Thay đổi tư duy phát triển rừng ngập mặn thích ứng biến đổi khí hậu: Thúc đẩy vai trò của cộng đồng địa phương
Rừng ngập mặn đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học
Phát triển rừng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, giai đoạn 2015 - 2020, cả nước đã thực hiện 140 dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển từ nhiều chương trình, nguồn vốn khác nhau. Tổng diện tích trồng rừng đạt 22.390ha, trong đó có gần 72% là rừng trồng mới. Trong Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với BĐKH và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”, Chính phủ đặt mục tiêu trồng mới 20.000ha, bao gồm 9.800ha RNM phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Dù chỉ chiếm 1% tổng diện tích rừng của cả nước nhưng RNM đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển, bảo vệ sinh kế của người dân. Theo ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trong số các loại rừng, RNM có khả năng tích trữ khí CO2 tốt nhất. Chúng có thể hấp thụ lượng các-bon nhiều gấp 4 lần so với rừng nhiệt đới truyền thống trên đất liền.
Để triển khai Thỏa thuận Paris về BĐKH, các quốc gia đã đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc phải thực hiện trong Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Phần lớn các quốc gia đã nộp mới hoặc cập nhật NDC đều nhấn mạnh và cam kết ưu tiên bảo vệ và phát triển RNM như một giải pháp chính sách, tài chính và kỹ thuật quan trọng hàng đầu của họ.
Thực hiện các cam kết ứng phó BĐKH, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Tuyên bố Glasgow về Rừng và sử dụng đất, với nhiều ưu tiên phát triển rừng hướng tới ứng phó BĐKH. Bản cập nhật NDC của Việt Nam cũng đề cập tại 3 trên 7 giải pháp giảm thiểu BĐKH có liên quan tới bảo vệ và phát triển RNM.
Thời gian tới, ngành lâm nghiệp hướng đến đẩy mạnh công tác trồng RNM; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị ĐDSH, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng, tăng năng suất của rừng để nâng cao giá trị bảo tồn ĐDSH của RNM.
Bắt đầu từ năm 2022, các địa phương sẽ tiến hành công tác báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động thích ứng BĐKH cấp quốc gia. Trong những vấn đề được giám sát, đánh giá có diện tích rừng được bảo vệ, trồng mới và phục hồi cho mục đích thích ứng BĐKH; số lượng cũng như quy mô các mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng BĐKH; các loại giống mới phù hợp; hiện trạng xây dựng các phân vùng bảo tồn ĐDSH trước BĐKH… Qua đây, vai trò của RNM sẽ càng được thể hiện rõ ràng hơn, làm cơ sở thúc đẩy các hoạt động phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH và chuyển đổi sinh kế dưới tán rừng trong những năm tiếp theo.
Cơ hội tham gia thị trường các-bon giá trị cao
Một hướng đi về lâu dài khi bảo tồn và phát triển RNM là tham gia thị trường tín chỉ các-bon. Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy - chuyên gia tổ chức Cifor, các nghiên cứu quốc tế cho thấy, khả năng hấp thụ các-bon của RNM vượt trội hơn so với rừng trên cạn, gấp 4 - 10 lần tùy trữ lượng các-bon và tùy địa hình khác nhau.
Thực tế, từ sau COP26, số lượng giao dịch tín chỉ các-bon RNM đã chiếm đến 30% giao dịch các-bon quốc tế. Dù có thực hiện tất cả các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong NDC của các quốc gia thì vẫn chưa đủ để đạt được mốc giữ cho nhiệt độ Trái đất chỉ tăng 20C như Thỏa thuận Paris. Bởi vậy, việc gia tăng các bể chứa các-bon từ rừng và mua bán tín chỉ các-bon rừng là thị trường rất tiềm năng. Khách hàng chính là những quốc gia, doanh nghiệp phát thải lớn có nhu cầu cân bằng lượng phát thải đáp ứng các yêu cầu của Thỏa thuận Paris và cam kết Net Zero.
Với lợi thế về diện tích RNM và chất lượng rừng thuộc hàng tốt trên thế giới, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để gia tăng nguồn thu nhập từ thị trường các-bon liên quan đến RNM. Đơn cử, các doanh nghiệp thu mua thủy sản hiện đã nhận được những yêu cầu về chứng chỉ giảm phát thải đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Nếu nguồn thủy sản được nuôi trong các khu RNM sẽ giảm được rào cản này và thậm chí tăng sức cạnh tranh. Việc đảm bảo các yêu cầu về giảm phát thải, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những định hướng của ngành thủy sản.
Bên cạnh đó, thế giới đã hình thành khái niệm “thị trường các-bon giá trị cao”, lấy yếu tố bảo tồn ĐDSH là cốt lõi. Điều này có nghĩa, nếu khu RNM hướng đến mục tiêu hấp thụ các-bon, đồng thời tạo ra những giá trị gia tăng về bảo tồn ĐDSH, đảm bảo tác động về xã hội như tạo sinh kế cho người dân, giảm tình trạng di cư do BĐKH… thì tín chỉ các-bon từ khu rừng ấy sẽ có giá trị cao gấp hàng chục lần rừng thường. Cụ thể, giá thị trường của tín chỉ các-bon giá trị cao khoảng 67 - 167 đô la Mỹ, trong khi tín chỉ các-bon rừng thông thường chỉ từ 5 - 11 đô la Mỹ. Tại Việt Nam, giá tín chỉ rừng trong chương trình giữa Bộ NN&PTNT với Ngân hàng Thế giới là 4 đô la Mỹ.
Việc thúc đẩy vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển RNM là yếu tố kiên quyết để chúng ta tham gia thị trường các-bon giá trị cao. Và trên thực tế, đây cũng chính là định hướng của Chính phủ, của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn tới. Vì vậy, để triển khai hiệu quả các chiến lược, chương trình trồng RNM cho mục tiêu phát triển bền vững thích ứng với BĐKH, rất cần sự chung tay của cộng đồng.
KHÁNH LY
Các tin khác

