Triển khai chiến lược phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.
![]() |
GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu |
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, kháng thuốc vẫn đang là mối lo ngại ở Việt Nam, bất chấp những tiến bộ khoa học đã đạt được trong 10 năm qua.
Thậm chí, xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng trong thập kỷ qua. Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, bao gồm năng lực hạn chế của các phòng xét nghiệm trong việc tiến hành giám sát và phân tích dữ liệu, kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp và thiếu việc thực thi các quy định về bán thuốc kháng sinh.
TS. Angela Pratt, đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam cũng chia sẻ, Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.
Tuy nhiên, TS. Angela Pratt đánh giá cao cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam và sự hưởng ứng trong Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc từ 18-24/11/2023 với chủ đề là "cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc".
Hiện, Việt Nam là 1 trong 6 nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực trong phòng chống kháng thuốc
Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành để bảo vệ hiệu quả của thuốc kháng vi sinh vật và giải quyết mối đe dọa phức tạp và ngày càng gia tăng của kháng thuốc tại Việt Nam.
![]() |
Lễ ký văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam |
Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, khiến cho việc điều trị nhiễm trùng ngày càng trở nên khó khăn hoặc không thể điều trị được.
Chiến lược đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường giám sát, thúc đẩy sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong y tế và nông nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về hậu quả của việc lạm dụng và sử dụng quá mức thuốc kháng vi sinh vật ở cả con người và động vật.
Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Y tế kêu gọi cùng chung tay thực hiện và hỗ trợ những sáng kiến của Chiến lược này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như sức khỏe của các thế hệ tương lai.
Chiến lược này là một bước quan trọng hướng tới việc làm chậm sự tiến triển kháng thuốc, vốn là một thực trạng mà Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố là 1 trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt.
"Để đạt được tiến bộ, đặc biệt là về sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, cũng đòi hỏi nỗ lực thống nhất từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực tư nhân, nông dân và quan trọng nhất là mỗi người dân ở Việt Nam. Trong công cuộc quan trọng này, Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác khác sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam", TS. Pratt chia sẻ.
TS. Rémi Nono Womdim, đại diện Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam cũng cho biết, kháng thuốc trong thực phẩm và nông nghiệp cũng gây rủi ro cho hệ thống lương thực, sinh kế và nền kinh tế. Hơn nữa, kháng thuốc có thể lây lan giữa các vật chủ và môi trường khác nhau, đồng thời các vi sinh vật kháng thuốc có thể làm ô nhiễm chuỗi thức ăn. Điều này làm cho kháng thuốc trở thành một vấn đề vượt qua ranh giới ngành.
Vì vậy, thực hành chăn nuôi tốt, an toàn sinh học, vệ sinh, tiêm phòng và các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng khác là rất cần thiết để giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật. Việc thực hành nông nghiệp tốt và quản lý vi sinh vật gây hại và cung cấp một cách tiếp cận toàn hệ thống để giữ cho cây trồng khỏe mạnh và chỉ sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc chống vi sinh vật như là lựa chọn cuối cùng.
Đối với người dân, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân chỉ nên dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi sinh vật khác do bác sĩ kê đơn, luôn tuân thủ theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng kháng sinh; không bao giờ dùng chung hoặc sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.
Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường trở nên khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.
Nhiều yếu tố đã đẩy nhanh mối đe dọa kháng kháng sinh trên toàn thế giới, bao gồm việc sử dụng quá mức và không hợp lý thuốc ở người, vật nuôi và nông nghiệp, cũng như khả năng tiếp cận kém với nước sạch và vệ sinh.
Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc (WAAW) là một chiến dịch toàn cầu được tổ chức hàng năm vào ngày 18-24/11 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc, đồng thời khuyến khích các thực hành tốt trong cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan theo tiếp cận Một Sức khỏe - những người đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự xuất hiện và lan rộng của kháng thuốc.
Các tin khác

Những trở ngại lớn trong điều trị ung thư ở nước ta hiện nay

Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế Sửa đổi bổ sung trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (BHYT)

Hướng dẫn thanh toán thuốc, vật tư, sinh phẩm mua từ nguồn ngân sách cho khám, chữa bệnh BHYT

Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ bệnh đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

Cảnh báo gia tăng bệnh đau mắt đỏ

Quảng Bình có thêm bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Có khoảng 4.840 bệnh nhân tâm thần đang được quản lý tại Khánh Hòa

Không để thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Máy lọc không khí - khử khuẩn Saniair V1 Lọc không khí - ngăn chặn virus/vi trùng

Bếp gas có thể khiến phổi của bạn dễ bị tổn thương bởi Nitơ Dioxide

Dinh dưỡng và sức khỏe

Cơn tăng huyết áp

Dầu thực vật - liệu có an toàn?

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Nâng ngực, hút mỡ cùng lúc: Liệu có đảm bảo an toàn?

Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành tại Sun Beauty: Tiên phong trong kỷ nguyên làm đẹp không xâm lấn – tất cả vì khách hàng

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

Nhóm thực phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Dinh dưỡng lành mạnh - lá chắn phòng ngừa ung thư
Nổi bật

Cần Thơ khai mạc Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
