Các loại hình, dự án nhạy cảm về môi trường
Yếu tố nhạy cảm về môi trường bao gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.
Việc xác định các dự án này là cần thiết để tiến hành đánh giá tác động trước khi xây dựng dự án, giám sát trong quá trình thực hiện dự án.
Các loại dự án có tính nhạy cảm về môi trường
Hàng loạt dự án được xếp vào dạng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
Đó là, dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định này (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Ảnh minh họa
Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông).
Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng cũng là dự án nhạy cảm về môi trường.
Các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Theo Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được chia làm 3 mức.
Mức 1 gồm các cơ sở làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại, chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất thủy tinh (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO); sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất bột giấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế hoặc sinh khổi; sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón hóa học; hóa chất bảo vệ thực vật; sản xuất vải sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi); sản xuất da (có thuộc da); khai thác dầu khí, khí đốt tự nhiên; lọc hóa dầu, nhiệt điện than…
Mức 2 gồm các cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải rắn nguy hại; phá dỡ tàu biển cũ; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuát; mạ (có công đoạn mài sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất); sản xuất pin, ắc quy, xi măng.
Mức 3 gồm các cơ sở chế biến mủ cao su; sản xuất tinh bột sắn, bột ngọt; bia, nước giải khát có gas; cồn công nghiệp; sản xuất đường mía; chế biến thủy hải sản; giết mổ gia súc quy mô công nghiệp; chăn nuôi giá súc, gia cầm quy mô công nghiệp; sản xuất kinh kiện, thiết bị điện tử.
THANH LAM