Đổi thay nơi đảo xa
SK&MT -
Đoàn công tác do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm TCCT QĐND dẫn đầu thăm đảo
Chủ quyền giữa Biển Đông
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam chúng ta nằm giữa biển Đông, bao gồm hơn 130 đảo, bãi đá, bãi cạn, bãi ngầm với diện tích khoảng 160 đến 180 nghìn km2, nằm ở phía Đông - Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ, trong giới hạn từ vĩ độ 6030’ đến 12000’ Bắc và từ 111030’ đến 117030’ kinh độ Đông, thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Quần đảo Trường Sa là lá chắn quan trọng bảo vệ vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông Nam của Tổ quốc. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước ngoài.
Trên vùng biển quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loài ốc có giá trị dinh dưỡng cao. Với vị trí ở giữa biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, đánh bắt hải sản, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với quý khách trong và ngoài nước. Từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc quyền quản lý, khai thác của người Việt Nam. Qua các triều đại, nhà nước phong kiến Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu, thực hiện chủ quyền, khai thác với tư cách nhà nước từ khi quần đảo chưa thuộc vào hệ thống địa lý hành chính của bất kỳ quốc gia nào.
Đảo là nhà biển cả là quê hương
Theo đó, trong các tài liệu, bản đồ của Việt Nam và nước ngoài từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được gộp thành một và có tên là “Bãi cát vàng”, “Hoàng Sa” hoặc “Đại Trường Sa” hay “Vạn lý Trường Sa”. Các bản đồ của phương Tây đều vẽ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một với tên gọi là “Pracel”, “Parcel” hay “Paracels”.
Các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam đã ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thời Chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn và tới đầu triều Nguyễn. Trong Châu Bản có những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, Bộ Hộ và các cơ quan khác hay những chỉ dụ của nhà vua về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ, cắm cột mốc, trồng cây...
Theo Chuẩn đô đốc Phạm Văn Vững, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân, từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trải qua 44 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quân và dân huyện đảo Trường Sa luôn đoàn kết, sáng tạo gắn bó, chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền 21 đảo, 33 điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa trong mọi tình huống, viết nên truyền thống vinh quang: “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền”.
Trẻ em trên đảo Trường Sa biểu diễn văn nghệ
Đoàn Văn công Quân khu 1 biểu diễn phục vụ chiến sĩ trên đảo
Nghĩa tình quân dân nơi đầu sóng ngọn gió
Thật khó có thể diễn tả những tình cảm thân thương của các thành viên Đoàn công tác dành cho cán bộ, chiến sĩ hải quân mỗi khi đặt chân lên các đảo, nhà giàn DK1. Gặp nhau “tay bắt mặt mừng”, họ trao cho nhau những lời động viên, thăm hỏi ân cần cùng những phần quà đầy ý nghĩa của những người từ đất liền dành cho quân dân Trường Sa thật. Mỗi người trong Đoàn đều vô cùng cảm phục trước nghị lực, ý chí, lòng kiên trung của những người lính hải quân đang ngày đêm canh giữ biển đảo của Tổ quốc. Họ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, vượt qua nỗi cô đơn, nhớ nhà, cùng những khó khăn, vất vả nơi đầu sóng, ngọn gió nhưng vẫn luôn tạo ra những niềm vui cho mình giữa biển khơi. Ngoài những giờ huấn luyện, vào giờ nghỉ, họ cùng nhau đàn hát, xây dựng cảnh quan môi trường, củng cố doanh trại, trồng rau, tăng gia, cải thiện đời sống...
