Vựa lúa miền Tây – Kỳ 1: Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp
Trong kỳ 1 của bài viết “Vựa lúa miền Tây và hành trình sản xuất gạo phát thải thấp” nhóm phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường sẽ tìm hiểu, phân tích về quy trình sản xuất theo Đề án nhằm nâng cao thu nhập của người dân, góp phần bảo vệ môi trường. Cùng với đó, là sự liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân để tạo ra mối liên kết bền chặt, hướng tới mục tiêu sản xuất lúa gạo trách nhiệm, bền vững.
![]() |
Lô gạo đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. |
Trong những ngày đầu tháng 6 vừa qua, lô gạo giảm phát thải đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại nhà máy của Công ty Trung An với 500 tấn, quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế từ tiếp nhận nguyên liệu đến đóng gói xuất khẩu. Lô gạo này nằm trong số 20.000 tấn gạo được Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam cấp chứng nhận “Gạo Việt xanh phát thải thấp” cho 7 doanh nghiệp sản xuất theo Đề án 1 triệu hecta.
Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” do Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI); Tổ chức Phát triển Hà Lan và Ngân hàng thế giới (WB) tiến hành xây dựng.
![]() |
Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”. |
Theo ông Phạm Thái Bình, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ, lô gạo 500 tấn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá bán hơn 800 USD/tấn được canh tác theo quy trình Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Để lúa vào thị trường Nhật Bản, Công ty đã phối hợp với Tập đoàn MURASE (Nhật Bản) hợp tác trồng lúa, sử dụng các giống lúa từ Nhật Bản và các kỹ sư nông nghiệp áp dụng quy trình khép kín từ cánh đồng đến bàn ăn.
Nhu cầu gạo chất lượng cao, giảm phát thải của thị trường thế giới rất lớn. Vì vậy, phía Công ty đang lên kế hoạch tăng diện tích trồng lúa an toàn, phát thải thấp và lên kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm ăn liền từ gạo tiêu chuẩn, phát thải thấp phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản.
“Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đây là cái giải pháp duy nhất để chúng ta tránh cái tình trạng lúa được mùa mất giá, rồi được giá mất mùa, người nông dân sản xuất ra không có nơi tiêu thụ phải bán đổ, bán tháo, còn doanh nghiệp khi giá gạo trên thế giới xuống thấp không có đủ tiền mua cho nên phải ngưng ký hợp đồng, ngưng thu mua, ảnh hưởng giá lúa của bà con nông dân. Khi chúng ta thực hiện Đề án rồi thì nguồn vốn ngân hàng đã cam kết đầy đủ cho tất cả khâu liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp thế thì không có lý do gì mà chúng ta không thu mua lúa hết của bà con nông dân, lúc này doanh nghiệp có đầy đủ vốn rồi, vay được ngân hàng rồi, kể cả dài hạn và ngắn hạn, cái đề án này là giải pháp hữu hiệu nhất”, ông Bình nhấn manh.
![]() |
TĐề án 1 triệu hecta lúa ở ĐBSCL. |
Trong triển khai, các mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải đã mang lại lợi ích về kinh tế lẫn môi trường. Trong đó, đã giảm lượng giống, tiết kiệm phân bón, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm lượng nước tưới. Cùng với đó là tăng năng suất, giúp nâng cao thu nhập của nông dân từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Đặc biệt, canh tác lúa theo Đề án đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm trung bình 2 - 12 tấn CO₂ tương đương/ha.
Ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ cho biết, HTX đã mở rộng diện tích khi tính hiệu quả của đề án đã được chứng minh và nhận thức của bà con được nâng cao. Cùng với đó, HTX cũng tận dụng rơm rạ để sản xuất nấm và phân hữu cơ cũng mang lại thêm nguồn thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cao Khải, để nhân rộng Đề án thì người dân, HTX cần được tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp để mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
“Đề án 1 triệu hecta thật sự mang lại hiệu quả, rất lợi ích cho bước đầu, bà con xung quanh đã ý thức thêm, đã nhận ra được cái kết quả của thực hiện đề án của mô hình 1 triệu hecta ở hợp tác xã, một hình ảnh nó sẽ lan tỏa ra nhiều hơn nữa. Tại vì giá cả thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao mà giảm phân, giảm giống mà năng suất không giảm, tăng lợi nhuận lên thì đương nhiên bà con phải theo thôi”, Giám đốc HTX Tiến Thuận Nguyễn Cao Khải thông tin thêm.
![]() |
Đề án 1 triệu hecta giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. |
