Nhà khoa học truyền cảm hứng nghiên cứu vì tương lai năng lượng bền vững và môi trường xanh
![]() |
PGS.TS Trần Ngọc Khiêm - Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội khai mạc Hội thảo |
Đó là Giáo sư Susan Solomon đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ). Bà là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển với những đóng góp mang tính đột phá giúp mở rộng hiểu biết của nhân loại về hiện tượng suy giảm tầng ozone và vai trò của chlorofluorocarbon (CFC) trong quá trình này. Các nghiên cứu của GS về lỗ thủng tầng ozone Nam Cực có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách môi trường toàn cầu. Đặc biệt GS. Solomon cũng là chủ nhân của giải Giải đặc biệt VinFuture dành cho nhà khoa học nữ năm 2023 cho những đóng góp của bà đối với nền khoa học thế giới.
Và diễn giả thứ hai là Giáo sư Nguyễn Thục Quyên. Bà là nữ giáo sư gốc Việt hiện là Giám đốc Trung tâm Polymer và Chất rắn hữu cơ tại Đại học California, Santa Barbara (Mỹ), là một trong các tân viện sĩ vừa được bầu chọn là thành viên Viện hàn lâm Kỹ thuật quốc gia Mỹ. Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được các viện sĩ đương nhiệm đánh giá cao về vai trò lãnh đạo trong giáo dục kỹ thuật và nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng ở lĩnh vực này. Giáo sư Quyên là một trong bốn nhà khoa học gốc Việt có tên trong danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters (một tổ chức theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu) công bố năm 2015.
![]() |
GS Susan Solomon phát biểu tại Hội thảo |
Với phong thái giản dị, cởi mở và gần gũi, GS. Solomon đã chia sẻ con đường trở thành một nhà khoa học nữ thành công, niềm đam mê từ sớm của bà với thế giới tự nhiên và chặng đường trở thành nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực Hoá học khí quyển. Giáo sư Solomon cũng đã trình bày chi tiết về tổng quan vấn đề suy giảm tầng ozone (thường được gọi là lổ thủng tầng ozone), quá trình nghiên cứu về lỗ thủng này song song với những suy tư và nghiên cứu của Giáo sư. Giáo sư Solomon đã có nghiên cứu thực nghiệm quan trọng tại Nam Cực, khẳng định cơ chế phản ứng của CFC với O3 trên tầng bình lưu (làm suy giảm tầng O3) cũng như các điều kiện gây ra phản ứng này. Kết quả nghiên cứu của Giáo sư là một trong những bằng chứng khoa học quan trọng góp phần đưa đến sự đồng thuận quốc tế trong việc hành động giải quyết vấn đề lỗ thủng tầng O3 mà tiêu biểu và quan trọng nhất là Nghị định thư Montreal.
![]() |
Các diễn giả giao lưu với khán giả |
Bên cạnh những chia sẻ về mặt kiến thức, bài trình bày của giáo sư Solomon còn là câu chuyện truyền cảm hứng về vai trò của khoa học trong việc tạo nền tảng cho các quyết định quan trọng của các chính phủ để giải quyết vấn đề toàn cầu. Nghị định thư Montreal đã không chỉ giúp làm thay đổi cục diện của vấn đề lỗ thủng tầng ozone (các bằng chứng khoa học cho thầy sự "chữa lành" của lỗ thủng định kỳ hàng năm này) thông qua việc kiểm soát CFC ở quy mô toàn cầu mà còn giúp làm giảm mức phát thải khí nhà kính. Trong bài trình bày của mình, GS Solomon còn cho thấy vai trò của công đồng khi mà lượng tiêu thụ CFC đã giảm tại Mỹ trước cả thời gian lỗ thủng tầng ozone được xác nhận và nghị định thư Montreal ra đời ngay sau đó. Sự suy giảm lượng tiêu thụ CFC này là nhờ hàng triệu người dân Mỹ đã cảm thấy sự hợp lý trong "giả thiết" khoa học về sự suy giảm tầng O3. Đây là một ví dụ cho thấy cả vai trò của khoa học cơ bản và chính sách quốc dân trong việc ra các quyết định vì giá trị "bền vững" của nhân loại.
![]() |
GS Nguyễn Thục Quyên chia sẻ tại Hội thảo |
Còn GS Nguyễn Thục Quyên là một người tích cực đóng góp vào sự phát triển của giáo dục và khoa học công nghệ tại Việt Nam thông qua các hoạt động kết nối giữa các nhà khoa học Mỹ và trên toàn cầu với các nhà khoa học trong nước.
Hiện giáo sư Nguyễn Thục Quyên là đồng chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture (từ năm 2021).
GS Nguyễn Thục Quyên đã kể về quá trình nghiên cứu của một đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó ở Việt Nam, di tản sang Mỹ năm 21 tuổi và trở thành một nhà khoa học tầm cỡ thế giới với những nghiên cứu hàng đầu về tấm pin mặt trời từ vật liệu hữu cơ. GS. Quyên đã chia sẻ không chỉ các kiến thức mà cả những ý tưởng, phương pháp tiến hành nghiên cứu và "giấc mơ" tạo ra những tấm pin mặt trời trong suốt để có thể dán lên các cửa kính ở các tòa cao ốc tận dụng trực tiếp nguồn bức xạ mặt trời, giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, đóng góp cho hành trình ứng phó với biến đổi khí hậu của nhân loại.
![]() |
Sinh viên hào hứng kết nối với nhà khoa học |
Dáng người nhỏ nhắn, tác phong nhanh nhẹn, nụ cười tươi tắn của GS Thục Quyên khi chia sẻ về con đường đến với Hóa học xanh của mình cũng là một tác nhân truyền cảm hứng khoa học mạnh mẽ cho các bạn trẻ.
Tại hội thảo, chi hội Nữ trí thức Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng giới thiệu với GS Solomon và GS Thục Quyên về những nghiên cứu khoa học và các thành tựu của nữ trí thức Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các GS đã bầy tỏ sự quan tâm đến các hướng nghiên cứu của nữ trí thức Đại học Bách Khoa Hà Nội và cảm ơn Đại học Bách Khoa Hà Nội và chi hội nữ trí thức đã mời các GS tới chia sẻ những kinh nghiệm khoa học của mình tới các bạn trẻ nhiệt huyết và tài năng của ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Cả hai bài trình bày của GS Solomon và GS Thục Quyên đều đã thể hiện rõ vai trò của nghiên cứu cơ bản, dù là thuần túy lý thuyết khoa học hay là thiên về công nghệ vật liệu mới. Cả hai nghiên cứu đều nói lên một điều, rằng giá trị của các nghiên cứu khoa học nhiều khi không thể “đong đếm” một cách cơ học hay “ăn xổi” được, mà giá trị của nó nằm ở tính bền vững, lâu dài. Đây cũng là một thông điệp mà hai nhà khoa học nữ đến từ Mỹ muốn truyền tải đến các bạn sinh viên Bách khoa. Như PGS.TS Trần Ngọc Khiêm – Phó Giám đốc ĐH Bách khoa HN, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, đã nói về hội thảo này khi chào đón hai học giả: “Đây là cơ hội để các sinh viên Đại học Bách khoa, các nhà nghiên cứu trẻ kết nối với hai nhà khoa học nữ nổi tiếng và được họ truyền cảm hứng để tiếp tục tạo ra sự đột phá và đổi mới, hướng tới tương lai năng lượng bền vững và môi trường xanh”.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
![]() |
GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam (Ngoài cùng, bên trái) cùng các đại biểu Hội Nữ trí thức Việt nam tham dự hội thảo |
![]() |
Các nhà khoa học Việt-Mỹ chụp ảnh kỷ niệm |
![]() |
GS Solomon thăm trung tâm xúc tác Việt - Đức và nhóm nghiên cứu của GS Lê Minh Thắng. |
Các tin khác

