Sốc: Mẹ chồng giang tay tát mẹ đẻ
Tôi bàng hoàng vì cái tát của mẹ chồng dành cho mẹ tôi. Tôi không tưởng tượng được tại sao một người gia giáo, lại còn làm giáo viên như mẹ chồng lại có thể giơ cái tát lên, tát vào thông gia của mình. Ví như mẹ tôi có sai thì mẹ chồng cũng không nên làm thế chứ. Thật sự, tôi cảm thấy quá sốc.
Chung quy lại cũng chỉ vì chuyện bất đồng cách chăm cháu của hai bà. Ngày đó tôi sinh, mẹ tôi ở quê lên giúp tôi trông cháu. Vì mẹ chồng tôi còn đi dạy, không có thời gian chăm sóc cháu nội nên phải nhờ tới mẹ tôi. Với lại, người nhà ngoại cũng nên có một người lên mới phải.
>> Đọc thêm: Cái tát nảy lửa đêm tân hôn
Hồi mẹ mới lên thành phố, tôi còn lo mẹ không biết sử dụng các đồ dùng trong nhà, rồi lại gây hỏng hóc, nên tôi đã phải hướng dẫn mẹ tỉ mỉ. Tránh tình trạng như một số trường hợp tôi biết, đó là, nhà chồng khinh nhà vợ nhà quê, không biết dùng đồ hiện đại thì rất phiền phức. Thế nên, tôi đã lường trước chuyện này. Tôi nói với mẹ tôi phải cẩn thận ngay cả lời ăn tiếng nói. Vì mẹ chồng tôi vốn trẻ hơn mẹ đẻ gần chục tuổi, như vậy là cách suy nghĩ và cách sống đã khác nhau rồi. Với lại, mẹ chồng tôi có vẻ ăn chơi, lại còn là nhà giáo nên rất nguyên tắc.
Ảnh minh họa
Chỉ được vài ngày là bắt đầu mâu thuẫn đã nảy sinh, vì mẹ tôi đã dùng những phương pháp dân gian để tắm cho cháu. Mẹ tôi lấy lá khế tắm cho cháu khi cháu bị ngứa. Nhưng mẹ chồng tôi bảo không phải làm như vậy, đó là phương pháp nhà quê. Bây giờ cứ ốm là thuốc tây. Trẻ con cũng vậy. Mẹ tôi thì bảo không nên cho trẻ uống thuốc tây, không tốt cho trẻ. Nhưng mẹ chồng thì khăng khăng nên tôi đã ra hiệu mẹ không nói nữa.
>> Đọc Thêm: Trong chuyện này, tôi làm sao có thể trách mẹ?
Khi tôi ở cữ, mẹ tôi đi chợ nấu cho tôi món này, món nọ. Còn lại nhà tôi thì mẹ nấu mấy món khác, tức là có cả dành cho người đẻ, và dành cho cả người không kiêng cữ. Thế mà mẹ chồng tôi cau có mặt mày ngay trong bữa ăn. Mẹ bảo: “Nhà bà nhà quê mà cứ bày vẽ, tốn kém. Ăn thì ăn một hai món thôi, hơi đâu mà bày ra thế. Cũng có phải kiêng cữ gì lâu đâu, cái gì mà chả ăn được. Đừng lãng phí thế!”. Mẹ tôi nghe cái từ ‘nhà quê’ mà chạnh lòng, rớt nước mắt khi ăn cơm. Tôi cũng thấy mẹ chồng nói thế là quá đáng.
Hôm rồi con tôi bị ốm mấy ngày, mẹ chồng cứ nói bóng gió rằng tại bà ngoại không biết chăm cháu nên cháu mới ốm như vậy. Rồi mẹ tôi bảo, cách chăm cháu của người nhà quê khác người thành phố, mẹ tôi lại già rồi nên làm sao mà nhanh nhạy bằng bọn trẻ được. Tôi thì biết, đó không phải do mẹ. Trẻ con trời lạnh rất dễ cảm cúm, ốm. Tôi cũng đã cho con uống thuốc nhưng không khỏi.
Con tôi cứ ốm mãi, mẹ chồng tôi phải nghỉ làm chăm cháu. Cả hai bà trông nom cháu, còn đưa cả con đi viện nữa. Bác sĩ đã kê đơn thuốc cho con uống. Lúc ấy, mẹ chồng tôi cứ trách mẹ tôi, tại sao lại chăm cháu kiểu cổ hủ, để cháu ốm, tức là rời mẹ tôi ra là con tôi ốm ngay. Mẹ chồng tôi đang trách bà thông gia của mình, tôi biết vậy.
Hôm đó, con tôi ra viện, về tới nhà, mẹ tôi lại chạy vào đun ngay nước lá khế để xông cho cháu. Thế mà, khi mẹ tôi vừa bưng nồi nước ra thì mẹ chồng tôi hất đi, rồi quát tháo: “Bà không biết vì bà mà cháu tôi mới ốm thế này à. Bà đừng có hại cháu của tôi, bà không làm được thì về đi”.
Mẹ tôi nghe vậy ức quá, cũng gằn giọng: “Bà bị làm sao đấy, bà điên à? Thế nó là cháu bà không phải cháu tôi à, là con tôi sinh ra chứ con bà sinh ra à. Bà đừng có ngậm máu phun người, cháu tôi, tôi không chăm thì ai chăm? Bà thích gì, thích gì thì cứ nói ra đi, tôi đã nhịn bà mấy ngày nay rồi, ức lắm rồi!”.
>> Đọc thêm:
Tôi thật không ngờ mẹ tôi lại nói những lời như vậy. Thế rồi, mẹ chồng tôi lao vào, chỉ vào mặt mẹ tôi, và rằng: “Bà về ngay cho tôi nhờ, nhà tôi không chào đón bà”. Tay bà chỉ về phía mặt mẹ tôi như đe dọa. Mẹ tôi bực mình hất ra. Thế là không hiểu sao, mẹ chồng tôi lại vung tay lên tát mẹ tôi một cái thật đau.
Tôi choáng quá, tôi không biết do vô tình hay cố ý, cũng có thể mẹ chồng tôi quen tay, với lại nghĩ mẹ tôi là con cái bà nên bà làm vậy. Chứ tôi không thể tin rằng mẹ chồng lại dám tát mẹ tôi như thế. Có cãi nhau cũng chỉ vì chuyện cháu chắt ốm, chứ có gì đâu.
Thế là, hôm đó, mẹ tôi dọn đồ về quê luôn. Tôi chắc rằng, mẹ tôi không bao giờ lên lại nhà này nữa, còn tôi sống ở đây không biết có yên ổn hay không. Tôi cảm thấy buồn quá vì tình cảm hai nhà đã sứt mẻ, mà chuyện chẳng có gì lắm, thế mà giờ thành ra thế này. Con cái làm sao mà sống thoải mái được khi mà hai nhà hiềm khích với nhau?
Theo Khám phá
- Cửa sổ cuộc sống kính mong độc giả hãy cùng chia sẻ suy nghĩ của mình về bài viết.
- Kính mời bạn đọc tham gia gửi bài chia sẻ những câu chuyện của riêng mình với chuyên mục Cửa sổ cuộc sống trên Báo điện tử Sức khỏe môi trường .
- Bài viết gửi về địa chỉ email: skmoitruong@gmail.com