El Nino, bão từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe?
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Theo BS.CKII Đặng Thị Kim Huyên, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng 2 TPHCM, gần đây có rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao đến 40, 41 độ C.
Với tình trạng nắng nóng kéo dài, trẻ em rất dễ bị nhiễm bệnh, sốt cao do mất nước.
Sở dĩ năm nay mùa mưa đến muộn, nắng nóng tăng lên, kéo dài, nhiệt độ cao hơn so với trung bình nhiều năm là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino lại rơi vào đúng thời điểm nắng nóng nhất trong năm (tháng Tư, tháng Năm).
BS Kim Huyên cảnh báo, với tình hình nắng nóng kéo dài như hiện nay, trẻ rất dễ bị mất nước, gây nên tình trạng sốt. Khi mất nước, mọi chuyển hóa trong cơ thể bị xáo trộn nên rất dễ bị vi trùng, vi khuẩn tấn công. Không chỉ vậy, việc thay đổi nhiệt độ liên tục, đột ngột với mức chênh lệch quá cao (do ra vào phòng có máy lạnh, do dùng quạt thường xuyên với cường độ mạnh hơn) sẽ khiến trẻ dễ bị ho, viêm họng, sổ mũi…
Theo các bác sĩ, những trẻ bị sốt cao nhập viện thời gian gần đây bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, viêm hô hấp và cả rối loạn tiêu hóa. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi nắng nóng.
Vì vậy, điều quan trọng là phải phòng ngừa bằng cách tránh nắng cho trẻ; không nên để máy điều hòa quá lạnh, chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ môi trường; không để quạt trực tiếp vào người bé; thường xuyên lau mồ hôi để tránh mồ hôi thấm ngược vào người trẻ gây cảm lạnh. Cần cho trẻ uống nhiều nước và tăng thêm nước trái cây; dặn trẻ rửa tay thường xuyên, cho trẻ ăn thức ăn mới, ăn ngay sau khi nấu, thức ăn dễ tiêu hóa để phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa.
“Nếu trẻ bị sốt liên tục một-hai ngày mà không giảm, cần đưa đi khám sớm để được theo dõi và điều trị kịp thời. Đặc biệt, dù mới sốt nhưng trẻ sốt cao đến 40-410C, đặc biệt là kèm theo nôn ói, thì nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Trước đó, nên nhanh chóng hạ sốt để tránh tình trạng co giật bằng cách cho bé uống thuốc hạ sốt và đắp khăn lên trán” - BS Kim Huyên tư vấn.
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần có những biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe. BS Nguyễn Duy Lượng, phụ trách Khoa Bệnh nhiệt đới, BV 115 (TPHCM) nhắc nhở, nên ăn chín, uống sôi, tránh ăn hàng rong hay những điểm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giữ vệ sinh tay sạch sẽ để phòng tránh bệnh đường tiêu hóa, hô hấp và bệnh do tiếp xúc trực tiếp. Uống đủ nước và các loại nước trái cây để phòng ngừa mất nước và tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Bão từ không gây ảnh hưởng đáng kể ở Việt Nam
Gần đây, có thông tin cho rằng, nhiều người bị nhức đầu, mệt mỏi là do tác động của bão từ. GS.TSKH Lê Minh Triết, Phó chủ tịch Hội Vật lý TPHCM cho biết: con người chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố từ thiên nhiên, trong đó có bão từ. Tuy nhiên, bão từ chủ yếu ảnh hưởng đến những vùng vĩ độ cao như khu vực xung quanh cực Bắc và Nam bán cầu.
Việt Nam nằm ở vùng gần xích đạo, khu vực có vĩ độ thấp nên mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn nhiều. Hơn nữa, hiện đang trong thời kỳ bão từ suy yếu nên mức độ ảnh hưởng hầu như không đáng kể, nhất là đối với những người bình thường, không mang bệnh lý.
Bão từ là hiện tượng từ trường trái đất bị thay đổi ở cường độ lớn, được xuất phát từ hoạt động của mặt trời. Từ năm 1755, các nhà khoa học mới có số liệu chính xác về hiện tượng bão từ và đặt năm này là chu trình thứ nhất. Thời điểm hiện tại, bão từ ở chu trình thứ 24 và đang trong giai đoạn suy yếu. Dự đoán, đến năm 2020, hoạt động của bão từ sẽ giảm xuống mức cực tiểu. Tiếp tục chu trình mới, ít nhất đến năm 2026, bão từ mới lên mức cực đại trở lại.
Theo GS.TSKH Lê Minh Triết, tuy chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về cơ chế tác động của bão từ đến sức khỏe con người, nhưng những thống kê hàng trăm năm nay cho thấy, bão từ tác động chủ yếu đến hệ thần kinh.
Người bình thường sẽ không cảm thấy có dấu hiệu gì khác lạ. Từ trường biến đổi chủ yếu tác động đến những người già có sức khỏe yếu, người bị bệnh tâm thần hoặc có những rối loạn về chức năng thần kinh, người bị bệnh tim mạch và cả những người mắc bệnh truyền nhiễm nặng.
Người bệnh sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng nặng hơn trong thời điểm bão từ hoạt động mạnh. Do vậy, ở các nước tiên tiến, các bệnh viện liên quan sẽ được thông báo trước khi xảy ra đợt bão từ lớn để nhân viên y tế theo dõi sát sao hơn những bệnh nhân có khả năng bị tác động.
Hiện Việt Nam chưa có bất cứ một thống kê nào về ảnh hưởng của bão từ đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, để phòng ngừa, các nhà khoa học khuyến cáo, những ai mắc các chứng bệnh nêu trên, nên chú ý chăm sóc sức khỏe hơn trong thời gian bão từ hoạt động.
Nắng nóng còn kéo dài đến hết tháng 6/2015 Tuy đang suy yếu dần nhưng theo những dự báo, El Nino sẽ còn kéo dài ít nhất là trong ba tháng tới. Riêng khu vực TPHCM và các tỉnh Nam bộ, bà Đỗ Thị Thường, cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ cho biết, cuối tháng Năm, nắng nóng sẽ giảm đi do có nhiều mây và mưa xuất hiện trên diện rộng. Tuy nhiên, sang tháng Sáu lại sẽ tiếp tục có vài đợt nắng nóng, song không gay gắt so với trước đó. Mưa giông sẽ xuất hiện nhiều hơn trên diện rộng do nhiễu động nhiệt đới. Lưu ý, trong những cơn mưa giông đầu mùa, nhiều khả năng sẽ có gió giật mạnh, lốc xoáy và sét đánh. Do đó, để tránh tai nạn, khi gặp những cơn mưa giông như vậy, nếu đang đi ngoài đường, mọi người nên tìm nơi trú mưa, đặc biệt với những ai đang đi ở những vùng trống vắng. |
Theo An Hà - Phụ nữ TPHCM
Các tin khác

