Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

(SK&MT) - Những năm qua, sự gia tăng dân số cùng với phát triển kinh tế - xã hội đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng dẫn đến phát sinh lớn lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn ở Việt Nam.

Thực trạng chất thải rắn

Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Chất thải rắn sinh hoạt ngày càng nhiều và gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh CTR sinh hoạt, nhiều loại CTR khác cũng đang gia tăng nhanh trong thời gian qua như CTR xây dựng, công nghiệp, y tế, nông nghiệp. CTR xây dựng được ước tính chiếm khoảng 25% khối lượng CTR tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và 12-13% tại các địa phương khác như An Giang, Bắc Giang, Hải Phòng. CTR công nghiệp phát sinh chủ yếu từ các khu, cụm công nghiệp và đạt khoảng 8,1 triệu tấn vào năm 2016. Chất thải nguy hại công nghiệp thường chiếm 15-20% lượng CTR công nghiệp, phát sinh chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, luyện kim, hóa chất. CTR y tế phát sinh khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 - 50 tấn là chất thải nguy hại. CTR nông nghiệp hàng năm gồm khoảng 14.000 tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón; 76 triệu tấn rơm rạ và; 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi (Bộ TNMT, 2017).Lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong đó CTR sinh hoạt đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và CTR sinh hoạt nông thôn - khoảng 32.000 tấn/ngày (TCMT, 2019). CTR sinh hoạt ở các đô thị hiện chiếm hơn 50% tổng lượng CTR sinh hoạt của cả nước và chiếm khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị (Bộ TNMT, 2017).

Hiện nay, một số loại CTR đang là vấn đề môi trường mới nổi như CTR xây dựng, chất thải điện tử và chất thải nhựa trên biển. Theo một nghiên cứu quốc tế, lượng chất thải điện tử trên toàn cầu ước vào khoảng 45 triệu tấn, trong đó lượng phát sinh ở Việt Nam đạt khoảng 141.000 tấn năm 2016 và tiếp tục gia tăng (Balde et al., 2017). Chất thải nhựa trên biển đang là mối quan tâm lớn của cả thế giới hiện nay do các tác động đến hệ sinh thái biển. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 4 nước thải nhiều chất thải nhựa trên biển nhất (sau Trung Quốc, Indonesia và Phillipines) với ước tính khoảng 0,28-0,73 tấn/năm (Jambeck et al, 2015). Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2012 thì tỷ lệ chất thải nhựa ở các nước thu nhập trung bình thấp (như Việt Nam) chiếm khoảng 12% tổng số CTR đô thị (Hoornweg & Bhada-Tata, 2012), còn theo ước tính của Bộ TNMT, tỷ lệ này vào khoảng 8-16% (Bộ TNMT, 2011). Từ cuối năm 2018, Trung Quốc đã ban hành chính sách hạn chế nhập khẩu các loại phế liệu và do đó lương phế liệu nhập về Việt Nam đang tăng nhanh.

Dự báo phát sinh CTR thời gian tới

Dân số tăng nhanh, kết hợp với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến sự gia tăng phát sinh chất thải. Ước tính lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị tăng trung bình 10-16 % mỗi năm, lượng CTR xây dựng chiếm 10-15% CTR đô thị; đến năm 2025 CTR y tế phát sinh trên cả nước khoảng 33.500 tấn/năm (Bộ TNMT, 2017). Theo các quy hoạch quản lý CTR lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - sông Đáy, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dự báo đến năm 2030 tổng lượng CTR sinh hoạt, xây dựng, công nghiệp làng nghề phát sinh tại lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông Nhuệ -Sông Đáy và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lần lượt là 74.200 tấn/ngày, 20.150 tấn/ngày và 53.420 tấn/ngày.

Thực trạng công tác quản lý CTR

a) Thu gom CTR

Đối với CTR sinh hoạt đô thị, tỷ lệ thu gom đã tăng từ 78% năm 2008 lên 85,5% năm 2017 (Ban Cán sự Đảng Bộ TNMT, 2018). Dịch vụ thu gom đã được mở rộng tới các đô thị loại V. Một số đô thị đặc biệt, đô thị loại I như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt 100% (Bộ TNMT, 2016); riêng TP Hà Nội đạt khoảng 98% ở 12 quận và thị xã Sơn Tây (Bộ TNMT, 2017). Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40-55% (Bộ TNMT, 2018). Tỷ lệ thu gom tại các vùng nông thôn ven đô hoặc thị trấn, thị tứ đạt tỷ lệ cao hơn, khoảng 60-80%, còn tại một số nơi vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt dưới 10% (Bộ Xây dựng, 2017).

