Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu- Hưng Yên” Để người dân làm giàu từ cây dược liệu
![]() |
Cây dược liệu |
Để cụ thể hóa Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Thủ tướng chính phủ đến năm 2030 theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg, trong cả nước, nhiều nhãn hiệu đã được xác lập và được bảo hộ. Tại Hưng Yên, ngày 26 tháng 5 năm 2021, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 1221/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu Góp phần triển khai hiệu quả Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã có 30 sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm 01 chỉ dẫn địa lý, 17 nhãn hiệu tập thể và 12 nhãn hiệu chứng nhận. Một số nhãn hiệu được bảo hộ tiêu biểu như NHCN “Mật ong hoa nhãn Hưng Yên”, NHCN “Rượu Lạc Đạo”, NHCN “Rượu Trương Xá”, CDĐL “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng, NHCN “Đúc Đồng Lộng Thượng”, NHTT “Mộc Hòa Phong”, NHTT “Mộc Đại Tập”, NHTT “Mộc Thụy Lân”, NHTT “Bánh tẻ Phụng Công”, NHCN “Long nhãn Hưng Yên”, NHCN “Nếp thơm Hưng Yên”, NHCN “Cam Hưng Yên”... Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch 125/KH-UBND ngày 30/9/2020 về việc thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025. Đến nay, đã đánh giá và xếp hạng 140 sản phẩm, trong đó có 115 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 25 sản phẩm đạt hạng 04 sao, trong đó 01 sản phẩm đề xuất tiềm năng 5 sao; có 114 nhóm ngành thực phẩm, 9 sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống, 12 sản phẩm thuộc nhóm ngành thảo dược và 05 sản phẩm thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí; có 51 chủ thể sản phẩm OCOP tham gia đánh giá xếp hạng, trong đó có 33 HTX, 09 doanh nghiệp, 09 cơ sở sản xuất trên các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Hưng Yên.
Theo Quyết định số 1976/2013/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hưng Yên nằm trong sáu tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình, phát triển trồng 20 loại dược liệu bao gồm 12 loài bản địa
![]() |
Ông Nguyễn Đình Vương - Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành - Sở KHCN tỉnh Hưng Yên phát biểu tại một buổi Hội thảo xây dựng nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu – Hưng Yên” |
Khoái Châu, Hưng Yên là địa phương với lợi thế về thổ nhưỡng, kinh nghiệm sản xuất của nông dân nên những năm gần đây, diện tích cây dược liệu không ngừng được mở rộng, hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung. Toàn tỉnh Hưng Yên hiện có trên 850 ha trồng cây dược liệu, tập trung chủ yếu ở các huyện như: Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên. Tại Khoái Châu, có khoảng 1.580 mẫu (tương đương với 559 ha) trồng dược liệu với sản lượng khoảng 11.423 tấn dược liệu; trong đó, có 12 xã có diện tích trồng cây dược liệu trên 50 mẫu.
Để phát huy tiềm năng, lợi thế của cây dược liệu trên địa bàn huyện Khoái Châu, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên, hiện nay Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên, huyện Khoái Châu đang phối hợp với đơn vị tư vấn và các bên liên quan xây dựng nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên” . Việc thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao uy tín, danh tiếng của các sản phẩm dược liệu huyện Khoái Châu từ đó khai thác có hiệu quả, tăng thu nhập, đời sống người dân vùng trồng, chế biến, kinh doanh và dịch vụ từ các sản phẩm dược liệu của huyện Khoái Châu, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội huyện Khoái Châu và tỉnh Hưng Yên
![]() |
Đơn vị tư vấn triển khai tập huấn cho người dân về xác định chủ sở hữu, hoàn thiện logo |
Đến nay, đơn vị tư vấn đã phối hợp cùng với Hội Nông dân huyện Khoái Châu là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu – Hưng Yên” đã thực hiện các nội dung như: Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên” huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Xây dựng bộ tiêu chí cho sản phẩm mang NHTT “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên”; Thiết kế, lựa chọn mẫu NHTT “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên”; Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHTT “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên”; Xây dựng mô hình quản lý và hệ thống công cụ, phương tiện quản lý nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên”; Tổ chức Hội thảo, Tập huấn Kiến thức về Sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ.
Đặc biệt, các bên đã phối hợp xác định được danh mục sản phẩm đăng ký nhãn hiệu và Bộ tiêu chí cho các sản phẩm mang NHTT “Dược liệu Khoái Châu”. Trong đó, xác định danh mục sản phẩm dược liệu thô (cây dược liệu tươi và khô) mang NHTT “Dược liệu Khoái Châu – Hưng Yên”.
![]() |
Người dân tham gia đóng góp ý kiến |
![]() |
Bà Vương Thị Thanh Trì - Công ty Vinaintech (Đơn vị tư vấn) thảo luận cùng người dân |
Qua các buổi Hội thảo, ban tổ chức đã xin ý kiến của người dân, các chuyên gia, các sở ban ngành về việc xây dựng nội dung bộ tiêu chí cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên”; lựa chọn mẫu logo, bản đồ vùng, quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên”. Đồng thời cũng đưa ra các mô hình quản lý và công cụ, phương tiện quản lý nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên”.
Thông qua các buổi tập huấn đã phổ biến và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh dược liệu trên địa bàn huyện về quản lý nhãn hiệu tập thể, hướng dẫn cho người dân về cách thức quản lý đối với Chủ sở hữu nhãn hiệu. Hướng dẫn cách thức chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Việc xây dựng thành công Nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên” sẽ góp phần vào việc phát triển cây dược liệu của tỉnh Hưng Yên, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương.
![]() |
![]() |
![]() |
Việc xây dựng thành công Nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên” sẽ góp phần vào việc phát triển cây dược liệu của tỉnh Hưng Yên, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương.
Các tin khác

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi tham gia WTO

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hội Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sở hữu trí tuệ

PGS.TS Đặng Thị Thanh Lê với các sáng chế sản phẩm sinh học
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nghệ nhân Lê Nguyễn Hoàng Anh Duy - người sáng lập thương hiệu đồng hồ MarkLE

Bất thường nhiễm sắc thể và những bệnh lý liên quan

Tìm giải pháp thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

"Bộ tứ chiến lược" – đòn bẩy thực hiện các mục tiêu lớn

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công Kazakhstan

Lào Cai: Doanh thu từ du lịch đạt gần 900 tỷ đồng trong dịp nghỉ lễ

Việt Nam và Sri Lanka cam kết thúc đẩy hợp tác theo hướng rộng mở và đột phá

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế bằng chất lượng vượt trội

Sun Group có 5 khách sạn được vinh danh trong top 500 tốt nhất thế giới

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Phát huy trí tuệ và tâm huyết trí thức khoa học công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57

Hội nghị nữ Khoa học toàn quốc lần thứ IV - Đổi mới, sáng tạo vì môi trường và sức khỏe cộng đồng

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Nổi bật

"Bộ tứ chiến lược" – đòn bẩy thực hiện các mục tiêu lớn

Nhiễm khuẩn bệnh viện – vấn đề toàn cầu

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công Kazakhstan

Lào Cai: Doanh thu từ du lịch đạt gần 900 tỷ đồng trong dịp nghỉ lễ

Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
