Vì một tương lai không rác thải nhựa
Đó là thông điệp của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi tới Lễ hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 được tổ chức ngày 1/6 tại Hạ Long.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường gửi tới thông điệp: Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ. Ảnh: Bộ NN&MT |
Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rằng, mỗi năm, thế giới thải ra hàng trăm triệu tấn nhựa. Rất nhiều trong số đó không bao giờ biến mất, mà chỉ len lỏi vào đất, nước, không khí và cả cơ thể chúng ta. Việt Nam, với đường bờ biển dài, sản xuất tiêu dùng tăng trưởng nhanh cũng đang chịu sức ép không nhỏ từ loại chất thải này.
![]() |
Vậy đâu là những giải pháp để tìm ra những hướng đi mới chống ô nhiễm nhựa?
Từ năm 2020, với Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam đã chọn cho mình một cách đi mới. Không còn chỉ là thu gom, xử lý bằng những giải pháp lạc hậu, cách làm mệt mỏi và tốn kém mà là chủ động phòng ngừa, tái sử dụng, tái chế và thiết kế sinh thái ngay từ đầu.
Một trong những điểm nhấn của bước ngoặt này chính là cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Doanh nghiệp giờ đây không chỉ làm ra sản phẩm mà họ còn phải có trách nhiệm đến cùng với những gì mình tạo ra.
Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, sự chuyển hướng này không đơn giản, nhưng nó đáng giá. Bởi chỉ khi sản phẩm được thiết kế để không trở thành rác, khi vòng đời của vật liệu được kéo dài bằng tái chế, và khi hành vi tiêu dùng được điều chỉnh bằng chính sách, chúng ta mới có thể thực sự xoay chuyển cục diện.
Và điều đáng mừng là, những thay đổi ấy đang bắt đầu hiện hữu tại nhiều doanh nghiệp, địa phương và một số cộng đồng. Nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn, “chợ dân sinh xanh”, và các khu đô thị không rác thải nhựa. Các doanh nghiệp đã bước đầu nghiên cứu, áp dụng vật liệu sinh học và bao bì tái chế, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn.
Tại Quảng Ninh, chương trình “Vịnh Hạ Long không rác thải nhựa” và “Cô Tô không nhựa” đã ghi dấu ấn với việc thay thế hơn 98% phao xốp một loại rác nguy hiểm trên biển bằng phao nhựa HDPE thân thiện hơn. Những hành động như vậy, dù ở cấp địa phương, lại có sức lan tỏa rất lớn.
Nhưng cũng từ những câu chuyện ấy, ta thấy rõ một điều: không ai có thể đơn độc trong hành trình này. Nhà nước không thể làm thay nếu doanh nghiệp vẫn sản xuất nhựa dùng một lần không kiểm soát. Doanh nghiệp không thể đứng vững nếu người tiêu dùng không lựa chọn xanh. Người dân không thể thay đổi nếu không được tiếp cận thông tin, hỗ trợ từ chính quyền và tự thay đổi các ứng xử với nhựa sử dụng một lần. Mỗi mắt xích phải vận hành, cỗ máy chung mới chuyển động.
Cuộc chiến chống rác thải nhựa không phải những hoạt động, phong trào, chương trình trong một sớm một chiều. Đó là một hành trình dài hơi, hành trình kiến tạo một nền văn hóa tiêu dùng có trách nhiệm, một mô hình sản xuất bền vững, và một hệ sinh thái chính sách biết lắng nghe, điều chỉnh và thích nghi.
Nếu hôm nay, chúng ta còn có thể lựa chọn, thì hãy lựa chọn cách ứng xử mạnh mẽ với nhựa sử dụng một lần. Nếu có thể thay đổi một thói quen như mang theo túi vải khi đi chợ, nói không với ống hút nhựa, thì hãy làm ngay.
Nếu là doanh nghiệp, hãy nghĩ về một dòng sản phẩm mới, nơi “xanh” không chỉ là màu sắc mà là cam kết. Bởi tương lai không tự nhiên mà có, tương lai là thứ được tạo nên từ từng hành động nhỏ hôm nay.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp và môi trường gửi tới thông điệp rằng: Chống ô nhiễm nhựa phải là hành động đồng bộ, là sự chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng quốc tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ môi trường sống, gìn giữ hành tinh xanh cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