b) Tái chế

Tỷ lệ tái chế CTR sinh hoạt hiện vẫn còn thấp, khoảng 8-12% CTR sinh hoạt đô thị và 3,24% đối với CTR sinh hoạt vùng nông thôn (Ban Cán sự Đảng Bộ TNMT, 2018). Một số công nghệ tái chế chất thải như chế biến phân vi sinh, viên nhiên liệu hay đốt thu hồi năng lượng cũng đã được triển khai. Cả nước hiện có khoảng 35 cơ sở xử lý CTR bằng công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ, điển hình như ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương (Bộ TNMT, 2017). Hoạt động tái chế phi chính thức ở các làng nghề được phát triển như tái chế nhựa ở Minh Khai (Hưng Yên), tái chế chì ở Chỉ Đạo (Hưng Yên), tái chế giấy ở Văn Phong (Bắc Ninh), tái chế chất thải điện tử ở Văn Môn (Bắc Ninh)..., đang gây ô nhiễm môi trường.

Việc chế biến, thu hồi năng lượng từ chất thải mới chỉ bước đầu được triển khai mặc dù tiềm năng rất lớn. Hiện có một số dự án đốt chất thải thu hồi năng lượng (như ở Quảng Bình, Hà Nam, Bình Dương, Hà Nội), 01 dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu; 01 dự án phát điện từ chất thải phân gia súc, gia cầm và 06 dự án điện bã mía (Bộ TNMT, 2017).

c) Xử lý/tiêu hủy

Hiện nay, phương pháp chính trong xử lý/tiêu hủy CTR vẫn là chôn lấp; ước tính 70-75% CTR sinh hoạt đang được xử lý theo phương pháp này. Năm 2016, cả nước có khoảng 660 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt với tổng diện tích khoảng 4.900ha, trong đó có chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, chiếm 31% (Bộ TNMT, 2017). Bên cạnh đó, tiêu hủy CTR bằn hình thức đốt cũng được thực hiện ở nhiều nơi với 02 dạng chủ yếu là lò đốt rác hóa lỏng và công nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng. Tính đến hết năm 2016, cả nước có khoảng 50 lò đốt CTR sinh hoạt.

Các vấn đề và thách thức chính về quản lý CTR

a) Về công tác quản lý CTR

Mặc dù đã có những bước tiến đáng ghi nhận song công tác quản lý CTR hiện vẫn còn nhiều tồn tại. CTR chưa được phân loại tại nguồn; các biện pháp giảm thiểu phát sinh chưa được áp dụng mạnh mẽ; tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt nông thôn còn thấp và chưa có chuyển biến tích cực; việc tái chế còn lạc hậu, gây ô nhiễm và; phương thức xử lý chính vẫn đang là chôn lấp.

Nguyên nhân là do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý CTR còn chưa đầy đủ, chồng chéo. Việc tổ chức, phân công trách nhiệm về CTR vẫn còn phân tán và thiếu sự thống nhất gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CTR vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các vi phạm về quản lý CTR chưa đủ sức răn đe (Bộ TNMT 2015, 2017; Bộ XD, 2017; TCMT, 2019; H. D. Tùng, 2012).

Mặt khác, việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý CTR đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm (Bộ TNMT, 2017; Bộ XD, 2017). Ðầu tư cho công tác quản CTR còn hạn chế, chưa đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế do thiếu nguồn lực tài chính. Công tác xã hội hóa hiện còn yếu do thiếu các quy định phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư (Bộ TNMT, 2017; TCMT, 2019).

b) Về công nghệ xử lý CTR

Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTR tối ưu vẫn đang là bài toán thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học trong khi hiện chưa có mô hình công nghệ xử lý CTR sinh hoạt hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường (Bộ TNMT, 2015). Các công nghệ xử lý CTR của Việt Nam chưa thực sự hiện đại và đang có quy mô nhỏ (N.T.Hiền và cs, 2015). Hầu hết công nghệ xử lý chất thải rắn nhập khẩu không phù hợp với thực tế CTR tại Việt Nam do chưa được phân loại tại nguồn, nhiệt trị của CTR sinh hoạt thấp, độ ẩm không khí cao… Còn các công nghệ xử lý CTR chế tạo trong nước lại chưa đồng bộ và hoàn thiện nên chưa thể phổ biến và nhân rộng (Bộ TNMT, 2017; Bộ XD, 2017; Ngan, T., 2018).

