Cỏ cũng là vị thuốc
![]() |
Cây cỏ xước |
Cây cỏ xước là một loại thảo mộc họ Dền, thường phân bổ ở các vùng đất bỏ hoang. Tên khoa học của loại cây này là Achyranthes aspera. Theo các nhà thực vật học, cỏ xước được tìm thấy ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Malaysia… Ở nước ta, loại thảo mộc này thường mọc ở các vùng có khí hậu lạnh, gần nguồn nước như Lào Cai, ĐIện Biên, Sơn La, Lai Châu....
Ngoài tên gọi là cỏ xước trong dân gian loại cây này còn được biết đến với cái tên như cây nam ngưu tất, cây thổ ngưu tất, cây bách hội hay ngưu kinh. Cây cỏ xước có chiều cao trung bình từ 50cm - 1m, thân thảo, thường có tuổi thọ từ 3 - 7 năm.
Ta có thể nhận biết giống cây này qua những đặc điểm như: thân cây có lông mềm, hoa của cây mọc thành bông ở ngọn, chiều dài hoa sẽ giao động từ 20 - 30cm. Lá cây mọc đối xứng, có hình tròn dẹt, mép ta gợn sóng. Khi cây cỏ xước trưởng thành sẽ phát triển quả, có hình túi, hai thành mỏng. Sau quá trình thụ phấn, hạt của cây sẽ hình thành trứng dài.
Được biết đến là một loại thảo dược giúp điều trị các bệnh về xương khớp, thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian, cây cỏ xước còn thường được pha thành nước để uống giúp hạ men gan đối với những ai thường xuyên sử dụng bia rượu.
Theo cuốn “Từ điển thảo mộc dược học" loại thảo dược này có thể chia làm 4 loại:
- Cỏ xước lông trắng - tên khoa học là achyranthes aspera var. argentea.
- Cỏ xước Ấn Độ - tên khoa học là achyranthes aspera var. indica.
- Cây cỏ xước xám đỏ - tên khoa học là achyranthes aspera var. rubrofusca.
- Cỏ xước nguyên chùng - tên khoa học là achyranthes aspera var. aspera.
Trong đó, loại cỏ xước lông trắng được sử dụng nhiều nhất để điều chế các loại thuốc trong y học.
Mặc dù đã được công nhận bởi chuyên gia, nhưng vẫn có rất nhiều người hoài nghi rằng việc sử dụng cây cỏ xước có hại hay không? Câu trả lời là không.
Theo đó, hiện nay trong y học đang sử dụng cây cỏ xước làm nguyên liệu chính trong các bài thuốc Đông y chữa gan, thận, giảm cholesterol trong máu và đặc biệt là các bệnh về viêm khớp, thoát vị đĩa đệm... Thành phần trong loại thảo dược này gồm 81.9% là nước. Còn lại là các chất như vitamin C, chất xơ, caroten, glucid, protid… giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong. Rễ cây là bộ phận được dùng nhiều nhất bởi trong rễ có chứa tới 4% sapogenin, hentriacontane, saponin, axit oleanolic cũng được tìm thấy trong hạt cỏ xước.
Cỏ xước có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi, vì vậy nó được sử dụng phổ biến như một loại nước uống thay thế chè xanh, cải thiện làn da, điều trị nhức mỏi xương khớp ở người già.
Một cây cỏ xước có độ tuổi từ 2 - 3 năm sẽ được thu hoạch, lá cây được hái và phơi khô. Phần cành và rễ cây được phân loại sau đó sử dụng phương pháp rang trên chảo nóng tới khi có mùi thơm. Dược liệu sẽ được đổ ra một miếng vải sạch cho tới khi nguội rồi sử dụng.
Với đặc điểm thanh mát, có vị chua và đắng nhẹ, do đó cây có tác dụng giải độc, lợi tiểu, các bệnh liên quan đến xương khớp…. Một số công dụng khác của cỏ xước như trị cảm cúm, sốt rét, lưu thông khí huyết, điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
Công dụng mát gan giải độc
Phương pháp đơn giản nhất giúp điều trị thận hư thận yếu, mát gan giải độc đó là sử dụng cây cỏ xước kết hợp với các loại dược liệu khác sắc nước uống hàng ngày. Ưu điểm của phương pháp này chính là an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả tối đa.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 10g cỏ xước khô, 10g mộc thông, 15g sinh địa, 15g rễ cỏ tranh, 15g mã đề cùng 150ml nước.
- Bước 2: Đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống ngày 3 lần.
Bài thuốc trên đặc trị cho người mắc bệnh viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang.
Một số bệnh vàng da, phù thũng do suy thận có thể điều trị bằng việc áp dụng bài thuốc gồm 30g cỏ xước, cúc bạch nhật 30g, cỏ mực 30g, mã đề 30g sắc ngày 1 thang. Sử dụng liên tục trong vòng 7 - 10 ngày.
