Việt Nam triển khai thực hiện giảm 30% tổng lượng phát thải khí mê tan vào năm 2030
Bộ Tài nguyên và Môi trường: 6 giải pháp tổng thể quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải
Với trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, ngày 14/3/2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan thuộc lĩnh vực quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải bảo đảm tổng lượng khí mê- tan đến năm 2025 không vượt quá 21,9 triệu tấn CO2 tđ và đến năm 2030 không vượt quá 17,5 triệu tấn CO2 tđ.
Để thực hiện mục tiêu nêu này, bộ đã cụ thể hóa bằng 16 nhiệm vụ ưu tiên cho cả hai giai đoạn, bao gồm 6 nội chính: xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, tăng cường hợp tác quốc tế thu hút nguồn lực và giám sát đánh giá.
Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách tập trung vào xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiết giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; lồng ghép nội dung giảm phát thải khí mê-tan vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng và thực hiện quy định về kiểm kê khí mê-tan bậc cao nhất theo hướng dẫn của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đối với các nguồn phát thải khí mê-tan chính; xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh, phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải; giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; xây dựng quy định pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý tín chỉ các-bon; hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ giảm phát thải khí mê-tan.
Việc thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải tập trung vào điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn, các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đang triển khai tại các địa phương; xây dựng, hoàn thiện và tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn; cải tiến việc thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng, tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn; hướng dẫn xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo quy định, phù hợp với đặc điểm các khu dân cư tập trung, đô thị, nông thôn; hướng dẫn và tổ chức thực hiện lựa chọn, áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải tiên tiến, hiện đại; thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu quả việc hạn chế phát sinh chất thải ra môi trường nhằm giảm phát thải khí mê-tan thông qua thực hiện phát triển năng lượng sinh khối, năng lượng từ đốt chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng; hướng dẫn xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình mới giảm phát thải khí mê-tan phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và năng lực quản lý chất thải của địa phương.
![]() |
Xử lý nước thải trong khu công nghiệp |
Đặc biệt, sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải nhằm giảm phát sinh khí mê-tan; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ kiểm kê, giám sát, đánh giá dự báo phát thải; thu hồi, sử dụng hiệu quả khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong việc giảm phát thải khí mê-tan; nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn áp dụng phương pháp kiểm kê khí mê-tan trong lĩnh vực chất thải ở bậc cao nhất phù hợp điều kiện Việt Nam; nghiên cứu xây dựng, cập nhật và áp dụng các hệ số phát thải khí mê-tan đặc trưng quốc gia từ bãi chôn lấp chất thải rắn, xử lý và xả thải nước thải; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; xây dựng cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; nghiên cứu việc ứng dụng và triển khai chuyển đổi số trong theo dõi và giám sát phát thải, thu hồi, sử dụng khí mê-tan.
Bộ sẽ thực hiện đánh giá mức phát thải khí mê-tan hằng năm trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; tổng hợp, đánh giá kết quả giảm phát thải khí mê-tan trên phạm vi toàn quốc. hoàn thiện và thực hiện các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV); thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giảm phát thải khí mê-tan, đảm bảo tính minh bạch về kết quả thực hiện Kế hoạch, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu; xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm khí mê-tan; huy động sự tham gia của cộng đồng trong giám sát phát thải và thực hiện giảm phát thải khí mê-tan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí mê tan trong trồng trọt, chăn nuôi
Theo Quyết định số 1693/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính (KNK) đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 (ngày 28/4/2023), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định đến năm 2025, tổng lượng phát thải khí mê- tan không vượt quá 59 triệu tấn CO2tđ và đến năm 2030 tổng lượng phát thải khí mê-tan không quá 45,9 triệu tấn CO2 tđ, giảm 30% so với mức phát thải năm 2020.
![]() |