Hơn 10 năm trước, lần đầu khi tôi mới ra thăm Trường Sa, phần lớn trên các đảo nước ngọt, phương tiện nghe nhìn thiếu thốn, rau xanh không có…, bằng công sức, trí tuệ cùng bầu nhiệt huyết của quân và dân trên đảo, 100% các đảo đã trở nên khang trang, xanh tươi, tràn đầy sức sống; những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi kề bên con đường bê tông ẩn mình dưới tán cây bóng rợp mát, tiếng trẻ em đánh vần vang xa…
Kiểm tra hệ thống lọc nước ngọt trên đảo
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa kiểm tra tủ sách trên đảo
Những hình ảnh tươi đẹp của biển đảo quê hương hôm nay, đã thấm máu bao cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt, để có được cơ ngơi An Bang, Tiên Nữ, Thuyền Chài, Đá Lớn, Len Đao, Nhà giàn DK1… sáng, xanh - sạch - đẹp, vững chãi giữa biển Đông, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Trường Sa anh hùng đã phải mang từ đất liền ra từng hòn đất nhỏ, từng hạt giống, nhành cây. Chắt chiu, tiết kiệm từng giọt nước ngọt chăm chút ươm mầm xanh cho đảo.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Đức Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 4 Hải quân cho biết, từ chỗ nước ngọt, rau xanh phải chi viện từ đất liền thì nay các đảo đã tự túc được nước ngọt cho sinh hoạt và rau xanh góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe bộ đội; những gia súc, gia cầm như chó, mèo, gà, vịt, lợn, bò…đã được nuôi rộng rãi và phổ biến trên các đảo. Tổng sản lượng tăng gia của các đảo trong năm 2018 đạt trên 5,5 tỷ đồng, trong đó rau xanh đạt 128.000 kg, cá tươi đạt 41.700 kg, thịt các loại 32.650 kg; thu lãi hơn 2,75 tỷ đồng, bình quân đạt 1.410.000 đồng/người/năm.
Vườn rau của gia đình trên đảo
Một góc cũng thành vườn rau
Ở giữa biển khơi, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã đổi thay. Các công trình quốc phòng kết hợp với kinh tế, phục vụ dân sinh như sân bay, âu tàu, trạm thu phát tín hiệu điện thoại qua vệ tinh, đài khí tượng thủy văn, trạm thu phát truyền hình vệ tinh, trạm xá; các công trình văn hóa: nhà truyền thống, nhà văn hóa, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đền thờ Bác Hồ, tượng đài Trần Hưng Đạo, công viên Võ Nguyên Giáp, hệ thống Chùa ở các đảo được thiết kế hài hòa mang đậm nét truyền thống, kiến trúc dân tộc. Cùng với đó là hệ thống năng lượng sạch cung cấp khoảng 155 ngàn kwh điện/tháng đảm bảo điện thắp sáng, sinh hoạt cho quân và dân huyện đảo. Trên các đảo có nhà văn hóa, sân bóng đá, bóng chuyền và sân chơi các môn thể thao như: Xà, tạ, cầu lông, bóng bàn… 100% hộ dân và các đầu mối đơn vị bộ đội được trang bị ti vi, hệ thống thu tín hiệu vệ tinh, trạm thu phát sóng FM. Hệ thống karaoke kỹ thuật số hiện đại được trang bị đến các Cụm chiến đấu. Trên đảo có phòng đọc sách, báo với hàng nghìn đầu sách, báo, tạp chí, có tủ sách pháp luật, tủ sách Hồ Chí Minh... Chúng tôi được biết, trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ, đùm bọc, giúp đỡ của quân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo thường xuyên, sâu sát của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân, trực tiếp là của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, quân và dân Trường Sa luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cán bộ chiến sĩ Đoàn Trường Sa anh hùng luôn xác định “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”, sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong lớp học ở đảo Sinh Tồn
Bộ đội còn có nhiệm vụ giúp ngư dân vươn khơi bám biển. Hàng năm, nhiều trăm lượt ngư dân đi biển thiếu nước ngọt, khi bị ốm đau, khi gặp bão … đều được bộ đội trên đảo sẻ chia nước ngọt, cấp thuốc men, lai dắt tàu vào nơi tránh trú… Hiện một số đảo đã được đầu tư xây dựng nhà cứu hộ cứu nạn, nhà cộng đồng như: Song Tử Tây, Đá Tây, Đá Đông, Núi Le, Đá Lớn, Tiên Nữ, Cô Lin, Len Đao…góp phần nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho quân - dân Trường Sa và bà con ngư dân.
