Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống
![]() |
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long (thứ 3, từ phải sang) trong một ca phẫu thuật nội soi gan mật. Ảnh: TTXVN |
Trăn trở kéo giảm khoảng cách với y khoa thế giới
Tốt nghiệp chương trình đào tạo bác sỹ nội trú của Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh lĩnh vực ngoại khoa năm 2004, bác sỹ Trần Công Duy Long đầu quân về Bệnh viện với chuyên ngành gan-mật-tụy. Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời anh là chuyến học tập chuyên sâu tại Đài Loan (Trung Quốc).
“Sang đó, mình thật sự kinh ngạc trước sự phát triển về kỹ thuật phẫu thuật gan-mật, họ quá phát triển so với mình. Lúc đó ngồi trước cổng bệnh viện mình trăn trở, họ đã ở một tầm rất cao, làm sao mà kéo giảm được khoảng cách này,” bác sỹ Long chia sẻ.
Rất may mắn, lúc này, tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, phẫu thuật nội soi phát triển rất mạnh; trong khi đó, ở các nước phát triển, phẫu thuật gan vẫn trung thành với mổ mở truyền thống. Bác sỹ Long đã nghĩ đến việc sử dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi vào phẫu thuật gan-mật.
Được sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện, bác sỹ Trần Công Duy Long bắt tay vào thực hiện và thành công hơn mong đợi. Từ đó, phẫu thuật gan-mật tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh phát triển vượt bậc và đến năm 2013 khi báo cáo tại các hội nghị quốc tế, bác sỹ Long nhận được sự tán thưởng của đồng nghiệp trên khắp thế giới.
Năm 2017, tại Hội nghị phẫu thuật nội soi cắt gan thế giới lần thứ 1 tại Pháp, lần đầu tiên một bác sỹ Việt Nam giành giải thưởng “Video phẫu thuật nội soi cắt gan” xuất sắc nhất.
Anh chiêm nghiệm: “Dù mình có lợi thế về nội soi để ứng dụng vào phẫu thuật cắt gan nhưng nền y học của các nước phát triển như vũ bão bởi họ có nhiều lợi thế. Khi người ta phát triển thì mình cũng buộc phải tiến lên, phải hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật, sáng tạo ra những điểm mới, nếu không sẽ lại tụt hậu.”
Sau khi thành công với kỹ thuật phẫu thuật cắt gan nội soi, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai kỹ thuật ghép tạng, trong đó có ghép gan.
Mỗi năm, tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.000 trường hợp ung thư gan phải theo dõi, điều trị và con số này ngày càng gia tăng.
Là nhân tố chủ lực trong việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các đồng nghiệp Hàn Quốc, năm 2018, bác sỹ Trần Công Duy Long đã thực hiện ca ghép gan đầu tiên cho người lớn.
![]() |
Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống |
Tìm cơ hội sống từ những “ngưỡng cửa hẹp”
Khi ghép gan người lớn đã trở thành thường quy tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng là lúc bác sỹ Trần Công Duy Long tiếp nhận nhiều trẻ em mắc xơ gan, teo đường mật bẩm sinh.
“Ngày càng có nhiều người đưa con đến nhờ tôi điều trị. Tôi rất bất ngờ khi tiếp nhận những đứa trẻ da vàng ệch, bụng chướng to. Thời gian đầu, khi ghép gan trẻ em tại Việt Nam vẫn chưa phát triển, tôi đã rất đau đớn khi nhìn thấy những đứa trẻ cứ lần lượt qua đời trước mắt mình. Điều này khiến tôi ám ảnh và tôi tự nhủ với mình rằng, phải tìm cách cứu sống những đứa trẻ này,” bác sỹ Long nghẹn ngào nhớ lại.
Nghĩ là làm, bác sỹ Trần Công Duy Long đề xuất lãnh đạo bệnh viện phối hợp cùng Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện ghép gan cho trẻ em. Bằng kinh nghiệm, chuyên môn của đội ngũ bác sỹ hai bệnh viện, trong bối cảnh tình hình COVID-19 hạn chế đi lại, các bác sỹ càng quyết tâm phải tự làm chủ được kỹ thuật ghép gan cho trẻ em.
Năm 2020, lần đầu tiên đội ngũ y bác sỹ của Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành công ca ghép gan cho trẻ em mà không nhờ bất cứ sự trợ giúp nào từ các chuyên gia nước ngoài.
Sau nhiều năm ghép gan trẻ em, bác sỹ Long nhận thấy với trẻ em chỉ cần một mảnh gan nhỏ là có thể có cơ hội được cứu sống. Thông thường khi ghép gan từ người chết não hiến tạng, hầu hết các bác sỹ đều lấy trọn bộ lá gan để ghép nhưng do đã từng ghép gan ở trẻ em và cả người lớn nên anh suy nghĩ đến việc chia tách lá gan hiến tặng ghép cho hai người, phần gan lớn ghép cho người lớn, phần gan nhỏ ghép cho trẻ em. Điều này đồng nghĩa với việc từ một lá gan hiến tặng của người chết não có thể mang lại cơ hội sống cho 2 con người.
Nhận sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện và Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, tháng 8/2024, từ lá gan của một người đàn ông chết não hiến tạng, bác sỹ Trần Công Duy Long đã lấy gan và chia tách thành 2 phần để ghép cho một người đàn ông 53 tuổi bị ung thư gan và một bé gái 9 tháng tuổi bị xơ gan ứ mật nguyên phát.
Các ca ghép thành công rực rỡ, hai bệnh nhân xuất viện không lâu sau đó. "Thừa thắng xông lên," tháng 11/2024, khi hay tin có thêm một ca chết não hiến tạng ở Bệnh viện Thống Nhất, bác sỹ Trần Công Duy Long và Tiến sỹ, bác sỹ Ninh Việt Khải (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) đã thực hiện chia tách lá gan của người hiến làm hai phần, một phần được đưa về Bệnh viện Việt Đức ghép cho một người lớn, phần còn lại được bác sỹ Trần Công Duy Long đưa về Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh ghép cho một bệnh nhi 3 tuổi.
“Thật sự không thể diễn tả hết được cảm xúc của tôi và các cộng sự sau khi hai ca ghép từ việc chia tách gan thành công. Chúng tôi đã tận dụng một cách triệt để món quà quý giá của người hiến tạng để cứu sống thêm được một người nữa,” bác sỹ Long chia sẻ.
Các tin khác