Thanh Hóa: Khai thác khoáng sản theo hướng phát triển vững

Ban tổ chức Giải Nha Trang Night Run Sanvinest - Báo Khánh Hòa 2024: Phát động bảo vệ môi trường biển và thu gom 2 tấn rác thải, làm sạch bãi biển

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản đối với Công ty Minh Phúc Group do chưa đảm bảo về môi trường

Nghi Sơn (Thanh Hóa): Ô nhiễm môi trường từ vận chuyển khoáng sản tại Dự án đã thu hồi

TPHCM: Cuộc thi phim ngắn “hành động xanh - trường học xanh” năm 2024

Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh: Công ty Phú Quân chở cát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang): Yêu cầu kiểm tra trang trại Gia Huy gây ô nhiễm môi trường sau phản ánh của Tạp chí Sức khỏe và Môi trường

Kiểm soát, quản lý chất lượng không khí tại các đô thị lớn

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ: Tổng kết công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2024

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Trồng cây ăn trái thân thiện với môi trường giúp nông dân thu tiền tỷ

Gạo là niềm tự hào của xuất khẩu Việt Nam

Hà Nội phát động thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”

Nuôi trồng thủy sản với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tạm dừng lưu thông phụ gia thực phẩm hương cà phê và hương bơ

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Phú Thọ: Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu Trung ương dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

BSR - Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

Trồng cây ăn trái thân thiện với môi trường giúp nông dân thu tiền tỷ

Cần Thơ khai mạc Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
