Y học bào thai – Cứu sống nhiều thai nhi ngay từ trong tử cung
Hội nghị lần này có 12 báo cáo khoa học về các chủ đề ngày càng được quan tâm như: Các phẫu thuật can thiệp bào thai - hiện tại và tương lai; Phẫu thuật laser trong hội chứng truyền máu song thai – những vấn đề còn bàn cãi; Khả năng tiếp cận với điều trị song thai một bánh rau có biến chứng ở Việt Nam; Thiếu máu bào thai; tràn dịch màng phổi thai nhi….
![]() |
Toàn cảnh hội nghị Y học bào thai thường niên lần thứ 3 được tổ chức ngày 24/5 tại Hà Nội - Ảnh: VGP |
Đây là các báo cáo chuyên sâu, thực tiễn góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng các kỹ thuật can thiệp bào thai tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi tại Việt Nam.
Bên lề Hội nghị, GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ một ví dụ điển hình trong các kỹ thuật can thiệp bào thai (y học bào thai) tiên tiến hiện nay, nhằm cứu sống đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ: Một bào thai chỉ khoảng 800-900 gram, quả tim chỉ bằng đầu ngón tay cái nhưng chúng ta đã can thiệp vào buồng tim và những van tim thành công, cứu sống đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Y học bào thai là một lĩnh vực không ngừng phát triển trên toàn thế giới hiện nay, mở ra hy vọng chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời và điều trị hiệu quả cho thai nhi ngay từ trong tử cung – nơi được coi là "bệnh viện đầu tiên" của con người.
Theo GS.TS Nguyễn Duy Ánh, trong lĩnh vực sản phụ khoa, chúng ta cần phải coi bào thai là một bệnh nhân và phải điều trị cho bệnh nhân khi có vấn đề về sức khoẻ.
![]() |
GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Ảnh: VGP |
Trước đây, lĩnh vực bào thai, cụ thể là buồng tử cung hay buồng ối, nơi thai nhi nằm, được coi như một nơi bất khả xâm phạm đặc biệt. Nếu có bất kỳ can thiệp nào, thường được xem là thất bại trong quá trình thai kỳ.
Tuy nhiên, với khoa học hiện đại ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các thăm dò và điều trị cho bào thai, thậm chí đưa cả những robot, dụng cụ nội soi và dụng cụ laser để thực hiện điều trị những dị tật cho bào thai.
"Nếu không có can thiệp từ ngay trong bào thai, thì sau chín tháng mười ngày, hoặc đứa trẻ sẽ tử vong trong tử cung hoặc khi ra đời, trẻ không thể hòa nhập với cộng đồng và có dị tật rất nặng", GS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh.
Trên thế giới, can thiệp bào thai cũng mới chỉ phát triển vài chục năm gần đây. Tại Việt Nam, chúng ta đã triển khai lĩnh vực này khoảng 10 năm.
Từ một đề tài nhà nước do chính GS Nguyễn Duy Ánh làm chủ nhiệm, các quy trình can thiệp trong buồng tử cung để điều trị cho thai nhi đã chính thức được Bộ Y tế công nhận và cấp phép.
Đến nay, Việt Nam đã có nhiều cơ sở y tế có thể triển khai rất tốt lĩnh vực này, như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh…
Đặc biệt, dự kiến trong tháng 6 tới đây, Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ thành lập Trung tâm Y học bào thai. Đây là một bước tiến chiến lược, khẳng định cam kết của Bệnh viện trong phát triển chuyên sâu, tiệm cận những thành tựu tiên tiến nhất của y học bào thai thế giới.
"Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ từ mặt bằng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho đến con người là các chuyên gia được đào tạo từ các trung tâm lớn của thế giới. Mục tiêu của Trung tâm sẽ cùng các bệnh viện lớn trên cả nước về sản phụ khoa hướng dẫn cho tất cả các tuyến y tế về quản lý thai kỳ. Trường hợp nào cần phải can thiệp bào thai thì nhất định sẽ được can thiệp để cứu đứa trẻ", GS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh.
Hiện nay, các bệnh liên quan đến hội chứng truyền máu song thai, những vấn đề dải xơ buồng ối gây khuyết tật cho thai nhi, các vấn đề về thiểu ối, truyền máu khi đứa trẻ trong bào thai bị thiếu máu nặng, thoát vị cơ hoành, tràn dịch màng phổi, tràn dịch hoặc ứ đọng nước ở bể thận làm thận hoặc phổi của trẻ có thể bị hỏng… PGS Ánh cho biết, chúng ta đều đã được can thiệp thành công ngay từ trong bào thai và mang lại hiệu quả rất lớn.
Tuy nhiên, GS Ánh cũng nhìn nhận, trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đã sử dụng các công nghệ gen, tế bào gốc để can thiệp và điều trị cho đứa trẻ trong bào thai. Đây là một tầm cao hơn nữa mà Việt Nam tiếp tục vươn tới.
Chia sẻ về chi phí hiện nay cho mỗi ca can thiệp bào thai, GS Ánh cho biết, chi phí này phụ thuộc nhiều loại bệnh khác nhau. Có những bệnh chi phí vài chục triệu đồng, nhưng cũng có những kỹ thuật chi phí sẽ lớn hơn nhiều do thiết bị đắt, vật liệu chữa bệnh đắt. Vì vậy, tôi nghĩ cần có cơ chế chi trả bảo hiểm y tế cho lĩnh vực này và chúng ta phải coi bào thai cũng là người bệnh.
Các tin khác

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Ghép gan thành công cho trẻ nhỏ tuổi và nhẹ cân nhất ở Việt Nam

Ứng dụng robot trong phẫu thuật bệnh lý cột sống

Phòng bệnh liên quan đến di truyền để tránh dị tật bẩm sinh

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ làm chủ kỹ thuật ghép thận

Can thiệp thành công bệnh nhân vỡ phình xoang mà không cần phẫu thuật
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Ý nghĩa của nghiên cứu lâm sàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm

Vì sao COVID-19 gây tổn thương kéo dài trong cơ thể

20 trẻ mắc bệnh teo cơ tủy tham gia thử nghiệm lâm sàng liều thuốc 50 tỉ

Israel thực hiện thành công ca cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường được UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen

Hội Báo toàn quốc 2025: Tôn vinh thành tựu 100 năm Báo chí cách mạng

Phát biểu của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận TW tại khai mạc Hội báo Toàn quốc

Ý nghĩa của nghiên cứu lâm sàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
