để dự phòng trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu.
Linh Đức
Các tin khác

Nạn phá rừng ở Amazon - Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng

Năng lượng tái tạo giúp châu Âu tiết kiệm hàng chục tỷ USD

Indonesia với tham vọng sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đề xuất áp thuế toàn cầu liên quan đến khí hậu

Các nước Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo

Các nước đang phát triển “tổn thương” nhiều nhất do biến đổi khí hậu

Tăng tốc chuyển đổi xanh ở châu Phi

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Ký kết và tham vấn cộng đồng dự án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khẩn cấp

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Ngành y tế tăng cường phòng dịch bệnh bạch hầu sau 3 ca tử vong

Chú trọng bảo vệ môi trường khu công nghiệp ngay từ khâu xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư

Comath hội tụ Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2023 lần thứ hai

Phát huy tối đa sức mạnh nội lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
