Kỳ diệu cứu sống bé sơ sinh người luôn tím đen vì xơ phổi
(Suckhoemoitruong.com.vn) – Bé sơ sinh tuy thở bình thường nhưng ôxy không thể vào phổi, người luôn trong tình trạng tím đen vì thiếu ôxy. Bé mắc căn bệnh phổi kẽ vô cùng hiếm gặp trên thế giới, đặc biệt nặng ở trẻ dưới 2 tuổi…
Như “cá trên cạn”
Hai hôm nay được ôm con vào lòng, tự tay cho con ăn, tắm táp cho con sau hơn 2 tháng điều trị, chị Nguyễn Thu Trang, mẹ bé Nguyễn Duy M (3 tháng tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn ngỡ như mơ vì con đã vượt qua “kỳ tích” cửa tử.
Bé Duy Minh da dẻ đã hồng hào, tình trạng xơ phổi dần ổn định
Chị Trang không thể quên, trước một ngày đầy tháng con (11/12), cả gia đình đã chuẩn bị mọi thứ chu toàn cho lễ cúng Mụ, thì con có dấu hiệu húng hắng ho, người vã mồ hôi, bỏ ăn, thở khò khè nên đã đưa vào khoa Nhi BV Bạch Mai khám.
“Bác sĩ nói con viêm phổi sơ sinh, phải nhập viện. Bố mẹ cũng buồn lắm nhưng cũng nghĩ viêm phổi như bao đứa trẻ khác, sau vài ngày được xuất viện. Không ngờ, 60 ngày trong bệnh viện, trải qua những giấy phút thót tim, lòng quặn thắt khi nhìn thấy người con tím đen vì thiếu ôxy, những giây phút thân nhiệt hạ, ngừng tim… Cuối cùng, “chú lính chì” dũng cảm” đã vượt qua bệnh tật một cách kỳ diệu, nhờ sự chăm sóc, điều trị tận tình của các bác sĩ”, chị Trang rưng rưng xúc động khi nhớ lại.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, khi bệnh nhi nhập viện, với chẩn đoán viêm phổi sơ sinh, em bé đã được điều trị theo đúng phác đồ nhưng 1 tuần liền không tiến triển, bệnh càng lúc càng diễn tiến nặng. Khi quyết định hội chẩn, chụp CT cắt lớp vi tính, các bác sĩ cũng “kinh hoàng” khi nhìn thấy hình ảnh tổn thương lan tỏa đều hai bên phổi, xơ phổi. Lại thêm các yếu tố bé đẻ non (33 tuần thai), các xét nghiệm cho thấy suy giảm các yếu tố miễn dịch trong máu; bội nhiễm vi rút CMV (từ trong bụng mẹ), bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi kẽ, một căn bệnh rất hiếm gặp cả trên thế giới (một báo cáo ở Anh với trẻ dưới 16 tuổi tỉ lệ gặp là 3/1 triệu trẻ).
“Khi bác sĩ thông báo về ca bệnh đặc biệt hiếm gặp, bệnh rất nặng ở trẻ dưới 2 tuổi, rồi nhìn thấy con biểu hiện nặng lên từng ngày, người lúc nào cũng tím tái như cá trên cạn, luôn thấy con thở khó nhọc, rút lõm lồng ngực, thương xót con mà không làm gì được. Nhưng lúc ấy, còn được bế con trên tay, dỗ dành, chăm con, nhưng kể từ khi con được thở máy, thực sự mình khủng hoảng vì nhìn thấy dây dợ, máy móc quanh người con, khi bác sĩ thông báo tình trạng của con luôn ở trạng thái cực nguy hiểm”, chị Trang kể.
Bệnh hiếm đe dọa tính mạng
Theo TS Dũng, trường hợp của cháu M. rất hiếm gặp và rất nặng ở trẻ dưới 2 tuổi. Tình trạng viêm phổi kẽ khiến em bé vẫn thở được nhưng không hấp thu được oxy vào máu, gây tình trạng thiếu oxy khiến đứa trẻ luôn tím tái, có những lúc, nồng độ oxy trong máu tụt xuống 40-50%, đe dọa suy hô hấp, nguy kịch tính mạng.
Tình trạng xơ phổi (phim trái) khiến bệnh nhi thở được nhưng oxy không thể hấp thụ vào máu, gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng bệnh nhi. Ảnh: H.Hải
