Những người ăn Tết giữa rừng
![]() |
Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Phương đang ngày đêm canh giữ rừng Sác, Cần Giờ để bảo vệ lá phổi xanh của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Nhân |
Ăn ngủ cùng những cánh rừng
Những ngày cuối năm, con đường Rừng Sác nối từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh về huyện Cần Giờ dường như tấp nập hơn, nhưng càng đi, không khí càng trở nên trong lành và dịu mát hẳn bởi những cánh rừng đước xanh mút mắt trải dài hai bên đường. Để có được không khí “chất lượng” như vậy, có phần công sức của những người ngày đêm đang thầm lặng bám trụ, ăn ngủ giữa rừng để bảo vệ cho cánh rừng Sác - được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành phố, ngày một thêm xanh thẳm.
Điểm đầu tiên chúng tôi ghé thăm là gia đình anh Nguyễn Ngọc Phương. Để đến được nhà anh, chúng tôi phải men theo con đường đất độc đạo chỉ rộng chừng một mét đâm xuyên vào giữa cánh rừng đước xanh bạt ngàn. Nếu nhìn không kỹ, chúng tôi cũng khó mà nhận ra căn nhà nằm lọt thỏm giữa bao la cây đước, cây bần giữa cánh rừng Sác này.
Anh Nguyễn Ngọc Phương cười tươi khi đón chúng tôi, miệng thì như đang trần tình: “Nhà nằm sâu trong rừng nên rất ít khi có khách ghé thăm”. Anh cho biết, trước kia, cả gia đình cùng nhau sống ở đây nhưng giờ mấy đứa con đã lớn, lên thành phố học nghề. Nhà chỉ còn hai vợ chồng sớm tối có nhau và cùng nhau bảo vệ rừng.
Vợ chồng anh Phương gắn bó với rừng từ khi anh còn là một chàng thanh niên. Giờ anh đã gần 50 tuổi. Hàng ngày, vợ chồng anh lấy việc tuần tra, chăm sóc cho cánh rừng làm niềm vui; lấy những khoảnh khắc đi soi nhái, mò cua, bắt ốc kiếm thêm thu nhập làm động lực để giữ lửa nghề bảo vệ rừng.
“Tết năm nay là năm thứ 10 cả hai vợ chồng tôi đồng hành với nhau ở điểm trực canh 80 ha rừng tại khu Cá Sửu. Mặc dù công việc giữ rừng khá khó khăn, nhưng khi nhận nhiệm vụ, tôi và vợ luôn sẵn sang, bởi chúng tôi có một tình yêu đặc biệt với rừng Cần Giờ. Chưa kể, khi sinh sống ở đây, chúng tôi còn được thiên nhiên ưu đãi cho thức ăn, cua, cá, tôm, ốc… như tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi ngày đêm canh giữ rừng Sác một cách tốt nhất”, anh Nguyễn Ngọc Phương tâm sự.
Theo anh Phương, giữ rừng là một nghề khó khăn. Chấp nhận nghề là phải chấp nhận sự thiệt thòi về cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên anh lại rất đỗi tự hào vì đã góp phần công sức vào việc bảo vệ “tấm khiên xanh” cho thành phố mang tên Bác. “Làm công việc canh giữ rừng vất vả nên những hộ dân canh giữ rừng cũng khá đoàn kết. Bà con nơi đây luôn cùng động viên nhau bám trụ, xoay sở công việc giữ rừng. Nhận thức rõ đây là công việc ý nghĩa nên một số gia đình còn hướng các con, các cháu tiếp nối công việc này. Đa phần các con, các cháu được đi học, biết thêm các kiến thức về rừng để sau này về tiếp nối công việc của cha mẹ chúng”, anh Phương chia sẻ thêm.
![]() |
Anh Võ Thành Lộc cùng đồng đội chuẩn bị bữa cơm ở chốt giữ rừng Sác - Cần Giờ. Ảnh: Quang Nhân |
Cùng nhau đón Tết giữa rừng
Rời căn nhà của gia đình anh Phương, chúng tôi tiếp tục đến với điểm gác Cá Đao ở giữa rừng Sác. Trên bậc thang bắc lên một nhà sàn nhỏ nằm nép bên rìa rừng ngập mặn Cần Giờ, anh Võ Thành Lộc, một trong số ba thành viên tại đây hồ hởi đón tiếp chúng tôi. Anh cho biết, suốt gần 20 năm bám rừng, chưa lần nào anh được đón Tết trọn vẹn với gia đình. Nhưng đối với anh, khi khoác lên màu áo thanh niên xung phong, khi gắn bó với rừng thì niềm vui riêng đó có thể hy sinh để cho niềm vui chung được trọn vẹn - đó là hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lá phổi xanh của thành phố Hồ Chí Minh. Không riêng chỉ anh Võ Thành Lộc, tất cả anh em ở đây đều chấp nhận sinh hoạt trong môi trường thiếu thốn: thiếu điện, thiếu nước ngọt, đi lại khó khăn để làm tốt công việc của mình.
Anh Võ Thành Lộc tâm sự: “Nhiều khi được nghỉ phép về nhà hai ba bữa nhưng lại nhớ rừng da diết và rồi lại sớm rời gia đình, lên với rừng. Ở giữa rừng thường không có sóng điện thoại. Nhiều khi muốn gọi về nhà thì phải chèo xuồng ra giữa sông để dò sóng điện thoại. Với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng thì anh em độc thân có thể tạm ổn, nhưng những ai có 2 - 3 con thì mức ấy thật sự khó khăn. Nếu ở nhà vợ không làm gì thêm thì bản thân anh em cũng khó trụ nổi với nghề”, anh Lộc chia sẻ.