Ra đảo, chúng tôi đã tới thăm gia đình anh Trương Điệp Hưng và chị Ngô Thị Kim Vũ ở thị trấn Cam Đức, Cam Lâm, Khánh Hòa. Anh chị có một cháu gái Trương Châu Mãn Nhi, 7 tuổi. Cả gia đình anh chị ra đảo Sinh Tồn Đông từ tháng 6/2018, hàng ngày anh ra biển đánh cá, chị ở nhà trồng rau, chăn nuôi gà vịt và ngày ngày đưa con đến lớp học…Ở đảo chúng tôi còn gặp thầy giáo Nguyễn Công Qua, quê ở Diên Khánh, Khánh Hòa tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Nha Trang, anh xung phong ra đảo dạy học…Đó còn là trạm trưởng hải đăng tên Lưu, quê ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã 25 năm gắn bó với đảo. Anh kể, cưới vợ xong là anh đi ra đảo từ năm 1987, anh đã có mặt ở các đảo ở phía Bắc như Cô Tô, Vĩnh Thực, Long Châu… từ năm 1994 đến nay anh đã đi qua cả 13 nhà đèn trên các đảo ở Trường Sa…Hiện anh đang công tác ở nhà đèn đảo Tiên Nữ. Chúng tôi cũng đã gặp anh Phan Hoan, chủ tàu cá quê ở Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa ra đánh cá gần đảo. Rất vui vẻ và phấn khởi, anh kể lần này anh đã đánh bắt được 3 tấn ốc nhảy gửi bộ đội giữ hộ, tàu của anh lại tiếp tục đánh bắt thêm rồi mới quay trở về đất liền…
Trong những ngày ra đảo, chúng tôi đã gặp nhiều gia đình ở đảo Trường Sa. Cũng như ở các đảo khác, mỗi gia đình hộ dân sinh sống ở đây được cấp 01 căn hộ xây dựng kiên cố, vững chắc, thiết kế đẹp, rộng 260m2 và đầy đủ các vật dụng sinh hoạt. Các gia đình đều có việc làm, thu nhập ổn định, nam giới ngoài tăng gia trồng rau xanh, đánh bắt hải sản còn tham gia vào đội dân quân tự vệ. Các cháu nhỏ được chăm sóc y tế, giáo dục học tập theo chương trình giáo dục quốc gia. Chất lượng giáo dục và kết quả học tập của các cháu khá vững chắc. Kết quả kiểm tra đánh giá hàng năm 100% cháu đều đặt học sinh khá, giỏi. Hiện nay quỹ Vừ A Dính đã tài trợ xây dựng, đưa vào sử dụng 3 trường học tại thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây.
Đảo Sinh Tồn
Có thể nói, Trường Sa có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ triệu triệu trái tim người dân đất Việt đã hướng về Trường Sa, dâng trọn tình yêu cho Trường Sa, đóng góp ủng hộ, giúp đỡ Trường Sa cả về vật chất và tinh thần. Hàng năm có hơn 15 đoàn đại biểu của Bộ Quốc phòng, dân chính đảng, các tỉnh, thành trong cả nước, trực tiếp ra thăm, làm việc và động viên bộ đội Trường Sa; cùng với đó còn có hàng ngàn lá thư đảo xa được các em học sinh, sinh viên khắp mọi miền đất nước viết gửi tặng các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Đó là những tình cảm hết sức sâu sắc và trong sáng. Đó thực sự là nguồn cổ vũ và động viên to lớn để quân và dân huyện đảo Trường Sa vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc.
Chia tay Trường Sa trong tôi tràn ngập cảm xúc và thầm mong lại có dịp đến Trường Sa.
Phạm Mỵ
Các tin khác

Đến với vẻ đẹp bí ẩn hoang sơ của Vân Nam

Môi sinh tịnh độ ngay tại nhân gian

Tĩnh là trí tuệ

Chương trình nghệ thuật chào mừng những du khách đầu tiên tới Sa Pa năm 2025

Làng du lịch sinh thái Ông Đề: Điểm đến độc đáo ở Miền Tây

Đệ nhất hùng sơn Tây Bắc: Ngũ Chỉ Sơn sức hút từ du lịch khám phá

Diễn đàn “Giải pháp xanh toàn diện các khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc” thu hút gần 680 triệu USD vốn FDI, DDI

Chuyển đổi số ngành Bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Đại lễ Tưởng niệm đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo tại Cần Thơ
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn với hơn 12.000 người tham gia

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên điểm đến du xuân bái phật hàng đầu miền Bắc
Nổi bật

Vĩnh Phúc: Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và biểu dương người làm báo tiêu biểu

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
