Hòa Bình: 3 trang trại chăn nuôi bốc mùi, bủa vây xóm Bãi
SK&MT - Bất kể ngày đêm, hàng trăm hộ dân xóm Bãi, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình phải sống trong mùi xú uế. Sự việc đã được người dân phản ánh đến các cấp chính quyền địa phương. Nhưng kết quả xử lý thì chưa được dứt điểm.
Bất kể ngày đêm, hàng trăm hộ dân thuộc xóm Bãi, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình phải gánh chịu hậu quả từ việc mùi xú uế bốc ra từ những trang trại chăn nuôi. Sự việc đã kéo dài nhiều tháng nay, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống của các hộ dân. Đơn thư đã được gửi đến các lãnh đạo địa phương, nhưng kết quả xử lý chưa có tiến triển, khiến dư luận địa phương bức xúc. Thậm chí, những người phản ánh còn có ý kiến bị một số người đe dọa, không được phát tán thông tin.
~
Những hình ảnh về việc xử lý chôn xác lợn chết không đảm bảo được người dân xóm Bãi phát hiện và ghi nhận.
Trước thực trạng trên, PV Sức khỏe và Môi trường điện tử đã về địa phương để ghi nhận ý kiến của người dân.
Theo đó, ý kiến chung của các hộ dân, đều thể hiện sự bức xúc trước việc các trang trại chăn nuôi, hàng ngày bốc ra mùi xú uế, hôi thối. Không chỉ các hộ dân sinh sống gần trang trại, mà các hộ cách xa đó vài trăm mét, cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Đi ngủ phải bịt khẩu trang, mâm cơm dọn ra cũng không thể ngồi ăn được, xe tải chở gia súc đi rầm rập trong đêm, làm ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình. “Hàng đêm cứ khoảng từ 9 -10 tối trở đi, là các xe chở lợn hoạt động ầm ầm, không thể nào ngủ được. Mùi phân lợn bốc lên, có ngày 24/24h, người dân chúng tôi hít phải có thể gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp. Nước phân lợn thì chảy thẳng ra suối, ra đồng, khiến lúa bị lép, không thể canh tác được”, một người dân bức xúc phản ánh.
Ngoài việc, mùi hôi thối, nước thải xả ra ngoài suối, đồng ruộng… gây ô nhiễm môi trưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Thì người dân còn tiếp tục phản ánh về quy trình xử lý lợn chết tại các trại chăn nuôi.
Theo ý kiến của nhiều người, việc chôn lợn chết của các trang trại này không đảm bảo, nhiều xác lợn vẫn bị lộ thiên. Trong quá trình phân hủy đã bốc mùi hôi tanh. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc phát sinh dịch bệnh… và nguồn nước ngầm sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng.
Để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ với lãnh đạo địa phương. Trả lời PV, ông Quách Quý Niên – Chủ tịch UBND xã Kim Bình cho biết, tình hình phản ánh của người dân là có cơ sở. Theo ông Niên, thì trên địa bàn xóm Bãi hiện tại có 3 trang trại chăn nuôi lợn. Quy mô của 3 trang trại này tương đối lớn.
Trang trại đầu tiên của ông Lê Huy Toàn, diện tích trên 5ha, được cấp phép xây dựng từ năm 2013. Sau khi xây dựng xong, ông Toàn cho một đơn vị khác thuê lại để hoạt động chăn nuôi đến năm 2017. Hiện tại, trang trại này do ông Toàn trực tiếp chăn nuôi. “Về vấn đề môi trường thì cơ bản họ đảm bảo, nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe người dân phản ánh là có mùi. Hiện tại, trong khuôn viên trang trại mới xây dựng thêm một dãy trại mới, dãy này xây xong đi vào hoạt động hay bị người dân phản ánh”, ông Niên có ý kiến.
Hệ thống xử lý nước thải tại trang trại của ông Lê Huy Toàn
Hai trang trại còn lại là của ông Bùi Văn Xiến và Bùi Văn Huynh. Theo ý kiến trao đổi của ông Niên – Chủ tịch xã Kim Bình, hai trang trại này được xây dựng từ cuối năm 2018 và hoàn thiện vào đầu năm 2019, hiện tại đã đi vào hoạt động. Cả hai trang trại này đều xây dựng trên đất rừng sản xuất. Diện tích trang trại của ông Bùi Văn Huynh là 7855m2, diện tích trại của ông Bùi Văn Xiến là 7425m2.
Bể phân hủy xác lợn tại trang trại của ông Bùi Văn Xiến, có kẽ hở nắp đậy, rất nhiều ruồi nhặng luôn bốc mùi tanh hôi.
Qua trao đổi với PV, ông Niên thừa nhận trại của ông Xiến và ông Huynh đều vi phạm, vì xây trên đất rừng sản xuất, chưa được các cơ quan chức năng cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp phép xây dựng.
Trong chiều ngày 16/8, PV cùng ông Bùi Văn Đạt – Phó chủ tịch xã Kim Bình trực tiếp đến các trang trại chăn nuôi để ghi nhận tình hình thực tế. Tại trang trại chăn nuôi của ông Lê Huy Toàn và ông Bùi Văn Huynh, mùi xú uế, hôi thối dường như không có. Còn việc chôn lợn chết, được phía người của công ty cho rằng diễn ra từ nhiều tháng nay và đã được khắc phục. Tại trang trại của ông Bùi Văn Xiến, khu phía sau có một bể xây bằng gạch, dùng để phân hủy xác lợn chết, nắp đậy bị hở, có nhiều ruồi mà mùi tanh hôi phát ra.
Trang trại của ông Bùi Văn Huynh được phản ánh thường xuyên xả thải ra nguồn nước, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình đi kiểm tra, hàng chục người dân đã có ý kiến trực tiếp với đồng chí PCT xã Kim Bình về việc họ phát hiện ra việc chôn xác lợn chết mới chỉ cách đó khoảng 1 tuần. Trong buổi sáng ngày 16/8, các vị trí chôn lợn chết mới được xử lý. “Chúng tôi không hiểu vì sao, mỗi khi có đoàn về kiểm tra thì mùi hôi thối lại giảm rõ rệt. Chỉ mới tối hôm qua, cả xóm không ngủ được vì mùi thối. Chúng tôi chỉ mong làm sao xử lý dứt diểm tình trạng trên, để người dân xóm Bãi không bị ảnh hưởng”, một người dân xóm Bãi cho biết.
Trước mặt hàng chục người dân và PV, đồng chí PCT xã Kim Bình đã xác nhận tình hình đi kiểm tra, là các trang trại này có bốc mùi hôi thối. Việc chôn xác lợn, sẽ lấy thêm ý kiến của người dân. Đồng thời sẽ có báo cáo lên cấp trên để tìm hướng xử lý.
Phải chăng việc buông lỏng quản lý của lãnh đạo địa phương, góp phần vào việc các trang trại chăn nuôi này hoạt động, xây dựng trái phép?.
Sức khỏe và Môi trường điện tử tiếp tục thông tin./.
Hà Điệp
Các tin khác

Nữ giới trong quản trị khí hậu tại Việt Nam: Vai trò và giải pháp

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Cần mở lối cho năng lượng tái tạo phát huy

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 1: Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