Chúng ta hãy cùng nhau, bắt đầu từ những điều giản dị nhất, vì một Việt Nam không rác thải nhựa. Vì những dòng sông trong xanh, những bãi biển không còn chai lọ trôi dạt, và vì thế hệ mai sau có thể tự hào nói rằng, ngày hôm nay chúng ta đã gìn giữ cho hành tinh xanh và sạch hơn.
Từ cam kết quốc tế đến hành động quốc gia
![]() |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2025. |
Với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa”, Ngày Môi trường Thế giới năm nay là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc trước một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế kỷ XXI.
Trong nước, hàng loạt chính sách đã được ban hành và triển khai mạnh mẽ: Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Kế hoạch hành động quốc gia về rác thải nhựa đại dương với mục tiêu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa trên biển; chấm dứt hoàn toàn việc vứt bỏ ngư cụ xuống biển; không còn nhựa dùng một lần tại các cơ sở du lịch, khu bảo tồn biển…
![]() |
Toàn cảnh Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2025. Ảnh: Báo NN&MT |
Các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương… đã có những sáng kiến đáng ghi nhận như “chợ dân sinh xanh”, “đô thị không rác thải nhựa”, “phân loại rác tại nguồn”. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi sang vật liệu sinh học, bao bì tái chế, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất.
Riêng tại Quảng Ninh, các chương trình “Vịnh Hạ Long không rác thải nhựa” và “Cô Tô không nhựa” đã đạt tỷ lệ chuyển đổi phao xốp sang phao nhựa HDPE trên 98%, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ hệ sinh thái biển.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành, dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên Công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa vẫn còn đối mặt không ít thách thức. Hành lang pháp lý tuy đã hình thành nhưng khâu thực thi còn hạn chế. Việc phân loại rác tại nguồn chưa đồng bộ, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư vào công nghệ do chi phí cao, trong khi thói quen sử dụng nhựa một lần vẫn phổ biến trong cộng đồng.
Ô nhiễm nhựa không chỉ là một vấn đề môi trường, mà còn là phép thử cho sự thích ứng của Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và kinh tế tri thức. Công nghệ cao, sự đổi mới sáng tạo và liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân chính là chìa khóa để Việt Nam biến thách thức thành động lực phát triển bền vững.
“Chúng tôi kêu gọi toàn thể các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, mỗi người dân hãy cùng hành động. Đừng thờ ơ trước ô nhiễm nhựa. Hãy chủ động kiến tạo lối sống xanh vì môi trường hôm nay và vì một tương lai bền vững”, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh trong lời kết.
Nhằm thúc đẩy sự tham gia sâu rộng của các tầng lớp xã hội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức phát động Chiến dịch “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa - Lan tỏa lối sống xanh”, với 6 nội dung trọng tâm: - Tổ chức “Ngày không nhựa dùng một lần” tại công sở, trường học, siêu thị, chợ… - Phát động phong trào phân loại rác tại nguồn, thu gom, tái chế rác nhựa ở các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp. - Nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, hạn chế sử dụng nhựa trong sản xuất. - Đẩy mạnh truyền thông, nhất là truyền thông số để nâng cao nhận thức cộng đồng, cổ vũ hành động thiết thực. - Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế rác nhựa, sản xuất vật liệu thay thế thân thiện môi trường. - Kịp thời khen thưởng các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác phòng chống ô nhiễm nhựa. |
