Dự án khu Đô thị 31 ha tại thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm): Cần phải làm rõ nhiều điểm khuất tất
Hàng loạt lá đơn kiến nghị của nhiều hộ dân thuộc tổ dân phố Thành Trung (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) gửi tới các cấp chính quyền của Hà Nội phản ánh việc, quyền và lợi ích của họ đang có nguy cơ bị đe dọa bởi những dấu hiệu bất thường xảy ra tại Dự án khu Đô thị 31 ha tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm- Hà Nội.
Dự án khu Đô thị 31 ha tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội dù đã được bắt đầu khởi động từ năm 2004, song đến nay, qua 13 năm vẫn chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng để xây dựng đường số 3 và 4 nối đường Ngô Xuân Quảng với khu đất đấu giá, do vấp phải sự phản đối của 5 hộ dân.
Dự án khu Đô thị 31 ha tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm- Hà Nội 13 năm vẫn chưa hoàn thành khâu GPMB.
Thông qua tài liệu, được biết nguồn gốc đất mà 5 hộ đang sử dụng là đất thổ cư hình thành từ 1954, trước của Trạm y tế của Nông trường Quốc doanh trồng Bông, sau đó được xây dựng thành khu gia đình cũ của trường Đại học Nông nghiệp 1 (Nay là Học viện Nông nghiệp). Năm 1977 theo QĐ số 49/ NN-RĐ/ QĐ của Bộ Nông Nghiệp cắt hơn 4 ha của khu gia đình cũ để xây dựng Học viên Kinh tế Nông Nghiệp. Năm 1987 Bộ NN và CNTP ra QĐ số 42/VP-QĐ chuyển trụ sở Viện KTNN sang số 6 Nguyễn Công Trứ - Hà Nội làm việc, trụ sở cũ thành khu gia đình cho CBCNVC, với diện tích 1,6 ha.
Như vậy rõ ràng nguồn gốc đất của các hộ đang sử dụng là đất thổ cư. Trong khi đó phương án dự thảo lại xác định là đất nông nghiệp áp giá 186.900 ĐVN/1m2. Phương án chính thức lần 1 lại chuyển sang áp giá 35.000 ĐVN/ 1m2, Khi người dân hỏi 35.000 ĐVN/1m2 là giá cho loại đất nào thì không cán bộ nào trả lời được?. Đến phương án lần 2 vẫn áp giá 35.000 ĐVN/m2 đối với đất vượt hạn mức, tất cả các hộ đều bị áp giá này. Đặc biệt gia đình ông Trần Xuân Nam bị thu hồi hơn 412 m2 x 35.000 đ/m2, gia đình ông Quế 369 m2 x 35.000 đ/m2, các gia đình khác khi có đất vượt hạn mức cũng bị áp giá như vậy.
Trong phương án đền bù cho các gia đình bị thu hồi đất đều bị UBND huyện chia ra 3 loại đất: Đất ở, đất nông nghiệp và đất không phân là loại gì chỉ đền bù 35.000 đ/m2.
Phương án đền bù không được chấp thuận!
Các hộ dân cho biết các gia đình cán bộ được giao 1 hoặc 2 gian nhà tạm và 6m2 bếp phần đất đằng trước. Phần phía sau và đầu hồi các hộ tự khai phá cải tạo để mở rộng công trình, hoặc sử dụng làm vườn, đều diễn ra từ trước 15 tháng 10 năm 1993 và các hộ gia đình đã đóng thuế từ 1994 đến nay. Cho nên việc áp giá đền bù chỉ được hưởng 60% là đối với đất giao trái thẩm quyền.
Được biết diện tích đất các gia đình đã sử dụng từ 1977 đến nay đã dược Viện xác nhận về nguồn gốc đất, số lượng các loại đất v.v… và được UBND thị trấn Trâu Quì xác nhận mốc giới, bản đồ trích lục có số thửa và không có tranh chấp.
Vậy mà UBND Thị trấn Trâu Quỳ đã tự ý sửa chữa số liệu mà chính mình xác nhận năm 2014 ra các số liệu không đúng thực tế từ đất thổ cư thành đất nông nghiệp, đất lấn chiếm, từ đất có nhà ở 200 m2 qui đổi chỉ được hưởng 120 m2 đất ở theo qui định mới. Thậm chí đất ở ổn định từ 1985 sửa thành đất ở sau năm 1993.
Năm 2009, để làm các thủ tục bàn giao đất cho địa phương sử dụng làm dự án, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Năm 2005 đổi tên từ Viện Kinh tế Nông thôn, cơ quan quản lý khu đất tập thể) đã phối hợp với chính quyền địa phương là UBND thị trấn Trâu Quỳ và các hộ dân tổ chức khảo sát, đo đạc, xác nhận lại cụ thể diện tích đất của từng hộ. Đến ngày 14/12/2011, đã hoàn tất công tác đo đạc và thống nhất làm xác nhận nguồn gốc, diện tích đất từng hộ.
Trong biên bản xác nhận có dấu của Viện và đồng chí Chủ tịch UBND thị trấn đều ghi rõ diện tích đất của các hộ gia đình, không có chi tiết nào ghi phần đất các hộ đang sử dụng có đất nông nghiệp.
Sau này, khi thuê cả công ty bên ngoài đo vẽ, xác định lại diện tích (các năm 2014, 2015), những biên bản được lập đều ghi rõ diện tích của từng hộ, cũng không xác định có phần đất nào nằm trong diện tích đất nông nghiệp.