Hơn nữa, hoạt động tái chế CTR còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, phi chính thức ở các làng nghề, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan BVMT địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, Nhà nước chưa có quy định về sử dụng công nghệ rõ ràng, chưa có chỉ tiêu và tiêu chuẩn lựa chọn thiết bị, công nghệ xử lý phù hợp (Bộ TNMT, 2017; Bộ Xây dựng, 2017).

Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Bài học kinh nghiệm từ một số nước có biện pháp quản lý và xử lý CTR hiệu quả

Thụy Điển: Đây là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về xử lý CTR, bảo vệ môi trường hiện nay. Quốc gia này đã sử dụng 52% tổng khối lượng CTR thu gom được để sản xuất nhiệt và điện; 42% để tái chế và chỉ có 1% lượng CTR bị chôn lấp. 50% lượng điện năng tiêu thụ của đất nước này đến từ năng lượng tái tạo. Quy trình phân loại CTR một cách khoa học được thực hiện từ những năm 70, mỗi gia đình đều có đến 6-7 loại thùng rác phân loại trong nhà để đáp ứng hiệu quả cho “nhu cầu về rác” của các nhà máy điện. Thậm chí, do “nguyên liệu rác” không đủ, Thụy Điển còn nhập khẩu rác từ các quốc gia lân cận, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên rác, vừa thu được một khoản phí thu gom CTR từ các quốc gia đó. Xử lý CTR được coi là một ngành kinh tế của Thụy Điển với khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia. Cùng với đó, chính sách về tái sử dụng toàn quốc được tiến hành rất đồng bộ, chặt chẽ, đồng thời ý thức bảo vệ môi trường của người dân Thụy Điển được đánh giá rất cao.
Nhật Bản: Từ một nước đã từng phải đối mặt với những vấn đề môi trường, nguồn nước nghiêm trọng do CTR gây ra trong nhiều thập kỉ của thế kỉ XX, đến nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những đất nước sạch sẽ nhất thế giới. Theo thống kê những năm gần đây, bình quân mỗi năm nước Nhật xả ra trên 45 tỷ tấn rác, xếp thứ 8 thế giới. Không có nhiều diện tích đất đai để chôn lấp như nhiều nước cùng khu vực châu Á, Nhật Bản lựa chọn giải pháp đốt CTR bằng công nghệ CFB (công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi) có thể đốt cả những vật liệu khó cháy để lấy năng lượng và giảm lượng khí thải NO và NO2. Đến nay, hơn 70% CTR của Nhật Bản được đốt để sản xuất điện, phần còn lại để tái chế và chỉ một lượng nhỏ CTR ở đô thị được đưa đến các bãi rác. Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả bằng cách tập kết CTR vào những bãi rác khép kín trên vịnh Tokyo, dần dần, các bãi rác này biến thành các cụm đảo nhân tạo. Các cụm đảo này được phủ xanh và trở thành cánh rừng có tên gọi Sea Forest, có tác dụng như “máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên” khổng lồ làm mát không khí biển thổi vào Tokyo. Đóng góp vào thành công trong hệ thống quản lý, xử lý CTR của Nhật Bản phải kể đến chính sách của các công ty thu gom CTR và ý thức của người dân trong việc phân loại rác theo nhiều nhóm khác nhau. Nhật Bản cũng là nước có nhiều đăng kí sáng chế liên quan đến công nghệ biến chất thải thành năng lượng nhất trên thế giới. Đứng đầu nộp đơn đăng ký sáng chế trong lĩnh vực này là các công ty Mitsubishi Heavy Industries, Ebara Corporation, NKK Corporation, Kubota, Kawasaki Heavy Industries và Hitachi.
Hàn Quốc: Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong những nước phát triển hàng đầu châu Á. Chính phủ Hàn Quốc có một hệ thống quản lý CTR rất khoa học và tiên tiến, yêu cầu khắt khe với vấn đề phân loại CTR tái chế, đồng thời ý thức đổ rác của người dân rất cao. Thêm vào đó, một mức biểu giá cụ thể được áp dụng đối với những loại CTR có kích cỡ lớn. Theo đó, người dân Hàn Quốc phải trả phí cho việc xử lý những loại CTR cồng kềnh như: Đồ nội thất, đồ dùng thiết bị điện, những thứ không đựng vừa túi ni-lông..., các loại túi ni lông dùng để đựng CTR cũng được phân loại theo địa phương và mục đích. Về xử lý, rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp theo công nghệ hiện đại, liên hoàn khép kín để thu hồi khí bioga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết sẽ tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón. Biện pháp này đã giúp đem lại lợi ích kinh tế cho Hàn Quốc từ việc tái sử dụng chất thải phục vụ phát điện, giảm khí nhà kính và tăng nguồn thu ngân sách từ việc bán hạn ngạch khí thải do tiết kiệm được. Không chỉ dừng lại đó, Chính phủ Hàn Quốc còn tiếp tục xây dựng công viên với chủ đề môi trường trên chính bãi rác này nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất trống bằng cách xây dựng khu vực vui chơi giải trí, thể thao, khu sinh thái, khu hoạt động môi trường phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng.
Singapore: Hiện nay, môi trường của Singapore được coi là sạch và xanh nhất thế giới dù đã được đô thị hóa 100% và đã từng trải qua giai đoạn bị ô nhiễm nghiêm trọng khi quốc gia mới thành lập. Chính phủ nước này đã áp dụng một cách cứng rắn những hình phạt nghiêm khắc để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường và thu gom, phân loại, xử lý CTR đúng nơi quy định. Singapore cũng sử dụng công nghệ đốt rác CFB để đốt được số lượng CTR nhiều nhất nhằm thu năng lượng chạy các tuabin điện. Các chất thải như bụi, khói của quá trình đốt được xử lý bằng hệ thống lọc, trước khi ra ống khói, không khí đã được làm sạch; tro có máy tách kim loại theo nguyên lý nam châm điện trước khi chở đem chôn. Ngoài ra, các bãi chôn lấp CTR của Singapore được lựa chọn là nơi có tầng sét tự nhiên, hoặc xử lý nhân tạo để có tầng sét nhằm tránh nước rỉ từ bãi chôn thấm ra gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Một hệ thống ống dẫn nước từ bãi rác được bố trí dưới đáy hố rác để dẫn nước tiết ra về nhà máy để xử lý. Tại đây, một hệ thống công nghệ của Đức xử lý tổng hợp bằng các phương pháp hóa - lý - cơ học với năng suất 700m3/h để có được nước sạch tuyệt đối trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Đề xuất một số giải pháp

