Việt Nam học được gì từ thành công về kinh tế tuần hoàn sáng tạo của Israel ?
Việt Nam học được gì từ thành công về kinh tế tuần hoàn sáng tạo của Israel ? |
Trao đổi về vấn đề này, tại Hội thảo “Thách thức và cơ hội cho Phát triển nền kinh tế tuần hoàn - Kinh nghiệm thực tiễn và Đổi mới sáng tao từ Israel” do Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức vào ngày 23/9 vừa qua, bà Sharon Madel Artzy, người sáng lập và Giám đốc điều hành Nền tăng Circular Economy Israel cho biết, sự chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn mang đến cơ hội mới cho đổi mới và tạo ra giá trị trong nền kinh tế đang thay đổi. Đó là con đường “đạt được nhiều hơn với nguồn lực ít hơn” giúp Israel vượt qua được thách thức không thể dựa vào khai thác tai nguyên để phát triển trong tương lai.
Bà Sharon Madel Artzy, Giám đốc điều hành Nền tảng Kinh tế tuần hoàn Israel chia sẻ kinh nghiệm. |
Để phát triển nền kinh tế tuần hoàn bền vững, Chính phủ Israel đã có những hỗ trợ đặc biệt cho các sáng kiến kinh tế tuần hoàn thông qua việc xây dựng, ban hành Kế hoạch kinh tế tuần hoàn quốc gia do Bộ Kinh tế và Công nghiệp thực hiện, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tái chế và năng lượng tái tạo; đồng thời trợ cấp và hỗ trợ tài chính cho đổi mới trong công nghệ môi trường. Chẳng hạn như Kế hoạch Yeushalem trợ cấp cho các cơ sở tái chế và phát triển công nghệ xanh và các khoản trợ cấp liên tục từ cơ quan Đổi mới (thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp). Viện sản xuất tiên tiến và hiệu quả tài nguyên thuộc bộ này đã tư vấn cho tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hợp nhất các hành động dưới một thực thể, dựa trên khái niệm “Công nghiệp 5.0” nhấn mạnh tới sự hài hòa và hiệu quả hoạt động giữa kinh doanh và môi trường.
Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Chiến lược quản lý chất thải quốc gia chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, với mục tiêu giảm tỷ lệ chôn lấp chất thải xuống 20% và tăng tỷ lệ tái chế lên 54% vào năm 2030. Thúc đẩy các cơ sở phân loại chất thải, xây dựng các nhà máy tái chế chất thải, thực thi Luật trách nhiệm mở rộng của các nhà máy sản xuất (ERR), áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất thải điện tử CENELECE 50625 đã đề xuất. Đồng thời cấp trợ cấp từ Quỹ dọn dẹp dựa trên chôn lấp; cơ quan Đổi mới cung cấp hỗ trợ tài chính liên tục cho nghiên cứu và phát triển.
Ông Yaron Mayer - Đại sứ Israel tại Việt Nam. |
Israel còn xây dựng Kế hoạch Ngành năng lượng & phát thải Zero nhằm tăng cường năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, biogas); thúc đẩy hiệu quả năng lượng; cung cấp các ưu đãi tài chính cho cơ quan địa phương và đầu tư từ khu vực tư nhân; thuế carbon với giá 50ILS/tấn CO2 năm 2013 tăng lên 70ILS vào năm 2025. Tiền thuế này được đầu tư trở lại để giảm các dự án phát thải. Cơ quan Đổi mới cung cấp các hỗ trợ tài chính liên tục cho nghiên cứu và phát triển.
Israel đồng thời tạo nền tảng kinh tế tuần hoàn cho các bên tham gia với quan điểm kinh tế tuần hoàn là sự hợp tác đa bên liên quan, trao quyền cho các doanh nghiệp bằng cách xây dựng và củng cố hệ sinh tuần hoàn của riêng họ và khai thác sức mạnh tập thể.