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về bảo tồn đa dạng sinh học

Vĩnh Phúc: Hơn 630 vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện xử lý

Tổng kết mô hình vận động ngư dân đưa rác về bờ tại thành phố Đồng Hới

Bắc Ninh nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề

Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường nông thôn

Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước tại 12 quận, thị xã

Anh hỗ trợ ngân hàng Việt Nam quản lý rủi ro về môi trường và xã hội

Chuyên đề “Thực thi môi trường pháp lý nhìn từ các dự án đất đai và bất động sản”

Đề xuất mức sàn giảm thuế BVMT đối với xăng dầu năm 2023
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Ký kết và tham vấn cộng đồng dự án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khẩn cấp

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Môi trường bị ảnh hưởng từ các vụ cháy nổ

Tây Nguyên, Nam Trung bộ chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Chú trọng bảo vệ môi trường khu công nghiệp ngay từ khâu xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư

UBND huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) thông tin vụ việc gây ô nhiễm môi trường của trang trại lợn xây dựng trái phép trên đất rừng

Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

Người dân hào hứng với Tuần lễ không túi nylon tại thành phố Huế

Bộ Tài nguyên Môi trường làm việc với các tỉnh Bắc Trung Bộ về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và toàn Xã Hội

Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thực hiện giám sát môi trường xử lý nước thải và bãi rác trong năm 2023

Ô nhiễm nhựa sử dụng một lần: Thách thức lớn với tương lai thế giới

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng
Nổi bật

Hoàng Mai- Hà Nội: Đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng thêm 4 trường công lập.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang họp với 3 địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, chống buôn lậu

Đoàn công tác của Quốc hội thăm tặng quà tại Yên Bái

Nhiều hoạt động trong Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền – Cần Thơ

Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