a) Về công tác quản lý

- Thứ nhất, cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với CTR. Cần nhanh chóng sửa đổi các quy định pháp luật để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc giao Bộ TNMT làm đầu mối thống nhất quản lý về CTR. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về quản lý CTR. Cụ thể như cơ chế phối hợp liên vùng, địa phương trong quản lý CTR; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tái chế chất thải, về sản phẩm tái chế, về lò đốt, về trang thiết bị thu gom, vận chuyển… Kiện toàn, thống nhất tổ chức bộ máy ở Trung ương và địa phương theo hướng phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và giao Sở TNMT làm cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý CTR ở tất cả các tỉnh, TP.

- Thứ hai, cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia quản lý CTR. Các địa phương cần phải xây dựng và công bố công khai các đơn giá về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện công khai, minh bạch trong đấu thầu, tuyển chọn nhà đầu tư quản lý CTR. Thực hiện đàm phán rõ ràng với nhà đầu tư, tránh trường hợp không đạt được mục tiêu BVMT; xem xét, nâng thời gian hợp đồng để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ.

- Thứ ba, tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải và thúc đẩy phân loại tại nguồn. Cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biên pháp SXSH, kiểm toán chất thải, vòng đời sản phẩm, ISO 14000. Thực hiện các chương trình truyền thông để thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong cộng đồng dân cư. Thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP để kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng việc hạn chế nhập khẩu phế liệu. Cần thúc đẩy thực hiện phân loại tại nguồn thành 3 loại: (i) chất thải có thể tái chế; (ii) chất thải hữu cơ và; (iii) còn lại. Cần thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý riêng biệt đối với CTR đã được phân loại, tránh chôn lấp chung.

- Thứ tư, cần quan tâm, chú ý đến một số loại chất thải mới nổi, đặc thù. Xây dựng và triển khai thực hiện thành công các chính sách về quản lý chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất, tiêu dùng túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ 2026. Đối với chất thải điện tử, cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện hiệu quả cơ chế thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ sau sử dụng. Đối với chất thải xây dựng, cần phát triển các mô hình tái chế, tái sử dụng.

