Bình Phước: Suối Tân chảy quanh huyện Phú Riềng bốc mùi hôi nồng nặc vì ô nhiễm
![]() |
Nước suối Tân chuyển thành màu đen như mực, đặc quánh, bốc mùi hôi nồng nặc kéo dài hàng chục cây số. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN) |
Đen ngòm, đặc quánh, bốc mùi hôi nồng nặc… là những gì người dân huyện Phú Riềng và bất kỳ ai đi qua đều nhìn thấy và cảm nhận được từ suối Tân.
Con suối chảy bao quanh huyện Phú Riềng được người dân địa phương miêu tả là không còn sự sống mỗi khi mùa mưa đến vì bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Dòng suối “đen” chảy quanh huyện Phú Riềng
Nhiều ngày qua, khi vừa bắt đầu vào mùa mưa, người dân huyện Phú Riềng, đặc biệt là những người sống quanh khu vực suối Tân lại tiếp tục bức xúc và lo lắng khi dòng suối kéo dài khoảng 30km này bị "bức tử."
Dòng suối bất ngờ chuyển thành màu đen ngòm, ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ cần lưu thông qua những con đường có con suối đi ngang, người dân có thể nhìn thấy một màu đen như mực, thậm chí đặc quánh dài hàng chục km bao quanh huyện Phú Riềng.
Ông Nguyễn Thanh Nhàn, người dân xã Phước Tân, huyện Phú Riềng, bức xúc thời gian qua cứ vào mùa cạo mủ cao su nước suối Tân thường xuyên đổi màu đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Theo anh Nhàn, tình trạng trên kéo dài nhiều năm nay nhưng không thấy chính quyền địa phương xử lý, khiến con suối càng ngày càng ô nhiễm.
“Cũng mong chính quyền địa phương quyết liệt vào cuộc, điều tra nguyên nhân, xử lý triệt để, chứ để lâu dài thiệt hại rất lớn về môi trường, kinh tế cũng như sức khỏe của người dân. Vì hiện tại, dòng nước này dùng để tưới tiêu cũng không được chứ đừng nói là dùng để sinh hoạt," anh Nhàn kiến nghị.
“Trước đây suối Tân rất nhiều cá tôm. Đây là dòng suối chính phục vụ người dân địa phương sinh hoạt, tưới tiêu. Nhưng nhiều năm nay, suối Tân là một dòng nước đen xả thải, không ai còn sử dụng được. Nhìn dòng nước, chúng tôi không cảm nhận được một sự sống nào phía dưới, tôm cá cũng không thể sống nổi," anh Nhàn đau xót.
![]() |
Nước Suối Tân chuyển thành màu đen, đặc quánh, bốc mùi hôi nồng nặc kéo dài hàng chục cây số. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN) |
Chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Tân Bình, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, cho biết gia đình chị sống gần khu vực suối Tân từ xưa tới nay. Trước kia, Suối Tân không ô nhiễm thế này nhưng mấy năm nay dòng suối càng ngày càng ô nhiễm, mùi hôi bốc lên nồng nặc có khi cả mấy cây số vẫn còn thấy mùi.
Cũng theo chị Hằng, người dân địa phương liên tục phản ánh nhưng không hiểu sao dòng suối càng ngày càng ô nhiễm.
“Thật sự rất bức xúc, không chỉ hiện tại mà tương lai thế hệ sau này. Về lâu dài, chúng tôi lo lắng nước suối sẽ ngấm vào mạch nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em, người già ở địa phương," chị Hằng bức xúc.
Nghi nhà máy chế biến mủ cao su xả thải
Theo người dân địa phương, nguyên nhân suối Tân bị bức tử nghi bắt nguồn từ một nhà máy chế biến mủ cao su nằm trên đường ĐT 741 (thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng), khu vực đầu nguồn, nơi suối Tân chảy qua.
Lần theo hoài nghi của người dân, chúng tôi đi theo dòng suối đến phía sau nhà máy chế biến mủ cao su, không khó để nhận thấy khu vực này còn bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Ngoài màu đen đặc sánh phía dưới, trên bề mặt nước nổi lên những váng trắng giống như váng mủ cao su. Cách một vài điểm lại xuất hiện những lớp bọt màu trắng đục bị dồn lại, nhô lên cao hơn so với mặt nước.
Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Lê Văn Chung, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Riềng cho biết lãnh đạo huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước tiến hành kiểm tra xử lý.
![]() |
Khu vực phía sau nhà máy chế biến mủ cao su L.H. (Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN) |
Chiều 13/6, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra xử lý.
Theo người dân địa phương, suối Tân chảy dài khoảng 30km qua địa bàn các xã Phước Tân, Long Hưng, Bù Nho và Phú Riềng. Con suối chảy “lộ thiên” cắt qua nhiều tuyến đường chính và đổ ra dòng sông Bé. Thế nhưng, không hiểu lý do vì sao, nhiều năm nay, con suối càng ngày càng bị "bức tử" nghiêm trọng.
Đỉnh điểm là đầu mùa mưa năm nay, dòng nước suối đổi màu đen đặc quánh dài hàng chục km nhưng chính quyền huyện Phú Riềng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để, để trả lại sự sống cho dòng suối./.
Các tin khác

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Nữ giới trong quản trị khí hậu tại Việt Nam: Vai trò và giải pháp

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Phát triển năng lượng tái tạo để Việt Nam phát triển bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Dải lụa xanh miên man giữa lòng phương Nam

Đột phá 6 HMO từ Vinamilk Optimum: Từ giải pháp cho các bà mẹ Việt đến diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất khu vực

Đoàn công tác Bộ Quốc phòng dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến

Cần cơ chế hỗ trợ chính sách cho chuyển đổi xanh

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
