Ngày vì Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rãi hàng chục triệu lít hóa chất độc hại trong đó có CĐDC xuống chiến trường miền Nam Việt Nam
Từ năm 2004, ngày 10/8 hằng năm được lấy làm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Cũng ngày này 10/8/1961 là ngày quân đội Mỹ tiến hành đợt rải chất độc hóa học đầu tiên xuống miền Nam Việt Nam.
Theo số liệu của các nhà khoa học Mỹ tại Trường Đại học Colombia, từ các năm 1961-1971, đã có khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, 61% là chất da cam, chứa 366 kg dioxin rải xuống khoảng 17% diện tích toàn miền Nam Việt Nam (30.000/170.000 km2). Dioxin là loại hóa chất độc hại nhất mà loài người đã tìm ra được cho đến nay. Với liều lượng 1 nanogram (một phần tỷ gram ) đã có thể gây nên bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người và di truyền tới đời con, cháu. Vài chục nanogram, có thể lập tức gây chết người. Chính vì vậy, đã có 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiểm chất độc, trong đó khoảng ba triệu người là nạn nhân, nhiều nạn nhân là trẻ em.
Việc sử dụng CĐDC/dioxin ở chiến trường miền Nam Việt Nam trong suốt 10 năm (1961 – 1971) đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ hủy hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn tác hại đến sức khỏe con người Việt Nam trong suốt 60 năm qua. Đã có hơn 4 triệu người bị phơi nhiễm Dioxin, trong đó gần 3 triệu người bị nhiễm Dioxin ở Việt Nam. Thảm hoạ da cam với biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. CĐDC/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh. Tác động quan trọng trong gây đột biển gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản.
Các bệnh phổ biến ở con, cháu nạn nhân CĐDC là dị dạng, dị tật hoặc tâm thần phân liệt… nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng hữu sinh vô dưỡng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 - 7 người con đều bị tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. Có gia đình cả 15 người con đều là nạn nhân, hiện có 3 con còn sống. Họ sinh và nuôi con mà ruột đau như cắt, nuôi con càng nhiều năm gia cảnh càng nghèo, con càng lớn càng đau khổ, nỗi khổ đeo đẳng cho cha, mẹ, ông bà và dòng họ trong suốt cuộc đời.
Những ông bố, bà mẹ thì mang trong người những căn bệnh ung thư, bệnh nan y khác đang gặm nhấm từng tế bào giằng xé nỗi đau và cuộc sống của họ. Đặc biệt là CĐDC có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4. Đời sống vật chất, tinh thần của nạn nhân CĐDC Việt Nam còn rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân, nạn nhân bị bệnh nặng, bệnh tật thường xuyên tự phát. Các nạn nhân là những người thường không còn khả năng lao động sản xuất, không có nguồn thu. Mức chi phí nuôi dưỡng chữa bệnh lớn, vượt qua ngoài khả năng thanh toán của gia đình.
Ngày 10-01-2004, Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam (Vietnam Association for Victims of Agent Orange/dioxin – VAVA) được chính thức thành lập nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân CĐDC, góp phần khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và đại diện cho các nạn nhân CĐDC Việt Nam trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài. Một trong những việc làm đầu tiên của Hội là lập dự án “ Giúp đỡ các nạn nhân CĐDC trong cuộc sống”, đồng thời tổ chức thu thập hồ sơ chứng cứ tiến hành khiếu kiện dân sự các công ty Mỹ sản xuất CĐDC để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh.
Ngày 30-01-2004, Hội cùng với mốt số nạn nhân CĐDC đã đứng nguyên đơn khởi kiện 37 công ty Mỹ sản xuất chất độc sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, tại Tòa án quận Brooklyn, bang New York-Hoa Kỳ. Ngày 25-02-2004, Hội ra tuyên bố kêu gọi nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ủng hộ Hội và các nạn nhân trong các hoạt động vì hòa bình, công bằng, công lý. Ngày 25-06-2004, đại diện 32 tổ chức thành viên của Việt Nam họp Hội nghị “ Vì các nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam”, nhất trí đề nghị lấy ngày 10-08 hàng năm ( ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải hóa chất độc xuống miền Nam Việt Nam – năm 1961) là cả nước hành động Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam.
Hậu quả để lại không những vô cùng nặng nề về huỷ hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn tác hại nghiêm trọng tinh thần và thể xác của con người Việt Nam trong nhiều thế hệ sau
Tính đến năm 2017, Trung ương Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam đã nhận 12,5 triệu chữ ký của nhân dân ở khắp mọi miền đất nước và của bạn bè quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn Hội đã huy động được hơn 161 tỷ đồng, riêng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, toàn Hội vận động được hơn 125 tỷ đồng từ những người hảo tâm ở trong nước và ngoài nước. Cùng với sự đóng góp ở 34 tỉnh, thành phố đã thành lập hội, đã có hàng trăm căn nhà của gia đình nạn nhân được sửa chữa và làm mới, hàng trăm nghìn xuất quà tặng các nạn nhân nhân dịp lễ, Tết.
Từ 12-11 đến 13-12-2005, được sự tài trợ của tổ chức Chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với nạn nhân CĐDC Việt Nam và Hội Cứu chiến binh Mỹ vì hòa bình, Đoàn nạn nhân CĐDC Việt Nam do GS Nguyễn Trọng Nhân, Phó Chủ tịch hội dẫn đầu, cùng hai nạn nhân là Đặng Hồng Nhựt (Thành phố Hồ Chí Minh) và Hồ Sĩ Hải (tỉnh Thái Bình) đã có chuyến đi qua mười thành phố lớn của nước Mỹ, tiếp xúc với khoảng nữa triệu người dân Mỹ để thông báo về tình nạn nhân CĐDC Việt Nam, về vụ kiện đang đưa lên Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ. Đoàn đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân ngay trong lòng nước Mỹ.
Không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều cựu chiến binh Mỹ, Hàn Quốc, Australia, New Zeland…từng tham chiến ở Việt Nam trước đây, cũng đã mắc nhiều bệnh tật do phơi nhiểm CĐDC/dioxin. Những người Canada ở Gatetown và nhiều nơi khác cũng liên hệ thấy những bệnh tật của mình là từ CĐDC/dioxin do các công ty hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng tại đó. Cũng vì vậy, ngày 21-22/02/2006, các luật gia quốc tế đã họp Hội nghị ở Hà Nội nhất trí lên tiếng ủng hộ Vụ kiện của các nạn nhân CĐDC Việt Nam, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, nhiều nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học đến từ New Zeland, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nga Thụy Sĩ…đã ra lời kêu gọi khẳng định một số công ty hóa chất Mỹ do chạy theo siêu lợi nhuận, đã gây nên nhiều thảm họa và dứt khoát họ phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân.
Cũng vì vậy, ngày 20-04-2006, 28 nghị sĩ Anh đã trình lên Quốc hội nước này một kiến nghị đòi Mỹ phải bồi thường cho các nạn nhận CĐDC Việt Nam. Tạp chí Nhà sinh thái học (Anh) số 5-2006 vận động mọi người ủng hộ lời kêu gọi đề nghị Liên Hiệp quốc lấy ngày 10/8 hằng năm là “Ngày quốc tế vì các nạn nhân của vũ khí hóa học”. Tại Hội nghị quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân hóa học và sinh học ( từ 6- 8/05/2006) tại Pháp. Chủ tịch Ủy ban quốc tế ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân CĐDC Việt Nam, tuyên bố rằng: Ủng hộ nạn nhân Việt Nam chính là ủng hộ hòa bình”.
Nhiều hoạt động, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thực thi nhằm giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam, cùng chia sẻ với nỗi đau của nạn nhân CĐDC/dioxin và cũng để thức tỉnh lương tri nhân loại cùng chung tay đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân. Những năm qua, dịp 10/8 đã thực sự trở thành những ngày hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, ngày hội “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”. Tinh thần ấy cần được nhân lên, cổ vũ, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy lương tâm và trách nhiệm của mỗi người đối với nạn nhân CĐDC, tiếp thêm cho họ niềm tin và tình yêu cuộc sống, khát vọng và ý chí vươn lên hòa nhập cộng đồng.
XUÂN VINH
Các tin khác

