Khuyến cáo thuốc Motilium gây đột tử
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Chuyên san về dược Prescrire của Pháp ngày 19.2 đăng tải báo cáo về hoạt chất dompéridone, rất phổ biến với tên thương mại Motilium (Janssen-Cilag sản xuất). Hoạt chất này thường được chỉ định để chống nôn, buồn nôn, ăn không tiêu, đầy bụng...
|
Báo cáo cho biết: “Ước tính trong năm 2012, tại Pháp có từ 25 - 120 trường hợp đột tử do tác dụng phụ của dompéridone. Hoạt chất này có thể tăng nguy cơ làm rối loạn nhịp tim. Nhiều nghiên cứu từ năm 2005 của Hà Lan và Canada cho thấy người dùng dompéridone có nguy cơ đột tử vì bệnh tim cao hơn từ 1,6 - 3,7 lần”. Prescrire nhận định dompéridone có những tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng không chứng minh được hiệu quả cao, tùy từng dạng bệnh hoàn toàn có thể được thay thế bằng các hoạt chất khác. Do đó, Prescrire khuyến cáo các cơ quan quản lý dược phẩm Pháp và châu Âu nhanh chóng ra lệnh cấm hoạt chất này.
Do tác dụng phụ gây rối loạn nhịp tim, từ năm 1986, dompéridone dạng tiêm đã bị cấm lưu hành tại Pháp. Năm 2011, Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Pháp (ANSM) gửi văn bản cho các bác sĩ, dược sĩ, trong đó đặc biệt lưu ý: “Nhiều nghiên cứu cho thấy dompéridone làm tăng nguy cơ bị rối loạn tim mạch và đột tử. Nguy cơ này cao hơn ở những bệnh nhân trên 60 tuổi hoặc dùng với liều lượng hơn 30 mg/ngày. Cần chỉ định dompéridone ở liều lượng thấp nhất có thể đối với cả người lớn lẫn trẻ em”. Hiện Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đang nghiên cứu lại về “cán cân” hiệu quả điều trị - tác dụng phụ của hoạt chất này. Nhiều khả năng EMA nếu không cấm cũng sẽ khuyến cáo các bác sĩ hạn chế chỉ định dompéridone.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tại thị trường VN, biệt dược Motilium, với hoạt chất dompéridone (của hãng Janssen-Cilag, Mỹ) được bác sĩ sử dụng rất rộng rãi lâu nay trong điều trị bệnh ở đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản; đầy bụng...), với dạng viên uống. Một bác sĩ lâu năm về lĩnh vực tiêu hóa của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết khoảng giữa năm 2013, một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa VN có đọc thông tin, tài liệu của Pháp về việc khuyến cáo Motilium có thể gây tác dụng phụ làm rối loạn tim mạch, đột tử. Từ đó, chỉ những bác sĩ VN biết thông tin này rất cân nhắc trong việc sử dụng, nhất là với bệnh nhân có tiền căn về bệnh tim mạch thì có người không cho dùng. Theo ghi nhận của chúng tôi, một số người bán thuốc hiện vẫn chưa biết về thông tin trên. Các bác sĩ cũng tỏ ra thắc mắc là lâu nay không thấy cơ quan quản lý dược phẩm trong nước, cũng như Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm FDA của Mỹ có khuyến cáo gì về tác hại của thuốc trên như ở Pháp khuyến cáo.
“Bởi chưa có lệnh cấm nào, nên những bác sĩ dù biết thông tin nhưng vẫn cho bệnh nhân dùng thuốc, vì tính hiệu quả của thuốc, nhưng cân nhắc từng ca bệnh”, một bác sĩ nói. Thiết nghĩ, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cần xem xét, có ý kiến trước thông tin này để các bác sĩ biết nhằm tránh gây ra những tác hại đáng tiếc cho bệnh nhân.
Paracetamol có thể gây phản ứng nghiêm trọng Ngày 20.2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh/TP, các đơn vị điều trị tăng cường theo dõi các phản ứng không mong muốn của thuốc chứa hoạt chất Paracetamol. Cục Quản lý dược yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc chứa hoạt chất Paracetamol cần được cảnh báo về các dấu hiệu phản ứng trên da nghiêm trọng như: hội chứng Steven-Jonhson (bệnh nhân bị nổi các bọng nước quanh các hốc tự nhiên như: mắt, môi, miệng, tai, bộ phận sinh dục, hậu môn. Có thể kèm sốt cao, viêm thận, rối loạn chức năng gan, thận); hội chứng hoại tử da nhiễm độc (nổi ban hoặc các bọng nước bùng nhùng nhanh chóng lan tỏa toàn thân; viêm niêm mạc mắt, gây tổn thương viêm, trợt niêm mạc đường tiêu hóa, niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu). Theo Cục Quản lý dược, tỷ lệ bị phản ứng này không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Thông tin về phản ứng phụ nghiêm trọng trên da do Paracetamol đã được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ cảnh báo từ tháng 8.2013. Paracetamol là hoạt chất có trong một số thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Liên Châu |
Theo thanh niên online
Các tin khác

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nước đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe

Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì

Dưỡng phế trong gió lạnh đầu mùa, thời tiết khô hanh
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viện Quân y 121: Nơi hội tụ y đức và kỹ thuật chuyên môn chất lượng cao

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết
Nổi bật

Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Khách sạn Legend Valley: Giao điểm hoàn hảo giữa nghỉ dưỡng và gôn tại Hà Nam

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