Trị mụn đơn giản với mặt nạ cỏ xước
Những trường hợp nổi mụn do nóng trong, suy giảm chức năng gan khi rửa mặt bằng cỏ xước sẽ giúp sạch mụn, sáng da mà không có tác dụng phụ. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Lá cỏ xước rửa sạch, giã nhỏ, massage mặt với hỗn hợp trên từ 2 - 3 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Trong cây cỏ xước có chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện làn da hiệu quả. Ngoài ra việc uống nước thảo mộc này sẽ giúp thanh nhiệt, giảm nhiệt từ sâu bên trong hạn chế tình trạng nổi mụn do gan.
Giảm đau xương khớp với bài thuốc từ cây cỏ xước
Người cao tuổi thường hay mắc các bệnh về xương khớp chính vì thế ở vùng nông thôn hay truyền tai nhau những bài thuốc giảm đau nhức xương khớp, chữa thấp khớp…
- Bài thuốc 1: 16g rễ cỏ xước, 16g hy thiêm thảo, 20g phục linh, 12g ngải cứu, 12g thương nhĩ tử, 16g nhọ nồi sao vàng sắc lấy nước. Ngày uống 1 thang trong 7 - 10 ngày.
- Bài thuốc 2: 20g rễ cây cỏ xước tẩm rượu, 16g tang ký sinh, 16g dây đau xương, 12g tục đoạn, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm, tần giao mỗi loại 12g. Sắc trong vòng 45 phút chia làm 3 lần sử dụng trong vòng 10 ngày.
Ngoài ra có thể ngâm rượu cùng rễ cây cỏ xước sử dụng hàng ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe hoặc dùng để xoa bóp xương khớp ở người cao tuổi. Các bài thuốc sử dụng cây cỏ xước sẽ có hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Cách tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác dụng chữa gout của cây cỏ xước
Bệnh gout hay bệnh nhất thống phong là bệnh viêm sưng khớp do cơ thể có quá nhiều axit uric. Khiến người bệnh khó đi lại và di chuyển sẽ có cảm giác đau buốt. Để điều trị bệnh nhiều người áp dụng bài thuốc với nguyên liệu chính bao gồm: cỏ xước, tất bát, rễ bưởi bung và rễ cây cẩu trùng vĩ...
Cách thực hiện: Thái mỏng các dược liệu trên, sao vàng hạ thổ. Khi sử dụng thì sắc với 4 bát nước uống hàng ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ khiến tình trạng đau buốt xương khớp giảm hẳn.
Điều hoà huyết áp, điều trị các bệnh về tim mạch
Người lớn tuổi, người có tiền sử về bệnh tim mạch có thể áp dụng bài thuốc này để điều trị và ổn định huyết áp. Cách thực hiện như sau:
Rễ cây cỏ xước đã phơi khô cho vào ấm sắc cùng 10 cây thành ngạch. Phần thuốc đã sắc xong sẽ chia làm nhiều thang dùng liên tục trong 2 tháng sẽ đem lại hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tác hại của cây cỏ xước. Với những ai có một số dấu hiệu như mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn, bứt rứt khó chịu… khi sử dụng thảo dược này cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất vì khả năng bạn bị dị ứng với một số thành phần trong cây cỏ xước.
Đối với người bị đau dạ dày, đường ruột kém cần lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước vì dễ gây tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra, mặc dù cỏ xước có tác dụng điều hoà kinh nguyệt nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo không nên sử dụng loại cây này khi đang trong giai đoạn hành kinh, tránh xảy ra biến chứng.
Các tin khác

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Nước đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe

Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì

Dưỡng phế trong gió lạnh đầu mùa, thời tiết khô hanh

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công kỹ thuật đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da

5 bài thuốc giải rượu bằng Đông y

8 loại nước uống tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết
Nổi bật

Chương trình “Tuần lễ vàng” – Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Thế hệ hôm nay và mai sau luôn trân trọng, biết ơn và tự hào

"Non sông đất nước vang khúc khải hoàn, trường tồn và phát triển"

Vĩnh Phúc hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2025

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