- Thứ năm, tăng cường quản lý CTR sinh hoạt nông thôn. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản riêng về quản lý CTR nông thôn; nâng tỷ lệ thu gom và xử lý. Tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc lập quy hoạch, bố trí ngân sách và tổ chức thực hiện công tác thu gom, xử lý CTR nông thôn; tăng cường sự phối kết hợp liên vùng, địa phương trong quản lý CTR nông thôn.

b) Về công nghệ xử lý chất thải

- Thứ sáu, định hướng ứng dụng công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương. Thực hiện điều tra, đánh giá các loại hình công nghệ xử lý CTR, từ đó có định hướng khuyến cáo áp dụng phù hợp đối với từng địa phương, vùng, miền. Cần lưu ý đặc trưng của CTR sinh hoạt Việt Nam là có hàm lượng hữu cơ cao (50-60%). Ví dụ, đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, có thể áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh; đối với vùng nông thôn đồng bằng, áp dụng chế biến phân vi sinh với chôn lấp hợp vệ sinh; đối với các đô thị lớn – xử lý bằng bioga và phát điện đối với chất thải hữu cơ và đốt rác kết hợp phát điện đối với chất thải vô cơ, v.v…

- Thứ bảy, từng bước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải. Từng bước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải chính quy, hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0. Khuyến khích phát triển các mô hình, cơ sở xử lý CTR hiện đại như ở Quảng Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bình Dương, Hà Nội… trong thời gian gần đây. Lập và triển khai thực hiện các quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tái chế; thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, loại bỏ dần các cơ sở tái chế lạc hậu ở các làng nghề.

ANH THẮNG

Các tin khác

Bài 2 (Hoài Đức, Hà Nội): Sự “vô cảm” của UBND xã Vân Canh trước hàng loạt tác động tiêu cực đang băm nát quy hoạch tại khu đô thị “ba không”

Bài 2 (Hoài Đức, Hà Nội): Sự “vô cảm” của UBND xã Vân Canh trước hàng loạt tác động tiêu cực đang băm nát quy hoạch tại khu đô thị “ba không”

(SK&MT) - Những vấn đề nổi cộm về vi phạm trật tự xây dựng đã và đang kéo theo hệ luỵ vô cùng lớn về việc: Không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy – Không đảm bảo an ninh trật tự - Không đảm bảo vệ sinh môi trường tại Khu đô thị Vân Canh, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội. Song vì một lý do nào đó, xã Vân Canh đã “ngoảnh mặt làm ngơ” trước chỉ đạo của UBND huyện về việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
Chủ đầu tư thất hứa, đẩy dân vào thế khó

Chủ đầu tư thất hứa, đẩy dân vào thế khó

(SK&MT) - Từ lúc chủ đầu tư dự án hứa bán nền đất kinh doanh cho dân có giá 16,5 triệu đồng/m2, trải qua nhiều năm dây dưa, giá đất tăng đến 60 triệu đồng/m2, đẩy người dân vào thế khó.
Bất chấp lệnh đình chỉ nhà hàng 173 Thái Hà “mở chui” đón khách

Bất chấp lệnh đình chỉ nhà hàng 173 Thái Hà “mở chui” đón khách

(SK&MT) - Trước những vụ cháy liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây tại các cửa hàng, quán ăn, nhà trọ thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) phối hợp Công an các quận, huyện, thị xã thực hiện đồng bộ các biện pháp an toàn PCCC góp phần đảm bảo sinh hoạt, kinh doanh cho người dân. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là vẫn còn một số chủ hộ kinh doanh vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định an toàn PCCC điển hình như cơ sở kinh doanh Phiên phở gà 173 Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh: Cuộc sống và sức khỏe của người dân đang bị ảnh hưởng bởi một bản án?

Xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh: Cuộc sống và sức khỏe của người dân đang bị ảnh hưởng bởi một bản án?

(SK&MT) - Đã hơn hai thập kỷ trôi qua, gia đình bà Trần Thị Bến cõng đơn đi kêu cứu khắp nơi về việc tranh chấp tài sản, tại thửa đất 120, tờ bản đồ 02, có diện tích 160m2, giữa ông Đỗ Đình Vận (anh trai chồng) và ông Đỗ Đình Cử (chồng bà) nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến tinh thần rơi vào trầm cảm, sức khỏe đã yếu nay càng yếu hơn và ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Vĩnh Phúc: Dự án nạo vét ao, hồ không đảm bảo gây ô nhiễm môi trường

