Cách bảo quản giò chả, bánh chưng không bị hỏng
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngày Tết, Cục an toàn Thực phẩm Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm trong dịp Tết.
Dịp Tết thực phẩm nấu chín được sử dụng nhiều, nhiều gia đình còn có thói quen nấu và để ăn dần. Vì thế cách bảo quản thực phẩm được nhiều chuyên gia y tế cảnh báo để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, mắc các bệnh đáng tiếc từ thức ăn.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương_Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra những biện pháp bảo quản thực phẩm trong ngày Tết như sau:
Bánh chưng, bánh tét, giò, chả, giò xào
Đây là nhóm món ăn chế biến sẵn trước khi người tiêu dùng mua ít nhất là 1-2 ngày. Đặc điểm của nhóm thực phẩm này là có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.
Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta, thực phẩm dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, mốc dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm. Bởi vậy, chúng ta không nên tích trữ quá nhiều món ăn, quá nhiều số lượng từng món, chỉ mua vừa đủ, vừa tránh lãng phí, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bánh chưng, bánh tét
Khi nói đến bánh chưng là nhớ ngay đến mùi thơm dẻo của gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh, vị béo của thịt mỡ và vị cay thơm của hạt tiêu, tất cả được hòa quyện thành mùi vị rất đặc trưng, loại bánh này được tượng trưng cho trời đất này.
Đây là món ăn ngon truyền thống, một món ăn tương đối hoàn chỉnh về các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng. Người ta thường quan niệm là bánh chưng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo (cứng).
Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín. Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn.
Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu/mỡ) vào trong khẩu phần ăn hàng ngày không có lợi cho sức khỏe. Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh do phần này khi gói hay bị rách) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc chỉ sử dụng phần không bị hư, còn giữ nguyên mùi thơm của bánh.
Giò, chả
Giò là món ngon đặc trưng của người Việt, là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Gần tết nhà nào cũng mua ít thì một cân, nhiều thì vài cân để tích trữ ăn dần ngày Tết.
Giò có nhiều loại: giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào… mỗi gia đình thường có ít nhất 2 loại, mỗi loại một ít để có bữa ăn đa dạng, việc bảo quản giò để đảm chất lượng của món ăn và an toàn thực phẩm luôn là vấn đề đau đầu của các bà nội trợ.
Giò lụa với thành phần chủ yếu là thịt lợn nạc, ngoài ra còn có thịt mỡ, nước mắm và gia vị, vì thế giò không để lâu được. Giò lụa không được sử dụng hàn the vì nó không tốt cho sức khỏe, cách bảo quản giò lụa, giò bò, chả là giống nhau, để ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C.
Khi bảo quản đúng cách, giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá, nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều.
Giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ.
Nếu muốn sử dụng ngay, thì rã đông nhanh: bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ.Tuy nhiên, do chúng ta thường chỉ mua lượng vừa đủ ăn trong vòng 1 tuần nên không nhất thiết phải bảo quản giò trong ngăn đá hoặc tủ đông bởi quá trình rã đông sẽ làm hao hụt các chất dinh dưỡng.
Giò tai, giò xào do đặc điểm về sự kết dính mà phải để ở nhiệt độ mát, lạnh vì vậy để bảo quản nên để vào ngăn mát tủ lạnh.
Thịt đông
Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt. Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu… Đây là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm. Tùy khẩu vị, thịt nấu đông có thể dùng nhiều loại như: thịt sấn, thịt ba chỉ (thịt dọi), thịt chân giò,...
Thịt nấu đông có mùi thơm đặc trưng của thịt, hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ. Món ăn vừa “tiện” vừa “lợi”, là hương vị không thể thiếu của những mâm cơm ngày Tết, trong thời tiết se lạnh của những ngày đầu xuân.
Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, và nó vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.
Tuy nhiên, tủ lạnh cũng không phải là “chiếc tủ thần kỳ” để bảo quản đồ ăn. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau, và nếu còn không để lại bữa sau, thức ăn để lâu nhất là 5 – 6 giờ.
Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố. Thức ăn đun lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC, nhưng độc tố do vi sinh khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên độc tính gây nên ngộ độc cho người sử dụng. Chúng ta nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ, đừng quá dư thừa, vì khi thừa đun lại thức ăn sẽ bị sẽ bị hao hụt chất dinh dưỡng.
Theo Phúc Mai (Infonet.vn)
Các tin khác

Cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Cần mở lối cho năng lượng tái tạo phát huy

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 1: Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 3: Định hình lại ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Đoàn công tác BV số 1 – Đại học Y khoa Quảng Tây (Trung Quốc) hợp tác với BVĐK Khánh Hòa

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