Tạp chí Sức khỏe và Môi trường tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Dương

Hội làng ngày xuân - Những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp

Ngày hội sống xanh cùng Gen G - Đánh dấu hành trình đáng nhớ

Đổi mới ở Thiên Cấm Sơn

Giải Bơi Biển Quốc tế The Arena OCEANMAN Cam Ranh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

“Thiên đường hoa” cho lễ tình nhân

Thơ mộng thảo nguyên điện mặt trời

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư tại xã Cảnh Dương

Khám phá tập quán mưu sinh trên sông nước để vơi bớt âu lo…
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Ký kết và tham vấn cộng đồng dự án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khẩn cấp

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Thể thao Việt Nam đạt thành tích cao tại SEA Games 31

Việt Nam cán mốc 90 HCV tại SEA Games 31

Sẵn sàng cho SEA Games 31

Ford Ranger thế hệ mới cùng các tính năng an toàn hỗ trợ người lái

“Chia sẻ yêu thương cùng bệnh nhi”

Khảo sát việc thực hiện Luật Hoạt động chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Lựa chọn giống lúa trong sản xuất nông nghiệp : Đừng để “tiền mất, tật mang”

Công ty Yến sào Khánh Hòa: Tổ chức Hội thi Khéo tay hay làm năm 2023
Nổi bật

Ngành y tế tăng cường phòng dịch bệnh bạch hầu sau 3 ca tử vong

Chú trọng bảo vệ môi trường khu công nghiệp ngay từ khâu xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư

Comath hội tụ Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2023 lần thứ hai

Phát huy tối đa sức mạnh nội lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
