Các nước EU không đạt được thỏa thuận về chính sách môi trường quan trọng
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: rte) |
27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) không thể đạt được thỏa thuận về việc thông qua một văn bản pháp luật có tầm quan trọng đối với hệ sinh thái của lục địa, đó là Luật về phục hồi thiên nhiên.
Văn bản này đã được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua vào tháng Hai sau các cuộc đàm phán kéo dài, nhưng hiện nay đang bế tắc.
Tại cuộc họp Bộ trưởng Môi trường châu Âu hôm 25/3 ở Brussels, các quốc gia đã không thống nhất để đi đến phê chuẩn văn bản pháp luật này, do vấp phải sự phản đối của Hungary.
Bộ trưởng Môi trường Hungary, Aniko Raisz đánh giá ngành nông nghiệp là một ngành rất quan trọng, không chỉ ở Hungary mà còn trên khắp châu Âu.
Bà Raisz cho biết Hungary không phản đối việc bảo vệ thiên nhiên nhưng các mục tiêu về môi trường phải thực tế và tính đến các lĩnh vực liên quan.
Theo Bộ trưởng Khí hậu Hà Lan, Rob Jetten, các biện pháp môi trường đang được xem xét chặt chẽ hơn từ góc độ chính trị khi gần tới cuộc bầu cử châu Âu vào tháng Sáu.
Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Đức, Steffi Lemke kêu gọi các quốc gia thành viên đạt được tiến bộ về luật này và khẳng định: “Chúng tôi không thể bỏ cuộc.”
Về phần mình, Bộ trưởng Khí hậu Tây Ban Nha, Teresa Ribera, tuyên bố việc giảm nỗ lực trong cuộc chiến chống lại sự suy giảm nghiêm trọng của tự nhiên và biến đổi khí hậu sẽ là "vô cùng thiếu trách nhiệm."
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Chính phủ Vùng thủ đô Brussels, phụ trách Biến đổi khí hậu, Môi trường, Năng lượng và Dân chủ có sự tham gia của Bỉ, Alain Maron khẳng định việc hoàn thành văn bản pháp luật này vẫn là ưu tiên của Bỉ trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU.
Quan chức này nói: "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức. Chúng tôi hy vọng sẽ thông qua văn bản này vào một thời điểm khác, càng sớm càng tốt."
Luật bảo vệ thiên nhiên là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của EU, yêu cầu các quốc gia hành động để khôi phục thiên nhiên cho 1/5 diện tích đất và biển của họ vào năm 2030. Mục tiêu là phục hồi 81% môi trường sống tự nhiên ở châu Âu được coi là trong tình trạng kém.
Tuy nhiên, chính sách này đã vấp phải sự phản đối của một số chính phủ và nghị sỹ, những người lo ngại nó sẽ áp đặt các quy định hạn chế đối với nông dân hoặc xung đột với các lĩnh vực khác.
Các tin khác

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người

Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

Đẩy nhanh các chương trình tín chỉ cacrbon tại Đông Nam Á

Hàn Quốc: Thủ đô Seoul và các thành phố lân cận chìm trong bụi mịn

AI là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp giảm lượng khí thải carbon

IQAir: Khu vực Nam Á có chất lượng không khí kém nhất thế giới năm 2023

Khí hậu năm 2024 có thể còn tồi tệ hơn năm 2023
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