Với các kế hoạch, chiến lược quốc gia và kế hoạch ngành năng lượng & phát thải Zero do các Bộ Kinh tế và Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nêu trên, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghiên cứu của Israel đã tận tâm nỗ lực triển khai những sáng kiến kinh tế tuần hoàn ngày một hiệu quả; từ đó hình thành các tập đoàn đa quốc gia vững mạnh, đem đến sự thịnh vượng cho từng ngành. Chẳng hạn trong lĩnh vực nền nông nghiệp thông minh, Hommebiogas nổi lên như một ví dụ điển hình trong chuyển đổi chất thải hữu cơ thành gas sạch dùng cho nấu ăn và sản xuất phân bón; cung cấp nhiều giải pháp cho hộ gia đình, trang trại và nhà nghỉ sinh thái. Trong khi đó Akcogic tạo nền tảng sáng tao giúp tối ưu hóa và phân tích dữ liệu cây trồng theo theo gian thực, cung cấp cho từng đối tác trong chuỗi cung ứng thực phẩm và những thông tin để hành động việc giám sát toàn diện từ cánh đồng đến bàn ăn, cho phép đưa ra các quy định dựa trên dữ liệu, giảm thiểu rủi ro và bảo đảm an toàn thực phẩm. Còn Blugen cung cấp giải pháp toàn diện, bao gôm khử muối, xử lý nước thải và tái sử dụng, thúc đẩy sự bền vững và hiệu quả tải nguyên. Doanh nghiệp này chuyên về các công nghệ tiên tiến và phương tùy chỉnh để giải quyết các thách thức về nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong lĩnh vực sử dụng các phụ phẩm từ quá trình đốt làm làm nguyên liệu, Tập đoàn điện lực I nổi lên như một điển hình tiêu biểu với khả năng xử lý tới 40,4% tro than để sản xuất xi măng và 55,3% tro than được sử dụng sản xuất bê tông. Tập đoàn đã sản xuất và cung cấp 120.560 tấn thạch cao FGD cho sản xuất xi măng. Giải pháp để đạt được những kết quả này là tập đoàn đã tiến hành xử lý khí thải từ các đơn vị sản xuất điện trong các cơ sở khử lưu huỳnh khí thải (FGD). Theo đó lưu huỳnh dioxide (SO2) phản ứng với đá vôi (CaC03) tạo ra thạch cao (CaS04, 2H20) có chất lượng không khác biệt so với thạch cao tự nhiên.
Bên cạnh đó còn có Pillar Ltd (công ty mẹ của Plastic Back) 24 năm qua luôn đi tiên phong trong việc phát triển các công nghệ tiên tiến, bền vững trong lĩnh vực năng lượng, polymer và quản lý chất thải để tạo ra các vật liệu thông minh cho các sản phẩm thông minh. Pillar đã chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ trước cho các khách hàng công nghiệp của mình.
Tham gia hội thảo trực tuyến từ đầu cầu Israel, Pillar đã giới thiệu hai sản phẩm phụ mang tính đột phá đó là PLASTIC-BACK www.plastic-back.com, một sáng kiến từng đoạt giải thưởng, biến rác thải nhựa không thể tái chế thành dầu và các hóa chất có giá trị để sản xuất nhựa, năng lượng mới, và mua lại theo chu kì sản xuất; và INTELIGELS www.inteligels.com, một loại băng dán thông minh thân thiện với môi trường, được thiết kế để giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành. Pillar Ltd còn chia sẻ các dịch vụ của m trong việc hỗ trợ các công ty Việt Nam thâm nhập thị trường EU và Đức, cung cấp hướng dẫn về quy định và cơ hội đầu tư tại địa phương.
Tương tự như vậy, UBQ Materials được biết đến như một doanh nghiệp sản xuất loại nhựa nhiệt dẻo sinh học (UBQTM) được làm từ 100% rác thải sinh hoạt chưa phân loại, bao gồm tất cả các chất hữu cơ và vật liệu không thể tái chế. UBQTM có thể được sử dụng trong các quy trình sản xuất hiện có và đã được triển khai trên khắp các ngành công nghiệp để thay thế nhựa gốc dầu. Bằng cách sử dụng UBQTM, các nhà sản xuất đang chuyển hướng chất thải khỏi bãi chôn lấp và đốt, giảm lượng khí thải carbon ròng của các sản phẩm cuối cùng và hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn.
