Hà Tĩnh: Nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động từ khai thác khoáng sản
Toàn cảnh mỏ đá của Công ty CP Công nghiệp Việt Nam I.
Ô nhiễm môi trường từ khai thác và vận chuyển khoáng sản
Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương đã liên tục kiện toàn cơ bản hệ thống pháp luật về khoáng sản. Công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản đã được tăng cường, đạt nhiều kết quả; nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ khai thác, chế biến làm tăng giá trị khoáng sản sau khai thác và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Mặc dù vậy, hoạt động khoáng sản và công tác quản lý nhà nước về khoáng sản còn một số tồn tại, hạn chế như: Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư cho công tác an toàn và bảo hộ lao động, đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến gắn với công tác bảo vệ môi trường; Chưa kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản thực tế và tổn thất khoáng sản trong khai thác; Nhiều khu vực khai thác khoáng sản tác động xấu đến môi trường sinh sống của người dân.
Trước thực trạng này, Tòa soạn Sức khỏe và Môi trường thực hiện Chuyên đề “Nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động từ hoạt động khai thác khoáng sản tại Hà Tĩnh”, khảo sát thực tiễn công tác khai thác tại mỏ đá xây dựng phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh và xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc của Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Nam I.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề nêu trên, phóng viên đã có nhiều ngày thực địa tại phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh và xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Đây là địa phương đang có hoạt động khai thác khoáng sản rầm rộ, được phản ánh là gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, trong đó có mỏ đá xây dựng của Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Nam I (Địa chỉ tại Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Dự án "Đầu tư khai thác và chế biến đá xây dựng tại khu vực phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh và xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc" do Công ty CP Công nghiệp Việt Nam I (Sau đây gọi là Công ty Việt Nam I) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích sử dụng đất 4,86ha, trong đó Khu vực khai trường: 3,68ha. Mỏ có công suất khai thác: 105.000m3 nguyên khai/năm.
Ghi nhận tại khu vực mỏ đá hoạt động, bụi và tiếng ồn bao phủ cả một khu dân cư thuộc thôn 1, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc. Khu dân cư này có khoảng gần 20 hộ dân sinh sống, họ phải chịu tiếng ồn và bụi đá (có cả bụi thô và bụi mịn) trong suốt nhiều năm qua nhưng chưa có phương án khắc phục hoặc có khắc phục cũng không thể triệt để.
Anh NVT, một người dân thôn 1 (xã Vượng Lộc), bức xúc kể: Mỏ đá Việt Nam I hoạt động nhiều năm rồi, kể từ khi mỏ đi vào hoạt động, cuộc sống của chúng tôi thay đổi hoàn toàn. Nào là tiếng ồn do việc nổ mìn, tiếng ồn từ các loại máy xay đá, tiếng ồn từ những đoàn xe trọng tải lớn, rồi đến bụi bặm do hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản...Gần đây, mỏ còn khai thác vào những khung giờ như sáng sớm, thậm chí là tối khuya đến chín, mười giờ đêm họ mới nghỉ. Mọi vật dụng trong nhà chúng tôi bị bụi phủ nhiều lớp, nhà cửa không khi nào sạch sẽ bởi cứ quét dọn, lau chùi sau một tiếng đồng hồ là đâu lại vào đấy; những khi mỏ nổ mìn thì nồi niêu, xoong chảo, ti vi...bị rung lắc như động đất...Bà con chúng tôi rất bức xúc và đã nhiều lần phản ánh trực tiếp đến chủ mỏ, phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng không được giải quyết thỏa đáng.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Mặc dù Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 02/02/2015, nêu rất rõ: Doanh nghiệp tổ chức khai thác phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật và biện pháp hành chính đã nêu trong ĐTM; tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu về tiếng ồn, độ rung, bụi, khí thải, nước thải đảm bảo trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia hiện hành; Tiến hành trồng cây xanh tại các khu đất trống thích hợp trong khu vực Dự án, dọc tuyến đường vận chuyển; Xây dựng hệ thống mương thoát nước, hồ lắng đảm bảo thu gom và xử lý tất cả các loại nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước, bồi lắp các thủy vực xung quanh Dự án. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại khu vực mỏ hoạt động, nhiều cam kết chưa được doanh nghiệp thực hiện.