Vĩnh Phúc: Dự án nạo vét ao, hồ không đảm bảo gây ô nhiễm môi trường

(SK&MT) - Trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 198 thủy vực nằm trong Danh mục các thủy vực tiếp nhận nước thải của các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để thực hiện khảo sát, lập dự án và hỗ trợ thực hiện nạo vét, cải tạo khắc phục ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số chủ đầu tư dự án và đơn vị thi công còn chưa quan tâm đúng mức vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường, dẫn tới vận chuyển đất, bùn thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư.
Bình Thuận: Đất tặc lộng hành gây hệ lụy lớn

Bình Thuận: Đất tặc lộng hành gây hệ lụy lớn

(SK&MT) - Các thửa đất nông nghiệp bị đào sâu hàng mét, tạo thành những hồ chứa nước loang lổ khắp những cánh đồng. Hàng trăm héc ta đất nông nghiệp đã bị “xẻ thịt”, khai thác, vận chuyển trái phép, bán cho các lò gạch. Vấn nạn này vẫn đang diễn ra trên địa bàn hai huyện Hàm Tân và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận mà chưa thể giải quyết dứt điểm.
Hà Nội: Cần chấn chỉnh việc thi công “ẩu” gây ô nhiễm môi trường

Hà Nội: Cần chấn chỉnh việc thi công “ẩu” gây ô nhiễm môi trường

Để đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm, thành phố Hà Nội đang tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án treo về đích theo kế hoạch. Trong đó, dự án xây dựng Khu tái định cư Nam đường TL 420, khu công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn 1 (dự án TĐC Hòa Lạc giai đoạn I) được kỳ vọng sẽ sớm hoàn thiện sau nhiều năm bị dừng lại. Tuy nhiên, trong quá trình thi công nhà thầu đã để xảy ra nhiều bất cập, tồn tại khiến người dân vô cùng bức xúc như: Thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường, tập kết chất thải không đúng quy định. Hơn nữa dự án chưa đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng nhà thầu đã ồ ạt thi công gây bức xúc cho người dân.
Vụ “Ảnh hưởng đến môi trường, có dấu hiệu vi phạm từ Dự án nạo vét sông Hoạt” tại Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục tồn tại

Vụ “Ảnh hưởng đến môi trường, có dấu hiệu vi phạm từ Dự án nạo vét sông Hoạt” tại Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục tồn tại

(SK&MT) - Sau khi tòa soạn Sức khỏe & Môi trường đăng tải bài viết theo chuyên đề: “Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động tận thu khoáng sản từ Dự án nạo vét sông Hoạt” thuộc xã Hà Tiến, huyện Hà Trung. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương khắc phục các tồn tại.
Thực tiễn chất lượng các công trình dự án chưa đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường, đời sống nhân dân

Thực tiễn chất lượng các công trình dự án chưa đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường, đời sống nhân dân

(SK&MT) - Về lý thuyết, các dự án đầu tư xây dựng vì mục đích dân sinh, đều phải chấp hành đúng các quy định về an toàn, chất lượng thi công theo Luật đầu tư, tuy nhiên, trên thực tế, tại một số địa phương đang xảy ra tình trạng dự án sử dựng nguồn vốn ngân sách nhà nước bị xuống cấp, dự án đang triển khai thi công không đảm bảo chất lượng, biện pháp thi công không phù hợp, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Xem thêm

Đọc nhiều

Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Duyên: Tâm huyết góp sức vào chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam

Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Duyên: Tâm huyết góp sức vào chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam

Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Duyên: Tâm huyết góp sức vào chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024
Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh: Công ty Phú Quân chở cát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh: Công ty Phú Quân chở cát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(SK&MT) - Trong thời gian gần đây, tại xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, hàng loạt xe tải chở cát của Công ty Phú Quân đã trở thành “cơn ác mộng” đối với người dân sống dọc các tuyến đường tại địa phương. Không chỉ gây ô nhiễm không khí ng
Hà Giang: Người dân chịu đựng sống chung với ô nhiễm môi trường hàng chục năm qua

Hà Giang: Người dân chịu đựng sống chung với ô nhiễm môi trường hàng chục năm qua

(SK&MT) - Thực hiện chủ trương kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đầu tư các dự án phát triển chăn nuôi gia súc với quy mô lớn. Tỉnh cũng kỳ vọng các dự án sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi của địa phương đi
Hệ thống phòng khám đa khoa Tâm Phúc: Nơi gửi trọn niềm tin