Nguồn phát thải khí metan từ hoạt động xử lý rơm rạ truyền thống (Ảnh: Theo Kinh tế Nông thôn) |
Theo Thông báo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam gửi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, lượng khí mê-tan phát thải trên toàn quốc hiện nay khoảng 99,5 tấn CO2 tương đương (MtCO2e). Trong đó, phát thải từ sản xuất lúa chiếm 43% trong số này (khoảng 42,7 MtCO2e). Giảm phát thải khí mê-tan 30% chuyển thành mục tiêu giảm 12,8 MtCO2e hàng năm cho riêng sản xuất lúa.
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông xác định cần thực hiện các giải pháp cơ bản: mở rộng việc áp dụng công nghệ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm và rút nước giữa vụ trong canh tác lúa nước phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp (ưu tiên triển khai ở những vùng có hệ thống thủy lợi thuận lợi). Thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa-thủy sản và cây trồng cạn nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương (ưu tiên triển khai ở những vùng thường xuyên hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long). Đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng kỹ thuật tưới tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín cho các khu vực sản xuất lúa tập trung, phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và giảm phát thải khí mê –tan (ưu tiên triển khai ở những vùng có hạ tầng thủy lợi trung bình, kém). Mở rộng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và quản lý cây trồng tổng hợp cho lúa, cây trồng cạn (bón phân, quản lý sâu, bệnh hại, tưới nước tiết kiệm v.v. Thực hiện thay thế phân đạm urê bằng phân bón chậm tan, phân bón tan có điều khiển, phân bón phức hợp chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát thải khí nhà kính. Coi trong hoạt động thu gom, quản lý và tái sử dụng phụ phẩm cây trồng: áp dụng trên diện rộng quy trình, công nghệ thu gom tập trung, xử lý, tái sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí mê tan.
![]() |
Các phương pháp quản lý nông nghiệp tiên tiến góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải khí mê-tan, hạn chế tác động đến môi trường. |
Để thực hiện mục tiêu phát thải khí mê tan không vượt quá 16,8 triệu tấn CO2tđ vào năm 25 và không vượt quá 15,2 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các biệp pháp giảm nhẹ phát thải khí mê tan thông qua cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt (quy mô nông hộ và trang trại) như sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua trong khẩu phần nhằm giảm thiểu phát thải khí mê-tan và nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt; ứng dụng phần mềm phân tích phối trộn thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa và bò thịt, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và có mức phát thải thấp (ưu tiên kết hợp cây họ đậu trong cân đối khẩu phần); sử dụng các chế phẩm ức chế tổng hợp hoặc hấp thụ mê-tan và thức ăn thô có hàm lượng tanin cao trong khẩu phần ăn của bò sữa, bò thịt. Đối với chăn nuôi trâu và dê sử dụng các chế phẩm Zeolite trong khẩu phần ăn của trâu và dê. Đồng thời cải tiến công nghệ tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ như ứng dụng công nghệ vi sinh trong ủ phân, công nghệ tách phân và nước tiểu trong chăn nuôi lợn để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ.
Trên thực tế, các công ty, chủ trang trại chăn nuôi đang áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi như công nghệ khí sinh học, đệm lót sinh học, ủ phân, công nghệ vi sinh. Ðối với chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm, sử dụng đệm lót sinh học được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao (như trấu, mùn cưa, rơm, rạ…) là phương pháp được đánh giá hữu hiệu nhất, giúp giảm phát thải khí metan và bảo vệ môi trường. Ðệm lót có thể được trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu, giảm khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi… Phân chuồng dùng làm đệm lót sinh học sau khi sử dụng được coi là một loại phân bón cho cây trồng không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sản phẩm sạch, tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng đất, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn không có rác thải.
Các tin khác

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Nắng nóng ở Bắc Bộ sẽ kéo dài tới ngày 23/4

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam tăng quá nhanh

Rừng ngập mặn Hậu Lộc – “Lá chắn xanh” nơi cửa biển

Nuôi tôm theo hướng xanh, góp phần giảm phát thải khí nhà kính
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Quân khu 9 tổ chức triển lãm chuyên đề 50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng

Ứng phó biến đổi khí hậu - Phải hành động ngay và quyết liệt với trách nhiệm cao nhất

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