![]() |
Sâu bên trong rừng Sác - Cần Giờ có những điểm chốt giữ rừng của lực lượng xung phong TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Nhân |
“Cách đây khoảng 20 năm, những ai bỏ nhà lên rừng Sác dựng chòi canh, làm bạn với muông thú thường bị coi là lập dị. Tuy nhiên, vì lá phổi xanh của thành phố, những người lập dị này đã trồng và canh giữ hàng chục ngàn ha rừng đước tại Cần Giờ suốt nhiều năm qua. Năm nào anh em ở các đội cũng đều phải bám trụ, bám rừng xuyên Tết, nhưng mọi người đều vui vì vẫn được đón Tết cùng nhau ở giữa rừng”, anh Trương Minh Hùng - người có gần 20 năm gắn bó với chốt Cá Đao chia sẻ.
Theo anh Hùng, Tết đến ai cũng có chút nhớ nhà, nhưng vì công việc phải tạm gác nỗi nhớ sang một bên. Theo đó, để tạo không khí Tết đầm ấm cho anh em khi phải đón Tết xa nhà, đơn vị cũng chuẩn bị khá đầy đủ từ lương thực, thực phẩm và những món ăn, thức uống mang hương vị ngày xuân… Đặc biệt, trong những ngày Tết ở chốt, các anh em còn được tặng bánh chưng, bánh tét… để có thể cảm nhận được những hương vị Tết ở quê nhà.
![]() |
Rừng Sác Cần Giờ ngày nay thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh. Ảnh: Quang Nhân |
![]() |
Rừng Sác Cần Giờ ngày nay thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh. Ảnh: Quang Nhân |
“Còn nhớ năm đó khi tôi đang trực Tết ở đây, thì vợ tôi đi sinh, tôi đã hết ngày phép đã hết ngày phép không thể về được. Biết điều đó, anh em đã thay tôi gồng gánh công việc, sắp xếp cho tôi về lo việc gia đình và làm tròn trách nhiệm người cha. Qua việc này, tôi cảm nhận khá sâu sắc sự đoàn kết, tình yêu thương của anh em cùng canh chốt với mình. Khi thực hiện nhiệm vụ ở chốt, tôi và đồng đội cũng tìm thấy được niềm vui, từ đó càng gắn bó với công việc nhiều hơn. Vì vậy mới có chuyện, một số anh em khi về phép thăm nhà mới một hai ngày đã nhớ đơn vị và muốn quay lại rừng. Với chúng tôi, rừng đã ngấm vào máu thịt của mình, rừng cũng chính là gia đình và quê hương nên chúng tôi sẵn sàng hi sinh mọi niềm riêng để bảo vệ”, anh Hùng tâm sự.
Rừng ngập mặn Cần Giờ - còn có tên là rừng Sác, đang đóng vai trò khá quan trọng trong biến đổi khí hậu cũng như tác động của thiên tai. Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nhà máy lọc rác, lọc không khí khổng lồ, giúp thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận xử lý một phần chất thải công nghiệp và sinh hoạt thải ra trên hệ thống sông Soài Rạp, Sài Gòn, Đồng Nai trước khi đổ ra biển. Trong vùng lõi và vùng đệm với diện tích hơn 40.000 ha, rừng ngập mặn Cần Giờ hiện có khoảng 168 hộ dân và lực lượng thanh niên xung phong nhận giao khoán bảo vệ rừng với mức trợ cấp 1 triệu đồng/ha/năm. Đa số các hộ dân làm nhiệm vụ giữ rừng nơi đây đều là cha truyền con nối, có gia đình trải qua nhiều thế hệ giữ rừng. |
Các tin khác

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Một ngày Tháng Tư với Quảng Trị “máu và hoa”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Đến 30/9, các bệnh viện trên toàn quốc phải hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

Khánh Hòa với khát vọng xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh, nâng tầm phát triển

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Tuyên truyền thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

Việt Nam hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Kỷ Niệm Hành Trình Đồng Hành Lâu Dài Cùng Thể Thao Việt Nam - Herbalife Ra Mắt Video Âm Nhạc “Tiếp Lửa Vinh Quang” .

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên điểm đến du xuân bái phật hàng đầu miền Bắc

Đất Thạch Thố và men Thiên Hà tạo nên Tinh hoa Gốm Việt
Nổi bật

"Non sông đất nước vang khúc khải hoàn, trường tồn và phát triển"

Vĩnh Phúc hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn nguyên môi trường trong các dự án cao tốc miền Tây

Lần đầu tiên thực hiện nội soi siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc thăm và làm việc tại Ấn Độ

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
