Công ty Phú Hà với chiêu trò “xử lý chất thải nguy hại (bụi lò thép)”?
Công ty TNHH Môi trường Phú Hà (gọi tắt là Công ty Phú Hà) thuê tàu Minh Sang 07 vận chuyển số lượng lớn chất thải nguy hại là bụi lò thép, nhưng con tàu đó không có chức năng vận chuyển chất thải nói trên. Hơn nữa, không thấy chất thải đó được chở về nơi xử lý theo quy định.
Tàu Minh Sang 07 chở 2.300 tấn chất thải nguy hại đi đâu?
Thượng tá Huỳnh Yên Nam, Trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49 – Công an Đồng Nai) cho biết: Ngày 20 tháng 8 năm 2013, nhận được tin tố giác, tàu Minh Sang 07 đang tập kết một số chất thải nguy hại (bụi thép hồ quang) tại cảng Đồng Nai, lãnh đạo PC49 đã chỉ đạo các tổ nghiệp vụ tiến hành kiểm tra phát hiện có khoảng 300 tấn bụi thép đang được bốc xếp lên tàu. Thuyền trưởng tàu Minh Sang 07 khai nhận vận chuyển chất thải này cho Công ty Phú Hà có địa chỉ nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tiếp tục làm việc với Công ty Phú Hà, được biết: Công ty Phú Hà được hoạt động theo giấy phép cấp ngày 28 tháng 3 năm 2012 do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến kí, số lượng bụi thép trên được lấy từ hai nhà máy là VICASA thuộc KCN Biên Hòa 1, TP Biên Hòa (Đồng Nai), và nhà máy thép Thủ Đức – TP HCM. Công ty Phú Hà đã kí hợp đồng với VICASA từ ngày 17/8/2013. Phương tiện vận chuyển gồm các xe tải và cả tàu Minh Sang 07 đều không có chức năng vận chuyển chất thải nguy hại là bụi thép. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bụi lò thép (chất thải nguy hại) có Mã số quản lý là 050101. Công ty Phú Hà xuất trình được giấp phép xử lí chất thải mang mã số 050101, phòng PC49 đã giải quyết cho vận chuyển.
Tàu Minh Sang
Sáng ngày 14/11/2013, PV đã làm việc với Cảng Vụ Đồng Nai, được biết lịch trình của tàu Minh Sang 07 trong năm 2013 đã 2 lần cập cảng Đồng Nai. Lần thứ nhất cập cảng Gò Dầu A1 thuộc Cảng Đồng Nai ngày 08 tháng 08 năm 2013, rời đi ngày 10 tháng 08 năm 2013. Lần thứ hai cập Cảng Gò Dầu B1 ngày 15/8 /2013, sau đó di chuyển lên cảng Đồng Nai 2 và rời đi ngày 28 tháng 8 năm 2013. Theo giấy phép rời cảng trên tàu có 2.300 tấn bụi lò. Theo lịch trình, cảng đến của tàu Minh Sang 7 là Hải Phòng.
Lần theo thông tin do phòng PC 49 CA Đồng Nai cung cấp, ngày 25/11, chúng tôi đã nêu câu hỏi đối với ông Hoàng Đại Giang, Trưởng phòng an toàn và thanh tra hàng hải-Cảng vụ Hải Phòng về Tàu Minh Sang 07 rời cảng Đồng Nai 2 ngày 28 tháng 8 năm 2013, theo giấy phép rời cảng trên tàu có 2.300 tấn bụi lò thép; cảng đến là Hải Phòng. Vậy Tàu Minh Sang 07 nói trên cập cảng Hải Phòng ngày tháng nào? Ông Hoàng Đại Giang cho biết: Tàu Minh Sang 07 có đến Cảng Hải Phòng vào ngày 10/8, sau đó tàu rời đi Cảng Đồng Nai.
Như vậy, Tàu Minh Sang 07 rời cảng Đồng Nai 2 ngày 28 tháng 8 năm 2013, theo giấy phép rời cảng trên tàu có 2.300 tấn bụi lò thép (chất thai nguy hại) không cập Cảng Hải Phòng. Vậy tàu Minh Sang 07 cập cảng nào, để ở đâu, có xử lý theo chất thải nguy hại đúng quy định hay không…đang là một ẩn số?
Theo Tienphong onlie thông tin ngày 23/8/2013 trong bài “Tạm giữ một tàu vận chuyển chất thải nguy hại ” là tàu Minh Sang 07, chỉ rõ: “Tại Việt
Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra làm rõ những sai phạm của Công ty Phú Hà trong việc vận chuyển 2.300 tấn chất thải độc hại (bụi lò thép) nêu trên để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
“Thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường
Là DN chuyên xử lý chất thải nguy hại, từng “vinh dự” nằm trong top 30, thuộc 106 DN được nhận giải "Vì môi trường xanh quốc gia 2013”, Công ty Phú Hà có địa chỉ xử lý chất thải nguy hại tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, là một trong những “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 5/12, chúng tôi đã về làm việc với ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Trạm Thản, là nơi mà Thuyền trưởng tàu Minh Sang 07 khai nhận với PC 49 - CA Đồng Nai là vận chuyển chất thải bụi lò thép về nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại xã Trạm Thản thuộc Công ty Phú Hà để xử lý, là Chủ tịch xã quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, ông có nắm được thông tin gì không? Ông Nguyễn Trung Kiên trả lời: Xã Trạm Thản có hai công ty về môi trường liền kề nhau. Một là Công ty TNHH nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ và Công ty Phú Hà. Về các hoạt động diễn ra trong