Hà Tĩnh: Trang trại chăn nuôi gần 80 nghìn mét vuông xâm hại môi trường
Nước thải ô nhiễm chảy thẳng vào các đồng ruộng.
Dự án sản xuất giống lợn siêu nạc và lợn thịt thương phẩm do ông Nguyễn Tiến Sơn làm chủ đầu tư có tổng diện tích 79.671,7m2, gồm 15 chuồng, với 350 con lợn nái sinh sản, 07 con lợn đực giống (sản xuất 2.800 con lợn giống/năm) và 7.000 con lợn thịt thương phẩm/năm. Với quy mô này, tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi vào môi trường khoảng 71m³/ngày đêm.
Cách khu vực chăn nuôi khoảng 200m có mương tiêu thoát nước nội đồng và cấp nước tưới tiêu thủy lợi cho vùng đồng Trậm Trì. Qua ghi nhận của phóng viên cho thấy, nước thải chăn nuôi của trang trại có màu đen kịt, hôi thối nồng nặc, được chủ cơ sở chăn nuôi xả trực tiếp vào mương tiêu. Màu đen của nước thải trải dài trên mương nước khoảng 500m, sau đó nhập vào kênh nội đồng rồi đổ thẳng vào sông Quèn.
Nước thải từ mương này đổ ra kênh nội đồng
Nước thải chăn nuôi còn được xả thẳng vào ruộng của một số hộ dân lân cận mà không qua xử lý. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Sơn – chủ trang trại cho rằng: “Chúng tôi xả nước thải là để cho bà con nông dân tưới tiêu vào đồng ruộng”. Tuy nhiên, khi hỏi ông Sơn về việc nước thải chăn nuôi xả ra môi trường đã đạt chuẩn theo theo quy định hay chưa, thì ông Sơn chỉ trả lời qua quýt rằng: “Chăn nuôi thì không thể tránh khỏi việc gây ô nhiễm”.
Bằng cảm quan cũng có thể nhận thấy, với màu nước đen kịt, với mùi xú uế nồng nặc thì không một ai dám khẳng định, nước thải chăn nuôi đã đạt các thông số tại cột B (Kq = 0,9; Kf = 1,2), QCVN 62 – MT:2016/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2016. Ông Sơn cũng cho biết, theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định 1608/QĐ – UBND ngày 29/3/2021 thì mỗi năm đơn vị có trách nhiệm thực hiện quan trắc chất lượng nước 02 lần, nhưng năm 2021, đơn vị chỉ thực hiện 01 lần. Về vấn đề này, ông Sơn khẳng định đơn vị chưa tuân thủ theo những nội dung đã cam kết.
Toàn cảnh Dự án chăn nuôi.
Nước thải trước vị trí tiếp nhận ra môi trường ngoài khu chăn nuôi được tích trữ tại hồ chứa rộng khoảng 300m2.
Từ ống kính máy quay, phóng viên cũng ghi nhận hệ thống công trình bảo vệ môi trường mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đã có dấu hiệu xuống cấp, thậm chí có những hạng mục không đủ số lượng hoặc không vận hành theo đúng quy định. Cụ thể, tại mục 4 Phụ lục kèm theo Quyết định 1608/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì số lượng bể biogas là 04 bể, nhưng hiện tại chỉ có 03 bể, và trong đó 02 bể có dấu hiệu không vận hành.
Việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn chứa hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ phát sinh ô nhiễm và làm phát thải khí nhà kính khổng lồ. Áp dụng công nghệ biogas (khí sinh học) vào xử lý chất thải hữu cơ là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng. Đây là giải pháp phổ biến làm giảm lượng phát thải khí nhà kính, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe của người dân.
Hệ thống biogas giúp giảm mùi hôi và cải thiện cảnh quan, tạo ra môi trường xanh, sạch cho các hộ chăn nuôi do chất thải được tập trung và nạp vào bể biogas. Quá trình phân hủy yếm khí giúp tiêu diệt trứng giun, sán, mầm bệnh, mùi hôi thối không bị phát tán ra xung quanh. Hơn thế, kỹ thuật phân hủy yếm khí trong bể biogas cho thấy, hiệu quả xử lý nước thải tốt hơn so với các phương pháp truyền thống khác do các chất hữu cơ được phân hủy một phần, do đó, nước thải sau biogas có hàm lượng chất hữu cơ thấp và ít mùi hôi. Các hầm biogas còn giúp giảm tình trạng thải trực tiếp chất thải ra môi trường của cơ sở chăn nuôi, qua đó, giảm được ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Vì vậy, việc xây dựng và vận hành đúng quy định hệ thống bể biogas là một cam kết nghiêm túc và có tính bắt buộc trong ĐTM, là cơ sở để cơ quan Nhà nước phê duyệt cho Dự án chăn nuôi của hộ ông Sơn được đi vào hoạt động. Hiện tượng hư hỏng và không vận hành bể biogas và một số hạng mục công trình bảo vệ môi trường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nước thải ô nhiễm xả ra môi trường như đã nêu trên. Người dân địa phương rất mong cơ quan chức năng, chính quyền sớm vào cuộc kiểm tra để doanh nghiệp chấn chỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
Quỳnh Trang – Trung Kiên
Các tin khác

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tạm dừng lưu thông phụ gia thực phẩm hương cà phê và hương bơ

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Công an TP Cần Thơ: Quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp

Quản lý chặt bệnh nhân bệnh tâm thần, bảo đảm giám định khách quan, minh bạch

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