Hệ thống phòng khám đa khoa Tâm Phúc: Nơi gửi trọn niềm tin

(SK&MT)- Hệ thống phòng khám đa khoa Tâm Phúc là địa chỉ tin cậy đối với nhiều người dân tại tỉnh Đắk Lắk trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Với sự đầu tư toàn diện về máy móc, cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản
ban tin tong hop so 8 thang 11 cua tap chi suc khoe moi truong
ha noi qha dong moi truong song cua nguoi dan khong duoc dam bao boi nhung cong trinh vi pham ttxd
giai phap giam thieu dot ngoai troi su dung thuoc bao ve thuc vat trong nong nghiep co hoi tu gahp
nganh thep huong toi tieu hao nguyen lieu thap
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
thai nguyen gong minh vuot qua trong con lu lich su
thuc trang o nhiem moi truong tu du an xay dung tro thanh noi lo hien huu cua nguoi dan tai hung yen
bo y te ra khuyen cao phong chong dich dau mua khi
Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nơi vùng đất phương Nam

Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nơi vùng đất phương Nam

(SK&MT) - Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh (QP, AN), đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư Quân khu 9 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển k
Đầu tư hơn 1,713 triệu tỷ đồng cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đầu tư hơn 1,713 triệu tỷ đồng cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

(SK&MT) - Tạp chí Sức khỏe và Môi trường trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư ra chủ trương thực hiện 3 đề án, dự án quan trọng của Đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ra chủ trương thực hiện 3 đề án, dự án quan trọng của Đảng

Đây là những đề án, dự án quan trọng, góp phần tôn vinh những giá trị vẻ vang trong lịch sử phát triển của Đảng ta, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, lề lối làm việc và cải cách thủ tục hành chính trong Đảng cũng như góp phần hiện đại hoá cá
Kinh tế xã hội Bạc Liêu tiếp tục khởi sắc

Kinh tế xã hội Bạc Liêu tiếp tục khởi sắc

(SK&MT) - Bằng nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, hiệu quả, phát huy tiềm năng và lợi thế, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu đã phục hồi và có nhiều khởi sắc và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,
Hà Nam sắp có thêm một cơ sở lưu trú chất lượng mới mang tên Legend Valley Hotel

Hà Nam sắp có thêm một cơ sở lưu trú chất lượng mới mang tên Legend Valley Hotel

(SK&MT) - Được dự báo sẽ đón hàng triệu du khách mỗi năm, tỉnh Hà Nam đang trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch với lợi thế vị trí địa lý, kết nối giao thông thuận lợi cùng nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Và đó là lý do khách sạn Legend Valley Hot
Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại và Kích cầu tiêu dùng Khánh Hòa năm 2024

Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại và Kích cầu tiêu dùng Khánh Hòa năm 2024

(SK&MT) - Tối ngày 11/12/2024, tại Quảng trường 2/4 TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại và Kích cầu tiêu dùng Khánh Hòa năm 2024 do Sở Công Thương Khánh Hòa chủ trì thực hiện. Hội chợ được tổ chức từ ngày 11/12 đến 15/12/20
Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn tạo động lực cho đổi mới sáng tạo

Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn tạo động lực cho đổi mới sáng tạo

(SK&MT) - Ngày 10/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) với chủ đề "Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - Từ kế hoạch đến hành động".
Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

(SK&MT) - Ngày 29/11, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã lên tiếng cảnh báo về tỷ lệ nhiễm HIV mới đáng báo động ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ, nhấn mạnh rằng nhóm đối tượng này đang thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa và điều trị.
WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

(SK&MT) - Theo WHO, chưa có bằng chứng về tình trạng lây nhiễm từ người sang người, song cần điều tra kỹ lưỡng mỗi ca bệnh và cần nỗ lực để giảm nguy cơ lây nhiễm giữa động vật sang loài mới cũng như con người.
Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

(SK&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc làm việc với một số doanh nghiệp hàng đầu của Phần Lan về điện, năng lượng tái tạo, môi trường, chiều 27/11 (giờ địa phương), tại Thủ đô Helsinki, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại P
COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

(SK&MT) - Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cam kết của các quốc gia phát triển sẽ thúc đẩy đầu tư vào quá trình chuyển đổi sạch, giảm phát thải và xây dựng khả năng thích ứng trước biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, con số 300 tỉ USD/năm vẫn là quá ít so với nhữn
Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành tại Sun Beauty: Tiên phong trong kỷ nguyên làm đẹp không xâm lấn – tất cả vì khách hàng

Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành tại Sun Beauty: Tiên phong trong kỷ nguyên làm đẹp không xâm lấn – tất cả vì khách hàng