Thành phố Cần Thơ đã đăng ký tham gia với diện tích 48.000 ha trên địa bàn 3 huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh. Hiện nay địa phương đã triển khai 6 mô hình điểm với tổng diện tích 170 hecta, áp dụng các giải pháp tiên tiến như gieo sạ cơ giới, giảm lượng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tưới ngập khô xen kẽ. Các mô hình đạt hiệu quả cao về năng suất, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND Cần Thơ, năm nay, Cần Thơ sẽ mở rộng diện tích áp dụng lên khoảng 35.000 ha và xây dựng kế hoạch cụ thể để huy động các nguồn lực thực hiện Đề án giai đoạn 2026-2030. Cùng với đó, thành phố cũng đã ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giám sát và hỗ trợ nông dân như bản đồ số, ứng dụng cảnh báo thời tiết, thị trường. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của Cần Thơ là hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở một số khu vực chưa đồng bộ, việc thu gom, vận chuyển rơm rạ chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy cần có những giải pháp để tháo gỡ, đảm bảo mở rộng diện tích theo kế hoạch.
“Các mô hình ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước tưới, giảm khí phát thải, năng suất, chất lượng lợi nhuận đều tăng. Giải pháp kỹ thuật của đề án lan tỏa ngày càng nhanh, hiệu quả, thành phố mở rộng được diện tích là khoảng 30.000 hecta. Trong đó, việc ứng dụng các giải pháp cơ giới đồng bộ, giảm giống, giảm vật tư, các giải pháp tưới ngập khô xen kẽ ngày càng đồng bộ. Về nhận thức của cộng đồng, về quản lý, sử dụng rơm, rạ ngày càng được nâng lên, quy trình kỹ thuật thu gom rơm, rạ được nghiên cứu triển khai ứng dụng nhanh”, ông Dương Tấn Hiển chia sẻ thêm.
![]() |
Liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong Đề án. |
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ NN&MT cho biết, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường. Đến nay đã có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia Đề án, trong đó 40% là các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản quy mô liên kết từ 200 hecta trở lên. Bên cạnh đó, Bộ NN&MT đang cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin của 620 hợp tác xã tham gia Đề án, tạo nền tảng cho việc kết nối, hỗ trợ và giám sát quá trình triển khai, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo.
Theo bà Hương, Đề án đã tác động rõ rệt đến tư duy sản xuất của người dân từ truyền thống sang bền vững, hướng tới giảm phát thải, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc triển khai quy trình canh tác bền vững giúp chứng minh rõ ràng hiệu quả trong giảm phát thải khí nhà kính. Hiện nay, các địa phương đang chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể theo từng vùng sinh thái, gắn với điều kiện sản xuất thực tế và tiềm năng thị trường tiêu thụ.
“Mở rộng diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững này. Trên cơ sở đấy các địa phương cũng cần phải chủ động để xây dựng kế hoạch để và triển khai thực hiện đề án theo từng vùng sinh thái cụ thể của địa phương và gắn với điều kiện sản xuất thực tế cũng như tiềm năng thị trường tiêu thụ của địa phương. Đặc biệt, là cũng nên có những cái phương án điều chỉnh kịp thời cái việc triển khai đề án để thích ứng với cái mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được triển khai trong thời gian tới. Thứ hai, đề nghị các địa phương tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã trong việc nâng cao năng lực, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất”, bà Nguyễn Thị Thu Hương chia sẻ.
![]() |
Người dân ở vùng ĐBSCL thu hoạch lúa. |
Năm nay là năm quan trọng, đánh dấu giai đoạn kết thúc của giai đoạn đầu Đề án. Vì vậy, để đạt mục tiêu triển khai như kế hoạch và đạt 1 triệu hecta vào năm 2030, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể theo từng vùng sinh thái, gắn với điều kiện sản xuất thực tế và tiềm năng thị trường tiêu thụ.
Qua triển khai thí điểm, Đề án 1 đã chứng minh tính hiệu quả và nhận được sự hưởng ứng, đồng tình ủng hộ của người dân, HTX, doanh nghiệp vùng ĐBSCL. Những tín hiệu đầu tiên khi lô gạo giảm phát thải thấp đã bước chân vào thị trường Nhật Bản, điều này càng đã khẳng định hơn nữa thương hiệu, uy tín của ngành hàng và thể hiện rõ cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
Trong kỳ 2 của loạt bài nhóm phóng viên chúng tôi sẽ đề cập đến việc triển khai các chính sách để hỗ trợ người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Đề án và những mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân để cùng chung tay xây ngành hàng theo hướng bền vững, trách nhiệm và thân thiện với môi trường.
Các tin khác

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Phát triển năng lượng tái tạo để Việt Nam phát triển bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Đột phá 6 HMO từ Vinamilk Optimum: Từ giải pháp cho các bà mẹ Việt đến diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất khu vực

Đoàn công tác Bộ Quốc phòng dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến

Cần cơ chế hỗ trợ chính sách cho chuyển đổi xanh

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Trường Đại học Điện lực tham dự tọa đàm “Điện gió ngoài khơi Việt Nam” tại Vương quốc Anh

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