Biến rác thành tài nguyên, lan tỏa sống xanh
Bên cạnh những thông điệp lớn về chống ô nhiễm rác thải nhựa và tăng trưởng xanh, nhiều sáng kiến cộng đồng được vinh danh, trong đó có mô hình kinh tế tuần hoàn do HTX Green Life Hạ Long triển khai.
![]() |
Bà Trần Thị Hương, Giám đốc HTX Green Life, phát biểu tại lễ mít tinh sáng 1/6. Ảnh: Báo NN&MT |
Bà Trần Thị Hương, Giám đốc HTX Green Life chia sẻ, hành trình bắt đầu từ những việc nhỏ như: gom từng chai nhựa, nhặt từng mảnh vải vụn, ủ phân compost từ rác hữu cơ. “Chúng tôi, những người nông dân, người tiêu dùng và người sáng tạo, chọn đi theo con đường kinh tế tuần hoàn”, bà nói.
Khởi đầu từ ý tưởng tái chế rác thải sinh hoạt, đến nay Green Life Hạ Long đã phát triển thành một mạng lưới liên kết cộng đồng gồm nông dân, trường học, chợ dân sinh và doanh nghiệp địa phương. Toàn bộ quy trình gồm 3 bước: thu gom, làm sạch và tái chế. Những vật liệu tưởng như bỏ đi như túi nilon, vải thừa, banner PVC, được phân loại thủ công rồi chuyển hóa thành sản phẩm hữu ích như túi xách, thảm, bảng tên, dây buộc tóc.
“Tái chế là quá trình tái sinh. Một mảnh vải nhỏ cũng có thể kể lại câu chuyện về lối sống xanh”, bà Hương chia sẻ. Không có dây chuyền hiện đại, Green Life vẫn vận hành nhờ sự kiên trì và bàn tay cần mẫn của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ, những người theo bà “giữ lấy màu xanh” bằng trái tim.
Những vật phẩm này không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn truyền tải thông điệp sống xanh đến người dùng. Mỗi sản phẩm bán ra đều kèm theo thông tin về nguồn gốc vật liệu, quy trình tái chế và hướng dẫn sử dụng bền vững, tạo sự kết nối giữa sản phẩm và câu chuyện phía sau.
Quảng Ninh, địa phương đăng cai lễ mít tinh vì môi trường năm nay, đang thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, mục tiêu đến năm 2030, ít nhất 30% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế hoặc tái sử dụng. Tỉnh cũng đang kêu gọi sự tham gia của các HTX, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư vào mạng lưới phân loại rác tại nguồn và phát triển sản phẩm thân thiện môi trường.
Green Life Hạ Long là một trong số những mô hình được đánh giá cao trong việc kết nối các bên liên quan vào chuỗi giá trị kinh tế tuần hoàn. Ngoài hoạt động tái chế, HTX đang mở rộng sang lĩnh vực du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường. Nhiều trường học tại Hạ Long đã hợp tác tổ chức chương trình ngoại khóa giúp học sinh tham gia trực tiếp vào việc thu gom, phân loại và tái chế rác, tạo nền tảng cho một thế hệ tiêu dùng mới có trách nhiệm hơn với môi trường.
“Chúng tôi không có công trình lớn, nhưng có niềm tin rằng mỗi hành động nhỏ, nếu bền bỉ, đều có thể tạo ra khác biệt”, bà Hương nói.
Dự kiến trong năm 2025, Green Life sẽ phối hợp cùng các tổ chức xã hội triển khai chiến dịch “Rác không còn vô danh”, hướng tới phân loại và tái sinh rác thải ngay tại nguồn. Đồng thời, HTX cũng đang xây dựng nền tảng trực tuyến để kết nối người tiêu dùng với các sản phẩm tái chế, mở rộng thị trường cho hàng hóa thân thiện môi trường.
“Chúng ta không có hành tinh dự phòng. Bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ hôm nay, từ tôi, từ bạn, từ mỗi cộng đồng”, bà Hương kết luận. Và từ Hạ Long, nơi phát đi thông điệp sống xanh năm nay, làn sóng kinh tế tuần hoàn dần lan rộng, bằng những cách hành động dù nhỏ nhưng thiết thực.