“Làm trong ngành 30 năm nay, đây là ca thứ 2 bị viêm phổi kẽ tôi gặp. Nhưng ca trước đó là một em bé lớn hơn (3 - 4 tuổi) và không nặng nề (suy hô hấp) như bé sơ sinh này. Với căn bệnh này nếu điều trị không hiệu quả, bé sẽ chết vì thiếu ôxy, do vẫn thở nhưng ôxy không vào phổi, không ngấm vào máu để lưu thông toàn bộ cơ thể”, TS Dũng cho biết.
“Ngay cả đến khi thở máy ôxy 100%, trẻ vẫn tỉnh, nhưng phổi vẫn không “thông” nên em bé luôn tím tái, do cả hai bên phổi đều bị xơ hóa rất nhiều. Các bác sĩ đã phải rất vất vả điều chỉnh máy thở cho đồng bộ với trẻ. Xác định bệnh của bé, các bác sĩ cũng phải thay đổi chiến lược điều trị, dùng kháng sinh liều thấp dài ngày để phá vỡ “hàng rào” liên kết vi khuẩn gây bệnh cho bé, hồi sức bé thật tốt để chờ tác dụng của kháng sinh liều thấp”, TS Dũng chia sẻ.
Sau hơn 1 tháng căng thẳng điều trị, trẻ luông ở trạng thái suy hô hấp dù thở máy, dần dần bé đã có những tín hiệu tích cực khi mà nồng độ ôxy trong máu dần tăng lên, ổn định và được rút thở máy và được xuất viện sau 2 tháng điều trị, vẫn tiếp tục điều trị nội khoa bằng thuốc tại nhà.
“60 ngày là khoảng thời gian không quá dài với tất cả mọi người nhưng với gia đình Duy Minh thì khoảng thời gian qua thật vô cùng khó khăn, có biết bao nhiêu cảm súc buồn vui lẫn lộn. Có những lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, đau khổ đến tột độ để giờ đây, hạnh phúc đang ngập tràn. Khi nhập viện, con được 3kg và giờ con đã được 5kg, trộm vía ăn, ngủ tốt, da dẻ hồng hào chứ không tím ngắt như ngày nào, tự tay mình được chăm con, đó là niềm hạnh phúc vô bờ của một người mẹ. Các bác sĩ đã đem lại niềm hạnh phúc tưởng rất giản đơn nhưng tuyệt vời đó, đã như sinh con ra lần hai, đã động viên, tiếp sức cho gia đình vượt qua những ngày gian khó. Là một ngươi mẹ, không bao giờ có thể quên những tấm chân tình mà các thầy thuốc đã dành chăm sóc cho con, cho các bệnh nhi khác”, chị Trang xúc động nói.
Theo TS Dũng, bệnh viêm phổi kẻ gặp ở trẻ dưới 2 tuổi đã rất nặng, trường hợp bé Duy Minh mắc khi được 1 tháng tuổi nên tình trạng xơ phổi càng nhanh chóng và nặng nề. Nhưng cũng có một may mắn, đó là thông thường viêm phổi kẽ ở trẻ dưới 2 tuổi nếu chữa khỏi em bé lớn lên phổi vẫn phát triển bình thường, các nang phổi bị xơ sẽ dần hết. Em bé này sẽ được bệnh viện theo dõi ít nhất đến 1 tuổi.
Theo Dantri
Các tin khác

Uống nước ấm trong mùa hè giúp cho tiêu hóa và giải độc

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viện Quân y 121: Nơi hội tụ y đức và kỹ thuật chuyên môn chất lượng cao

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Cứu sống sản phụ mất máu, sót nhau thai khi sinh con tại nhà

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Phối hợp liên chuyên khoa cứu sống bệnh nhân xuất huyết tử cung

Hội thảo khoa học những tiến bộ trong phẫu thuật tái tạo dây chằng

Hơn 400 bác sĩ và chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả
Nổi bật

Trường Đại học Điện lực tham dự tọa đàm “Điện gió ngoài khơi Việt Nam” tại Vương quốc Anh

Phát triển năng lượng tái tạo để Việt Nam phát triển bền vững

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
