Hướng tới Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa
![]() |
Hướng tới Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa |
Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại INC-4, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các nội dung cụ thể cần quan tâm bao gồm trách nhiệm của Việt Nam đóng góp giải quyết ô nhiễm nhựa trong thỏa thuận này (nghĩa vụ quốc gia, nghĩa vụ bắt buộc, những nội dung có thể tự thực hiện, nội dung cần sự hỗ trợ quốc tế...), đặc biệt là những tác động tới doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngành nhựa.
Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam mong muốn thỏa thuận có độ mở và linh hoạt về trách nhiệm của quốc gia khi thực hiện. Tuy nhiên, cần tránh trường hợp thỏa thuận tạo ra những tác động lớn đối với nền công nghiệp nhựa vì các sản phẩm này hiện diện và rất quan trọng đối với cuộc sống. Có những sản phẩm rất quan trọng, rất khó thay thế, không thay thế được hoặc thay thế thì phải trả chi phí quá lớn.
Để chuẩn bị INC-5, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều phiên hội thảo kỹ thuật, tham vấn với các chuyên gia và doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ngành nhựa.
Cụ thể, Bộ đã mời doanh nghiệp, Hiệp hội nhựa, những doanh nghiệp có liên quan đến ngành nhựa, sử dụng sản phẩm nhựa để trao đổi, cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ việc thay đổi mô hình sản xuất, thay đổi tiêu chí thiết kế sản phẩm để bảo vệ môi trường tốt hơn. “Việc tham vấn cũng giúp doanh nghiệp chủ động và không bị bất ngờ khi thỏa thuận được thông qua,” ông Lê Ngọc Tuấn cho biết.
Tại Hội thảo kỹ thuật “Kết nối quan điểm hướng tới Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thông qua Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa và Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tổ chức cuối tháng 7, ông Pattrick Haverman, Phó Trưởng đại diện UNDP Việt Nam đánh giá, giai đoạn chuẩn bị cho INC-5 đóng vai trò quyết định, đặc biệt trong bối cảnh INC-5 được kỳ vọng là phiên đàm phán cuối cùng và sẽ đi đến thỏa thuận toàn cầu. UNDP cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho phái đoàn Việt Nam tham gia cuộc họp giữa kỳ sắp tới và INC-5.
Ông Pattrick Haverman cho rằng việc đạt được thỏa thuận toàn cầu về nhựa sẽ cung cấp cơ sở pháp lý hiệu quả và có tính ràng buộc để loại bỏ dần các hóa chất nguy hại trong các sản phẩm nhựa với mốc thời gian, mục tiêu rõ ràng.
Các ngành công nghiệp có thời gian cần thiết để chuẩn bị và chuyển đổi, đảm bảo sự chuyển đổi có hệ thống và có thể quản lý được sang các giải pháp thay thế an toàn hơn cũng như khuyến khích phát triển các hoạt động bền vững.
Ủy ban Đàm phán Liên chính phủ (INC) bắt đầu hoạt động vào nửa cuối năm 2022 với tham vọng hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2024. Đến nay, đã có 4 phiên họp INC được tổ chức.
Chia sẻ về kết quả đàm phán mới nhất của INC-4 diễn ra tại Ottawa (Canada) vào tháng 4 vừa qua, ông Lê Ngọc Tuấn cho biết, INC-4 là hội nghị đạt được nhiều kết quả nhất, các bên đã bắt đầu đàm phán dự thảo thoả thuận. Kết quả được thể hiện với 75 trang tài liệu tổng hợp do Ban Thư ký INC công bố.
Bên cạnh đó, Hội nghị đã thành lập 2 nhóm chuyên gia thảo luận về các vấn đề liên quan tới tài chính, kỹ thuật. Để chuẩn bị cho INC-5, các bên đã thống nhất tổ chức một phiên họp nhóm chuyên gia giữa kỳ tại Bangkok (Thái Lan) từ 24-28/8. Mặc dù các cuộc họp nhóm chuyên gia giữa kỳ không phải là phiên đàm phán chính thức nhưng những nội dung trao đổi, thống nhất tại các cuộc họp này sẽ góp phần định hình Thỏa thuận toàn cầu trong tương lai.
Ô nhiễm nhựa đang được coi là thách thức môi trường rất nghiêm trọng. Vì vậy Việt Nam và các nước thành viên khác đều ủng hộ việc xây dựng một thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc về pháp lý để giải quyết vấn đề này.
Đây sẽ là khung pháp lý để các quốc gia thành viên xây dựng hành động giảm ô nhiễm nhựa và cùng nỗ lực giải quyết các thách thức về môi trường./.
Các tin khác

Cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Cần mở lối cho năng lượng tái tạo phát huy

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 1: Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 3: Định hình lại ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Đoàn công tác BV số 1 – Đại học Y khoa Quảng Tây (Trung Quốc) hợp tác với BVĐK Khánh Hòa

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