nhà máy, chúng tôi nắm cũng không được đầy đủ lắm. Xã có hai bãi xử lý chất thải nên không thể tránh được việc ô nhiễm. Hiện nay, ở đây có mùi rất khó chịu, đặc biệt là lúc trời đang nắng chuyển sang mưa có mùi hôi làm cho người dân ở đây rất khó chịu. Năm trước đây, Công ty Phú Hà thu gom chất thải về để ở trên sân chưa xử lý bị mưa xuống, nước ở sân chảy xuống gây ô nhiễm môi trường xung quanh (ví dụ: chết cá, mùa mưa năm 2012). Dân chúng tôi ở đây cũng có lúc rất bức xúc về những bãi thải vì trước mắt như thế sau này thì sẽ như thế nào? Chúng tôi đã yêu cầu hai Công ty làm sao xử lý các chất thải giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường.
Chúng tôi đã tới gặp ông Nguyễn Trung Hiếu, trưởng thôn khu 5 để gặp những hộ dân sống liền kề với khu vực xử lý chất thải của Công ty Phú Hà. Bà Hoan đang phơi sắn ngay tại sân trụ sở thôn khu 5, xã Trạm Thản đã bức xúc: Từ khi có bãi chứa chất thải của Công ty Phú Hà và Công ty TNHH nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ về thôn này, chúng tôi bị ô nhiễm môi trường. Nếu trời nắng nóng phải trùm kín chăn vì mùi hôi thối rất khó chịu. Còn nước giếng ở khu vực nhà tôi thì chưa ảnh hưởng lắm. Những hộ gần nhà máy xử lý chất thải thì nước không ăn được (Ví dụ như nhà chị Lợi, là chị dâu tôi, nước không ăn được phải đi xin ở nơi khác về để ăn). Còn ruộng cấy lúa thì lúa chết. Vụ gặt vừa rồi mạn giáp theo khu bãi chứa rác thải, lúa chết nhiều. Chúng tôi là dân khổ lắm, chỉ biết kêu thôi. Chúng tôi già cả chết được rồi nhưng đời con, đời cháu chúng tôi không biết ra sao nữa?
Còn chị Trần Thị Nhung cho biết: Nhà tôi cứ ăn nước giếng nhà mình là bị sôi bụng, không dám dùng nữa, phải đi xin nước về ăn. Còn mùi hôi thì ban ngày lúc có, lúc không, về đêm thì nặng mùi hơn. Trước đây, giếng của gia đình vẫn dùng để sinh hoạt bình thường. Kể từ ngày có bãi chứa rác thải, nước giếng không dùng được hơn một năm nay, phải đi xin nơi khác.
Cũng chiều 5/12, chúng tôi liên hệ làm việc với ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó trưởng phòng TN&MT huyện Phù Ninh (Phú Thọ), được ông cung cấp Báo cáo số 97/BC-UBND do Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Ninh Vũ Thế Dân ký ngày 15/8/2013 về “Kết quả kiểm tra môi trường tại xã Liên Hoa và xã Trạm Thản”. Báo cáo nêu rõ: UBND huyện Phù Ninh nhận được báo cáo số 12/BC-UBND ngày 9/9/2013 của UBND xã Liên Hoa về việc nguồn nước chảy từ phía xã Trạm Thản có màu đen và có mùi khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống, gây chết lúa một số hộ dân xã Liên Hoa.... Cả Công ty TNHH nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ và Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đến nay chưa khắc phục triệt để các tồn tại về môi trường theo Thông báo kết luận số 94/TB-UBND ngày 22/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Dân Mạc về tình hình hoạt động xử lý chất thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà và XN xử lý chất thải của Công ty TNHH nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ tại khu xử lý chất thải Trạm Thản... Đối với Công ty TNHH Môi trường Phú Hà: Khu vực hầm lưu giữ chất thải vẫn chưa khắc phục xong, vẫn có hiện tường rò rỉ nước thải ở thành bể.
Từ những sự việc trên có thể thấy, Công ty Phú Hà đã gây ô nhiễm môi trường tại nơi xử lý rác thải khi xử lý các loại rác thải thông thường. Còn loại rác thải độc hại, liệu công ty có xử lý tại đây hay không, vẫn là ẩn số. Nhưng theo suy đoán logich đối với chất thải thông thường, Phú Hà không xử lý được an toàn, thì làm sao có thể xử lý chất thải nguy hại là bụi lò thép. Câu hỏi đặt ra là không đủ năng lực xử lý chất thải nguy hại mà vẫn thu gom, thuê vận chuyển, thì Phú Hà đem số chất thải nguy haại đó đi đâu, liệu có chuyên chở sang bán ở một nước khác không? Các cơ quan quản lý về môi trường cần điều tra để làm rõ vấn đề này.
Nhóm PV
Các tin khác

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Nắng nóng ở Bắc Bộ sẽ kéo dài tới ngày 23/4

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam tăng quá nhanh

Rừng ngập mặn Hậu Lộc – “Lá chắn xanh” nơi cửa biển
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Thanh niên Việt Nam thực hiện "Ba tiên phong," "5 chủ động"

Chống bụi mịn, tìm lại bầu trời xanh

Thủ đoạn phạm tội mới: Trộn thuốc giả với thuốc thật

Cần Thơ đặt tên cho 32 xã, phường sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