Trong khi đó, AYALA Natural Biological Systems Pvt Ltd nổi bật với công nghệ Hệ thống sinh học tự nhiên được thiết kết hiện đại, có tuổi thọ, không cần năng lượng để vận hành, có nhu cầu bảo trì tối thiểu để xử lý nước thải ngành dệt may. Công nghệ Hệ thống sinh học tự nhiên đột phá tách biệt việc xử lý nước khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng, nhân lực và hóa chất này của AYALA không chỉ xử lý được mùi, màu đặc trưng khó chịu của nước thải dệt may đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng nước ở một số khu vực trên toàn cầu; mà còn đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải dệt may đang ngày càng gia tăng và các quy định pháp lý nghiêm ngặt hơn về việc xử lý nước thải; đồng thời cũng đáp ứng được mục tiêu không xả chất thải lòng (ZLD). Nhờ đó, công nghệ này được Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác chứng nhận là công nghệ xử lý nước bền vững.
Tham gia vào việc xử lý các chất thải của ngành dệt may còn có công ty Re-Fresh Global với các công nghệ tái chế hàng dệt may thải tạo ra ba nguyên liệu thô chất lượng cao gồm ethanol sinh học, bột giấy dệt đã khử trùng và nano-cellulose hiện đang được các công ty sản xuất dệt may và các thương hiệu ô tô, thiết kế thương mại và xây dựng sử dụng. Với các giải pháp tạo ra những sản phẩm tái chế này, Re-Fresh đã giúp cho các cơ sở sản xuất dệt may thực hiện EPR và đáp ứng mục tiêu cấm chôn lấp hoặc đốt rác thải dệt may thông thường vào năm 2025 theo quy định tại Chỉ thị Khung về Chất thải (WFD) của EU. Bởi ngành dệt may toàn cầu hiện đang chịu trách nhiệm đối 10% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu do ngành này đang thải ra.
Cùng tham gia hội thảo trực tuyến từ đầu cầu Israel còn có Ormat, một công ty năng lượng tái tạo tích hợp hàng đầu thế giới với các thiết kế, phát triển,xây dựng, sở hữu, sản xuất và vận hành các dự án địa nhiệt, REG và lưu trữ năng lượng trên toàn cầu. Qua hơn năm thập kỷ kinh nghiệm và hiện diện tại hơn 30 quốc gia, Ormat đang dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thông qua các dự án thu hồi nhiệt thải có tính chất sáng tạo. Bộ phận Tạo năng lượng thu hồi (REG) của Ormat dựa trên công nghệ Chu trình Rankin hữu cơ để thu nhiệt thải từ các quy trình sản xuất công nghiệp và chuyển đổi thành điện có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc bán cho lưới điện. Từ Iceland đến New Zealand, từ Hawaii đến Nhật Bản, các nhà máy điện của Ormat đang cung cấp điện tải cơ bản sạch ở các khu vực có nguồn tài nguyên hạn chế
Có thể thấy Israel đã đưa tới Việt Nam một bức tranh tổng thể, với các thông tin đặc sắc khái quát cũng như các đơn vị doanh nghiệp nổi bật về một quốc gia khởi nghiệp sáng tạo kinh tế tuần hoàn. Với nỗ lực của cả nhà nước và doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn tại Israel đã tạo ra các tập đoàn đa quốc gia vững mạnh, tỷ trọng sản phẩm hàng hóa từ công nghệ cao chiếm tới 53% tổng kinh ngạch xuất khẩu với giá trị 19,7% GDP vào năm 2023.
Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận với những giải pháp cụ thể cũng như kinh nghiệm vận hành nền kinh tế tuần hoàn của Israel trên chặng đường phát triển kinh tế xanh của mình. Bởi hiện nay cùng với các quy định pháp luật về nền kinh tế tuần hoàn, Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn mới hoàn tất còn đang chờ phê duyệt.