(SK&MT) - Trong thời đại nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe làn da đang đặc biệt được chú trọng, thì song song với tiểu chuẩn “làm đẹp chuẩn y khoa” là phải kể đến đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ tay nghề cao, kiến thức chuyên môn sâu rông. Có thể thấy, vai trò
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024
Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

(SK&MT) - Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY do Công ty TNHH mỹ phẩm HAMYY tổ chức diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện được công ty định hướng với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt Nam, sản phẩm chăm sóc
Thạc sĩ - Bác sĩ Ma Doãn Dương: “Bậc thầy giấu sẹo”

Thạc sĩ - Bác sĩ Ma Doãn Dương: “Bậc thầy giấu sẹo”

(SK&MT) - Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) cùng sự kết hợp hoàn hảo giữa dao mổ laser C02 Diamond, bác sĩ Ma Doãn Dương đã thực hiện thành công hơn 18.000 ca combo nâng ngực - hút mỡ. Bàn tay vàng kiến tạo những đường cong
Vĩnh Phúc khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh lần thứ hai, năm 2024

Vĩnh Phúc khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh lần thứ hai, năm 2024

(SK&MT) - Sáng 20/12/2024, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024 (Techfest VinhPhuc 2024) với chủ đề
Công nghệ AI có khả năng phát hiện ung thư cao hơn 21%

Công nghệ AI có khả năng phát hiện ung thư cao hơn 21%

(SK&MT) - Một chương trình sàng lọc ung thư vú tại Mỹ vừa công bố những kết quả đáng chú ý về việc ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong việc phát hiện ung thư vú qua chụp nhũ ảnh.
Hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức của các tổ chức KH&CN

Hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức của các tổ chức KH&CN

(SK&MT) - Ngày 10/12/2024, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo để các tổ chức KH&CN trực thuộc chia sẻ kinh nghiệm của mình trong hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức. PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA chủ trì hội
Kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp vì tương lai xanh ở Việt Nam

Kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp vì tương lai xanh ở Việt Nam

(SK&MT) - Tại Hội thảo “Vì tương lai xanh” do Đại học VinUni phối hợp cùng Bộ KH&CN và một số đại học quốc tế khác, các chuyên gia đã cùng trao đổi nhằm xây dựng môi trường hợp tác, kết nối các nhà nghiên cứu và nhà sáng tạo để khám phá các giải pháp xan

Nổi bật

Vĩnh Phúc: Bảo đảm môi trường "Xanh - Sạch - Đẹp" sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên

Vĩnh Phúc: Bảo đảm môi trường "Xanh - Sạch - Đẹp" sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên

(SK&MT) - Để sẵn sàng cho chương trình kỷ niệm 125 năm thành lập đô thị Vĩnh Yên (29/12/1899 - 29/12/2024) diễn ra, Đảng bộ và chính quyền thành phố Vĩnh Yên đã đề ra nhiều giải pháp tổng hợp để đảm bảo môi trường sạch đẹp, góp phần tạo không khí vui tươi
Vĩnh Phúc khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh lần thứ hai, năm 2024

Vĩnh Phúc khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh lần thứ hai, năm 2024

(SK&MT) - Sáng 20/12/2024, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024 (Techfest VinhPhuc 2024) với chủ đề
Đắk Lắk: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm tại xã Ea Riêng

Đắk Lắk: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm tại xã Ea Riêng

(SK&MT) - Ruồi nhặng, mùi hôi thối, nước dơ bẩn… từ bãi rác tự phát tồn tại cả tháng nay ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cuộc sống của người dân. Bãi rác gây bức xúc cho nhiều hộ dân khi hàng ngày họ phải sống chung với hôi thối khiến sinh hoạt bị đả
Quy định mới của EU nhằm giảm lượng rác thải bao bì

Quy định mới của EU nhằm giảm lượng rác thải bao bì

(SK&MT) - Theo quy định, các doanh nghiệp sẽ phải giảm thiểu đáng kể trọng lượng và kích thước bao bì, hạn chế sản xuất bao bì không cần thiết.
Công nghệ tiên tiến chẩn đoán ung thư vú lần đầu tiên có ở Việt Nam

Công nghệ tiên tiến chẩn đoán ung thư vú lần đầu tiên có ở Việt Nam

(SK&MT) - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận hệ thống Mamomat Revelation từ Siemens Healthineers. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ mở rộng các lựa chọn chẩn đoán hiện có, cung cấp khả năng tiếp cận hình ảnh học chức năng tuyến vú bằng phương pháp chụp
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động