Y sĩ Trần Vi Lượng - Vị lương y của buôn làng K’Ho

Một điều dưỡng hết lòng cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân

42 bác sĩ trẻ tình nguyện công tác tại 26 huyện khó khăn

Bác sĩ Nguyễn Anh Chiến - Hành trình 10 năm “gieo mầm” và “gặt hái” thành công trong lĩnh vực cơ xương khớp

Phú Thọ: Gia đình bệnh nhân chết não đồng ý hiến tạng, hi vọng hồi sinh 3 người

Kết hợp Quân - Dân y là truyền thống và quy luật phát triển

Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân tổ chức tập huấn kỹ năng chăm sóc và giao tiếp theo mô hình AIDET

Có 70 y, bác sĩ chuyên ngành tham gia Hội thảo chuyên đề chấn thương chỉnh hình chi dưới

Ngày hội Thầy thuốc trẻ: Làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng năm 2022
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Tỷ lệ thành công trong điều trị lao tại Việt Nam đạt trên 90%

Bệnh viện Quân y 121 đưa Trung tâm lọc máu hiện đại vào hoạt động

7 bệnh nhân được ghép tạng từ mô hiến tặng của một người chết não

AI có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan chính xác tới hơn 82%

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ từ những thay đổi nhỏ

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Mua thuốc trực tuyến an toàn của FPT Long Châu qua VNeID

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Cần chú ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