Văn bản số 7302/UBND-KT về việc chuyển giao cơ sở nhà đất tại xóm 5, tổ dân phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đang quản lý, sử dụng về địa phương quản lý, xử lý theo quy định ký ngày 30/9/2013 do ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ký cũng không có chi tiết nào nói rằng khu đất đó có diện tích đất nông nghiệp hoặc giao trái thẩm quyền.
Thế nhưng khi lập phương án đền bù, huyện Gia Lâm nhiều lần tự điều chỉnh theo các phương án khác nhau, với các con số thiếu thống nhất. Ví như, dự thảo đền bù lần 1 của gia đình bà Phạm Thị Men được đền bù tổng số 108 triệu đồng với diện tích thu hồi là 466,8 m2; Khi ra phương án chính thức lần 1 chỉ còn 37 triệu đồng cho tổng diện tích đất bị thu hồi là 466,8m2.
Phương án 2 tăng lên thành mức tổng đền bù là 639 triệu đồng. Điều này khiến các hộ gia đình thắc mắc không hiểu tại sao, cùng diện tích đất ấy, mà chỉ trong thời gian ngắn, lại có nhiều phương án đền bù khác nhau?!? Chưa kể, tại một số văn bản, huyện Gia Lâm còn khẳng định một số hộ “tự ý sử dụng” phần diện tích, qua đó, lấy cơ sở để đề nghị các cơ quan của huyện Gia Lâm dựa vào áp dụng mức giá đền bù bất hợp lý cho các hộ dân. Trong khi đó, đất đều được các hộ dân sử dụng từ trước năm 1990 và đến nay chưa từng bị cơ quan quản lý nào nhắc nhở hoặc lập biên bản xử lý.
Cần phải dứt điểm những khuất tất
Trong đơn thư khiếu nại và các cuộc đối thoại trực tiếp với cơ quan chức năng địa phương, các hộ đã đưa ra những thắc mắc như: Vì sao con đường số 3 chỉ chưa đầy 200 m và đường số 4 chỉ trên 200 m mà lại thiết kế hình cong, có phải để lấy thêm nhiều đất của các hộ dân? Tại một cuộc họp giữa đại diện chính quyền địa phương và các hộ, đồng chí Nguyễn Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ, chủ trì cuộc họp đã có ý kiến trong biên bản: Đề nghị xác định lại nguồn gốc đất theo đúng như biên bản xác nhận năm 2014 (biên bản có dấu của Viện và UBND thị trấn Trâu Quỳ). Vậy nhưng đến nay, tại sao đề nghị đó chưa được thực hiện?
Trường hợp gia đình bà Phạm Thị Men, là con liệt sỹ, đã nộp giấy chứng nhận cho chính quyền, nhưng không được các cơ quan lưu tâm, đưa vào hồ sơ để tính phương án đền bù. Hoặc, gia đình ông Trần Xuân Nam, dù thực tế ông có 4 hộ, thể hiện cụ thể trên 4 sổ hộ khẩu được cấp, nhưng khi thống kê lại ghi 02 hộ, lúc kê khai phương án đền bù lại ghi 3 hộ.
Ngay cả khi tính 3 hộ, cũng ghi nhầm số nhân khẩu trong gia đình. Có một điều nực cười là nếu nhận tiền đền bù theo phương án của huyện Gia Lâm, sau khi đóng các loại thuế, gia đình ông Nam không đủ tiền để nộp mua diện tích tại khu dự án mới. Nghĩa là sau khi bị thu hồi xong, ông phải đóng thêm hàng trăm triệu đồng mới được ra chỗ ở mới dù diện tích khu mới chỉ bằng khoảng 1/4 diện tích đất ông đang ở?!?
Còn gia đình ông Nguyễn Quang Thoại, cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu cũng hết sức bất bình vì khi đo đạc, gia đình ông có diện tích thực tế là 115,7m2, nhưng chỉ ghi là 81,5m2 và cho tái định cư 81 m2. Ông đề nghị phải được đổi đủ đất, vì diện tích nhà ông dưới 120m2 (theo Luật). Điểm nữa khiến ông hết sức bức xúc là mặc dù gia đình ông đã có đơn khiếu nại, đang trong thời gian chờ giải quyết, nhưng căn nhà của ông đã bị phá dỡ 2/3 mà ông không hề được thông báo.
Trong hơn một năm, qua hàng chục cuộc họp với dân, các hộ đã đóng góp nhiều ý kiến cho dự án để sửa chữa những sai sót nhưng không được chấp thuận. Lần gần đây nhất, phóng viên đã được trực tiếp tham dự cuộc đối thoại giữa ông Nguyễn Ngọc Thuần (Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì) cùng các cơ quan chức năng với đại diện 5 hộ dân. Dù ông Thuần hứa sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các hộ dân, song, khi mới bắt đầu phần trả lời đầu tiên, ông đã thấy bế tắc và xin dừng cuộc họp để xin ý kiến lãnh đạo. Đến nay, ông Thuần vẫn chưa trở lại đối thoại với các hộ dân, trong khi thời gian khiếu nại của công dân lên thành phố đã hết.
Có thể thấy, các hộ dân trên đều là những cán bộ nghỉ hưu, có trình độ, nhận thức, những thắc mắc của họ là có cơ sở, đúng pháp luật. Bản thân các hộ chỉ mong muốn cơ quan chức năng giải thích rõ ràng, minh bạch các ý kiến của mình, nếu hợp lý, chính xác, họ hoàn toàn chấp nhận, bắt tay hợp tác.
Tuy nhiên, có vẻ như chính quyền cơ sở và các cơ quan liên quan vẫn đang cố lảng tránh những câu hỏi đúng đắn ấy? Nếu cứ như vậy, chắc chắn, dự án tưởng như rất hợp lý, đúng đắn kia sẽ tiếp tục bị kéo dài.
Nhóm phóng viên
Các tin khác