Giải pháp hệ thống có thể bắt đầu từ hành động nhỏ
Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường 2025, ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam không bắt đầu bằng lời kêu gọi, mà bằng một con số: Hơn 11 triệu tấn nhựa đổ xuống đại dương mỗi năm.
![]() |
Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2025. Ảnh: Báo NN&MT |
Trên mảnh đất Hạ Long, địa phương đang đối diện trực tiếp với vấn nạn ô nhiễm biển, ông Thịnh cho rằng, rác thải nhựa không còn là cảnh báo tương lai, mà là một thực trạng hàng ngày, âm thầm phá hủy toàn bộ chuỗi sinh thái biển. Nó không chỉ là rác, mà còn là điểm khởi đầu cho chuỗi tác động: mất đa dạng sinh học, đứt gãy sinh kế và chi phí khắc phục tăng cao.
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km và tỷ trọng lớn từ kinh tế biển, Việt Nam khó có thể đứng ngoài chuỗi tác động này. Một khi bị rác nhựa tấn công, hệ sinh thái biển sẽ chịu tổn thất khôn lường.
Tuy nhiên, ông Thịnh không kêu gọi thay đổi vĩ mô mà bắt đầu từ cấp độ cá nhân, những hành động nhỏ và khả thi như từ chối đồ nhựa dùng một lần, thay thế bằng vật dụng bền vững. Câu chuyện chiếc túi nylon dùng vài phút nhưng tồn tại hàng trăm năm không còn mới, nhưng vẫn chưa có lời giải phổ quát bởi hành vi chưa thay đổi.
Ở cấp hệ thống, ông nhấn mạnh tới việc phân loại rác tại nguồn, điều đã được luật hóa nhưng chưa vận hành hiệu quả. Theo vị chuyên gia về môi trường, rác vẫn trộn lẫn, tái chế không hiệu quả, các mô hình giảm nhựa, chống ô nhiễm nhựa tại địa phương còn mang tính thử nghiệm. Trên cơ sở đó, WWF Việt Nam hiện triển khai một số dự án tại Côn Đảo, Phú Quốc, với điều kiện tiên quyết là chính quyền địa phương phải vào cuộc từ đầu.
Một trọng tâm khác trong bài phát biểu là vai trò của giáo dục và truyền thông. Ông không cổ súy cho tuyên truyền một chiều, mà đề xuất thiết kế thông tin theo cách giúp cộng đồng nhận diện được lợi ích kinh tế gắn với hành vi thân thiện với môi trường.
Thay vì chỉ cảnh báo, thông điệp cần gắn với lợi ích trực tiếp. Chẳng hạn, khi ngư dân nhận thấy rác nhựa làm giảm lượng khách du lịch hoặc tăng chi phí thu gom, họ sẽ tự điều chỉnh cách xử lý rác trên tàu.
Về dài hạn, ông đánh giá cao những nỗ lực thể chế như Luật Bảo vệ môi trường, cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các giải pháp pháp lý chỉ thực sự hiệu quả nếu đi kèm dữ liệu đầy đủ và có hành lang thử nghiệm rõ ràng cho các mô hình tái chế, tái sử dụng.
Đối với doanh nghiệp, chỉ dừng lại ở trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là chưa đủ, họ cần thêm chính sách hỗ trợ cụ thể để có động lực mạnh mẽ hơn trong việc chống ô nhiễm nhựa.
Kết thúc phát biểu, ông Thịnh nhấn mạnh: “Mỗi hành động nhỏ có thể trở thành phần tử trong giải pháp hệ thống.” Theo ông, chỉ khi hành vi cá nhân kết nối được với chính sách, thị trường và mô hình quản lý chất thải, cuộc chiến với rác nhựa mới có thể chuyển từ thụ động đối phó sang chủ động kiến tạo.
Các tin khác

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Chung tay bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương

Kiểm định khí thải xe máy từ tháng 7/2027

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang thị trường Nhật Bản

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Chấm dứt ô nhiễm nhựa từ mỗi hộ gia đình

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang thị trường Nhật Bản

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Ô nhiễm rác thải nhựa sinh hoạt: Mối nguy hại hiện hữu trong mùa mưa bão

Nhật ký tuổi vàng: Hành trình theo đuổi hạnh phúc và an yên tại Phương Đông Asahi

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
