Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hiểm họa sụt lún, sạt lở
Nhiều vụ sạt lở ở vùng ĐBSCL đã cắt đứt nhiều đoạn giao thông huyết mạch.
Sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp và có mức độ gia tăng cả về phạm vi và mức độ nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân.
Theo số liệu thống kê, khu vực ĐBSCL có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km. Trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với tổng chiều dài khoảng 566 km (chủ yếu diễn ra dọc theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các nhánh chính của hệ thống kênh, rạch) và sạt lở bờ biển 52 điểm với tổng chiều dài 268 km.
Trong số các điểm sạt lở nêu trên, hiện có 57 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm trực tiếp đến khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng, tổng chiều dài 170 km, bao gồm bờ sông 39 điểm với tổng chiều dài 85 km, bờ biển 18 điểm với tổng chiều dài 85 km.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông, liên tục xuất hiện thông tin về tình hình tuyến đê Biển Tây ở Cà Mau bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. “Tuyến đê Biển Tây này có vị trí quan trọng, bảo vệ cho hoạt động sản xuất bên trong của người dân, đa số là nuôi tôm. Khoảng mười mấy năm trước, vạt rừng phòng hộ trước tuyến đê còn rất nhiều, nay thì rừng bị mất gần hết. Thấy đê biển bị sạt lở, trong xóm rất lo sợ, vì mình như “đặt cược” trước biển”, ông Lý Văn Chiên, người dân xã Khánh Tiến (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), tâm sự. Nỗi niềm của ông Chiến cũng là nỗi lo của nhiều gia đình ở huyện Trần Văn Thời, Phú Tân và U Minh sống cặp theo tuyến đê Biển Tây Cà Mau dài khoảng 108 km. Ngoài vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh, tuyến đê này còn có nhiệm vụ ngăn mặn để bảo vệ hơn 26.000 hộ dân với gần 129.000 ha đất sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đặc biệt khu vực rừng tràm U Minh Hạ.
Cà Mau là tỉnh có ba mặt giáp biển, kéo dài từ biển Đông sang biển Tây với bờ biển dài 254 km, phần lớn diện tích của tỉnh thuộc vùng đất ngập nước ven biển và có đến 87 cửa sông thông ra biển. Đầu mùa khô 2020, hàng loạt vụ sạt lở, sụt lún xảy ra trên địa bàn Cà Mau đến nay chưa khắc phục hết hậu quả.
Tại Đồng Tháp, tình trạng sạt lở trên sông Tiền, sông Hậu đã xảy ra tại 18 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thị xã, TP với tổng chiều dài sạt lở 28,3 km, diện tích sạt lở 6,41 ha. Không chỉ bờ sông, sạt lở nội đồng cũng đang diễn ra ngày càng nhiều..
Nằm dọc sông Hậu, TP Cần Thơ cũng đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sạt lở. Năm 2019, trên địa bàn TP xảy ra 25 điểm sạt lở, làm sạt hoàn toàn 10 căn nhà, 25 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng, tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở 618 m với tổng thiệt hại ước tính trên 14 tỷ đồng. Riêng trong tháng 1/2020, trên địa bàn xảy ra năm vụ sạt lở làm sạt hoàn toàn 01 căn nhà và 04 căn nhà khác bị ảnh hưởng, hư hại đường giao thông. Ngày 7/3, vụ sạt lở ven cạnh chợ nổi Cái Răng làm 05 căn nhà bị ảnh hưởng, nhiều hộ phải di dời khẩn cấp.
Tại Sóc Trăng (địa phương nằm hạ nguồn sông Hậu) cũng là một trong những điểm nóng về sạt lở bờ sông, tần suất sạt lở bờ biển xuất hiện ngày càng nhiều và không theo quy luật tự nhiên. Trước diễn biến sạt lở phức tạp, tỉnh Sóc Trăng đã công bố sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm đoạn từ giáp ranh tỉnh Bạc Liêu đến cống số 4 thuộc xã Lai Hòa và Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu). Đồng thời, tỉnh yêu cầu đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất, triển khai khẩn cấp kè ngầm giảm sóng đánh vào thân đê; có biện pháp bảo vệ đai rừng phòng hộ hiện chỉ còn 10-20 m và tạo bãi bồi, trồng tái tạo rừng phòng hộ, hạn chế sạt lở.
Còn tại Bến Tre, hiện có 112 điểm sạt lở, trong đó sạt lở bờ biển có tám điểm tại các huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) với chiều dài 19 km. Theo ngành chức năng, sạt lở đã lấn sâu vào đất liền trung bình hằng năm khoảng 10-15 m, làm mất trên 120 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ ven biển. Dự báo các khu vực trên sẽ tiếp tục sạt lở, xâm thực sâu vào khu vực dân đang sinh sống.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, nhận định: “ĐBSCL đang đối diện với các thách thức: Phát triển thiếu bền vững và tác động của các đập thủy điện trên dòng Mekong. Trong đó tác động nghiêm trọng và cần ứng phó cấp bách nhất hiện nay là sạt lở và sự sụt lún đất. Quá trình “đồng bằng đang bị chìm” là rất đáng lo cùng với nước biển dâng”.
ĐBSCL lâu nay được bồi đắp từ phù sa theo dòng Mekong, tuy nhiên, phần lớn lượng phù sa hiện nay nằm lại các đập thủy điện. Trong gần 10 năm trở lại đây, ĐBSCL lũ luôn ở mức thấp. Mùa lũ năm 2020, lũ về muộn và nguồn nước từ dòng Mekong đổ về không đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân lý giải những bãi bồi hàng năm ở Cà Mau biến mất và tình trạng sạt lở, sụt lún ngày càng gia tăng khốc liệt. Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai: ĐBSCL hiện có trên 500 điểm sạt lở kéo dài ở 520 km bờ sông, trên 50 điểm sạt lở dọc theo chiều dài 266 km bờ biển. Trong đó, gần 100 điểm sạt lở bờ sông và bờ biển nguy hiểm. Ít nhất diện tích rừng ĐBSCL đã mất hơn 28.000 ha trong gần 20 năm qua.
Vụ sạt lở nghiêm trọng ở An Giang.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), sạt lở theo quy luật thường xảy ra ở các đoạn sông cong, cửa phân lưu, nhập lưu, các cửa sông phân lạch là nơi dòng chảy không ổn định, vận tốc dòng chảy lớn hơn sức chịu của bùn cát lòng sông.
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu Cần Thơ, cho rằng, sạt lở hiện nay dường như không tuân theo quy luật tự nhiên, bất kể mùa mưa, mùa khô và địa phương nào cũng có thể xảy ra sạt lở.
Hai nguyên nhân chính hiện nay gây sạt lở, sụt lún là do: Thiên tai và nhân tai. Trong bối cảnh nguồn phù sa từ dòng Mekong ngày càng “rơi rụng” ở các đập thủy điện, các địa phương, nhà khoa học cần có nghiên cứu đưa ra biện pháp chế tài nghiêm túc về việc hạn chế khai thác cát ở các lòng sông. Đồng thời, các địa phương cần tính toán hạn chế, tiến tới cấm khai thác mạch nước ngầm để tránh tình trạng sụt lún đất. Đây được xem là giải pháp khả thi ít tốn kém và “thuận thiên” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 120/NQ-CP
Trong 2 năm gần đây, dù Chính phủ đã chi hàng nghìn tỷ đồng để ĐBSCL khắc phục và làm đê kè chống sạt lở nhưng các địa phương vẫn “khát vốn”. Cụ thể năm 2020, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn trình Thủ tướng Chính phủ, xin hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở, di dời dân vùng sạt lở cấp bách… với tổng kinh phí gần 1.000 tỷ đồng. Tình trạng “xin vốn” khắc phục sạt lở, sụt lún cũng diễn ra tương tự ở nhiều địa phương trong vùng.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện chỉ ra: “Tình trạng sụt lún, nguyên nhân lớn nhất là do khai thác nước ngầm quá mức ở ĐBSCL. Như vậy, để giải quyết vấn đề sụp lún sẽ không có biện pháp công trình nào có thể giải quyết được gốc rễ vấn đề”. Các nhà khoa học cảnh báo về nguy cơ một phần diện tích bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn nước biển trong 30 năm tới. Nếu không sớm kiểm soát và quản lý hiệu quả việc khai thác nước ngầm, tình trạng sụt lún ngập úng, xâm nhập mặn, suy thoái đất, nước ngầm càng trầm trọng hơn trong bối cảnh lún sụt nhanh hơn ở bán đảo Cà Mau.
Tại An Giang, Cần Thơ, một số điểm sạt lở ven sông Hậu, địa phương phải mời các chuyên gia nghiên cứu về lòng sông và đưa ra các giải pháp khắc phục. Hiện ĐBSCL cũng đang thực hiện để tìm giải pháp hữu hiệu từ mô hình kè sinh thái – trồng cây ven sông. Và các giải pháp chống sạt lở làm bờ kè, kè giảm sóng. Hiện các đô thị lớn ở ĐBSCL nằm ven sông đều thực hiện giải pháp làm bờ kè. Giải pháp này cần kinh phí xây dựng rất lớn. Quan điểm xử lý hiện nay được nhiều địa phương sử dụng là từng bước di dời dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, hạn chế việc cất nhà ven sông.
LONG NGUYỄN
Các tin khác