Ngoài ra, quá trình lưu thông của những chuyến xe vận chuyển khoáng sản có tải trọng lớn cũng để lại nhiều hệ lụy như: làm hư hỏng đường sá, gây mất an toàn giao thông trên địa bàn. Những tuyến đường bị cày nát, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông; đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến bụi bặm, nhất là những lúc trời nắng nóng và những trận gió lào thổi qua thì mỗi chuyến xe thực sự là một nguồn phát thải bụi khủng khiếp, có khi phủ kín cả một vùng không gian lớn, người tham gia giao thông bằng xe máy hầu như đều phải dừng lại đợi hết bụi mới thấy đường để đi tiếp. Đáng chú ý, theo quan sát của chúng tôi trong nhiều ngày tại ví trí cân điện tử ngay cổng ra vào mỏ đá Việt Nam I, rất nhiều xe khi cân, hiển thị trọng lượng toàn bộ xe lên đến hơn 49 tấn, sau đó rời mỏ và lưu thông trên tuyến đường Quốc phòng 558 (Tuyến chỉ cho phép tổng trọng lượng xe 13 tấn).
Xe chở đá trọng tải lớn lưu thông trên tuyến đường Quốc phòng ngay trước mỏ.
Nguy cơ mất an toàn lao động
QCVN 04: 2009/BCT do Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07/7/2009, đến nay vẫn giữ nguyên hiệu lực, quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên: Khi khai thác phải cắt tầng và khai thác tuần tự từ trên xuống dưới. Không cắt chân hoặc khoét hàm ếch; Chiều cao tầng khai thác không được quá 3m khi khai thác bằng thủ công, không được quá 20m nếu cơ khí hoá; Độ dốc của sườn tầng không vượt quá 750 (Độ dốc = hệ số mái x 100% hay bằng (Chiều cao mái : chiều dài) x 100); Khi tiến hành các thao tác thủ công ở trên sườn dốc có độ cao trên 03m thì phải đặt sàn đỡ có bề rộng tối thiểu là 01m và phải đeo dây an toàn...
Quy định là vậy nhưng, tại mỏ đá của Công ty Việt Nam I, nhiều khu vực có dấu hiệu không được phân tầng khai thác hoặc phân tầng khai thác không theo đúng kỹ thuật khai thác tầng và lớp cắt tầng nhỏ. Việc cắt tầng khai thác không đúng (thẳng đứng), không theo góc nghiêng sẽ để lại một số đá treo, đá ôm chưa xử lý có thể gây ra mất an toàn lao động, tai nạn cho người và thiệt hại về tài sản hoặc gây ách tắc trong sản xuất. Chính vì yếu tố chủ quan không phân tầng đúng theo quy chuẩn của các chủ mỏ sẽ dẫn đến các hệ lụy khó lường một khi xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, việc không tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật trong khai thác đá kèm theo việc nổ mìn có thể sẽ gây ra chấn động và sóng xung kích trong không khí khi nổ mìn, ảnh hưởng đến tính mạng người dân cũng như có nguy cơ làm rung chấn, ảnh hưởng đến các tuyến đường lân cận ngay dưới chân mỏ.
Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động do việc không chấp hành đúng quy định kỹ thuật khai thác tại một số mỏ đá trên cả nước. Ví dụ như: Vụ tai nạn lao động xảy ra vào ngày 27/3/2021 tại mỏ đá bản Pọong - Ka Me, xã Phú Nghiêm, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa); Vụ tai nạn ngày 18/7/2021, tại mỏ khai thác đá của Công ty CP xuất nhập khẩu Havico, địa chỉ thôn Đồng Ao (xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam); Vụ tại nạn ngày 3/6/2022, tại mỏ đá Pắc Luốc 1, thôn Nà Tèn, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang) khiến 02 bị khối lượng lớn đất đá sạt lở vùi lấp...Và còn rất nhiều vụ tai nạn thương tâm khác đã xảy ra gây đau thương, mất mát cho biết bao gia đình.
Mặc dù trong ĐTM đã được phê duyệt trước đó, yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật hiện hành và các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy nổ; Xây dựng phương án cụ thể và chỉ tiết về các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị ... Nhưng, trong quá trình khai thác và vận hành mỏ, chủ đầu tư đã để lộ nhiều dấu hiệu chưa tuân thủ pháp luật về an toàn khai thác mỏ lộ thiên, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động.
Trước thực trạng trên, rất mong UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý việc khai thác, quản lý mỏ đất của Công ty Cổ phần Công nghiệp VNI nhằm chấn chỉnh việc khai thác tại mỏ và hoạt động vận chuyển đá ra khỏi khu vực mỏ, nhằm đảm bảo môi trường, an toàn và an sinh cho người dân xóm 1, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc.
Trung Kiên – Quỳnh Trang
Các tin khác

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tạm dừng lưu thông phụ gia thực phẩm hương cà phê và hương bơ

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Quản lý chặt bệnh nhân bệnh tâm thần, bảo đảm giám định khách quan, minh bạch

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Bệnh viện 22-12 đã nội soi và lấy ra 3 dị vật nằm trong đại tràng của bệnh nhân hơn 1 năm

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