“Cập nhật phẫu thuật hiện đại, ít xâm lấn”

“Những thách thức mới trong Sản phụ khoa và quan điểm thực hành hiện nay”

Bắc Giang: Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long được bầu làm Chủ tịch Hội Y tế tư nhân tỉnh

Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình lây truyền các bệnh truyền nhiễm

Tổ chức hiến máu tình nguyện "Giọt hồng yêu thương" năm 2023

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: Phòng Khám Ngôn ngữ trị liệu chính thức đi vào họat động

Cảnh báo người mắc bệnh đái tháo đường gia tang nhanh

Lợi ích từ quả sung đối với sức khỏe

BVĐK tỉnh Khánh Hòa: Thành lập phòng khám Ngoại Lồng ngực mạch máu tại Trung tâm dịch vụ y tế
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

“Cập nhật phẫu thuật hiện đại, ít xâm lấn”

“Những thách thức mới trong Sản phụ khoa và quan điểm thực hành hiện nay”

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: Phòng Khám Ngôn ngữ trị liệu chính thức đi vào họat động

BVĐK tỉnh Khánh Hòa: Thành lập phòng khám Ngoại Lồng ngực mạch máu tại Trung tâm dịch vụ y tế

Thức khuya nguy cơ "tàn phá" sức khỏe cơ thể

Thanh Hóa: Tăng cường phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc

Tổ chức hiến máu tình nguyện "Giọt hồng yêu thương" năm 2023

Lợi ích từ quả sung đối với sức khỏe

Thanh Hóa: Tăng cường phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc

Cảnh báo: Về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe HYPERCARE được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo

Kế hoạch phát triển thương hiệu: Dựng lại "tượng đài" ngành dược tại Việt Nam

Hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý 1 tỷ đồng/dự án

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Có 70 y, bác sĩ chuyên ngành tham gia Hội thảo chuyên đề chấn thương chỉnh hình chi dưới

Ngày hội Thầy thuốc trẻ: Làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng năm 2022

Cứu sống bệnh nhân bị đứt động mạch cánh tay trái

Cứu sống bệnh nhân vừa đột quỵ, vừa nhồi máu cơ tim nguy kịch

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác

“Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở để ứng phó đại dịch Covid- 19 và các tỉnh huống khẩn cấp về sức khoẻ khác tại Việt Nam”
Nổi bật

Ngọc Hồi - Kon Tum: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ

Đưa công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực trạng và giải pháp

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