Ngày 12/3: Sau mưa đêm, không khí Hà Nội được cải thiện

Gấp rút đào tạo nhân lực trước khi thí điểm vận hành sàn giao dịch Carbon

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Tái chế rác thải xây dựng: Đâu là giải pháp bền vững

Ngày 10/3: Trời nồm ẩm, không khí vẫn ở mức không lành mạnh

Giải bài toán xử lý rác thải quá tải tại Thanh Hóa

Thời tiết ngày 6/3: Bắc Bộ chuyển rét, Hà Nội có mưa và chất lượng không khí có cải thiện

Tác động của ô nhiễm môi trường biển đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Cần Thơ: Cơ hội để Khu sinh thái Sông Hậu Farm "cất cánh"

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Văn phòng đại diện Tạp chí Sức khỏe và môi trường tại ĐBSCL được UBND TP Cần Thơ tặng Bằng khen
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ: Tổng kết công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2024

Hà Nội nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường không khí và xử lý rác thải

Đắk Lắk: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm tại xã Ea Riêng

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Gần 100 tỷ đồng đầu tư làm sạch Hồ Tây, dự kiến hoàn thành năm 2027

Tạo động lưc thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công nghệ số vào sản xuất lúa gạo

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Quân khu 9 tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025”

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội

Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

XLIII Coffee: Không gian cà phê đặc sản đậm chất Việt Nam xưa giữa lòng Thảo Điền

Nữ tướng Nguyễn Thị Định với phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng các Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải mới 2025

Tam Đảo tưng bừng tổ chức Lễ hội xuân Tây Thiên 2025: Tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử - tín ngưỡng Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