Bài 2 (Hoài Đức, Hà Nội): Sự “vô cảm” của UBND xã Vân Canh trước hàng loạt tác động tiêu cực đang băm nát quy hoạch tại khu đô thị “ba không”

Chủ đầu tư thất hứa, đẩy dân vào thế khó

Bất chấp lệnh đình chỉ nhà hàng 173 Thái Hà “mở chui” đón khách

Xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh: Cuộc sống và sức khỏe của người dân đang bị ảnh hưởng bởi một bản án?

Vĩnh Phúc: Dự án nạo vét ao, hồ không đảm bảo gây ô nhiễm môi trường

Bình Thuận: Đất tặc lộng hành gây hệ lụy lớn

Hà Nội: Cần chấn chỉnh việc thi công “ẩu” gây ô nhiễm môi trường

Vụ “Ảnh hưởng đến môi trường, có dấu hiệu vi phạm từ Dự án nạo vét sông Hoạt” tại Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục tồn tại

Thực tiễn chất lượng các công trình dự án chưa đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường, đời sống nhân dân
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Lâm Đồng bứt phá kinh tế từ công nghệ cao

Bay khắp thế giới với ưu đãi “Ngày Hạng Thương Gia” cùng Vietjet vào ngày 2 và 20 hàng tháng

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Nốt “thăng” trong dòng chảy lịch sử vương triều

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Trần Nguyên Giáp: Chuyện “dính phốt” của một người quá mát tay trong ngành thẩm mỹ

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

ENTECH HANOI 2025 hứa hẹn các giải pháp xanh và thông minh

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Bước chuyển lớn cho hành trình nghiên cứu khoa học

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại
Nổi bật

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
