Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra và phát huy vai trò của cộng đồng về bảo vệ môi trường
(SKMT) - Ngày 29/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Hội thảo Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, cộng đồng”. Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đông đảo các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước; đại diện các Bộ, ban, ngành, các cơ quan thông tấn báo chí.
Trong thi gian qua, công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đã được tăng cường, tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường, được dư luận và xã hội đồng tình, ủng hộ. Qua đó, nhiều vụ việc phức tạp vi phạm về bảo vệ môi trường nghiêm trọng đã được xử lý và đưa tin rộng rãi trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng tạo ra sức mạnh tổng hợp, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn cả nước phải quan tâm và thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện những bất cập trong công tác quản lý môi trường và đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi phù hợp; phát hiện và xử lý kịp thi nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng, phức tạp, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Trong giai đoạn 2015-2020, trước bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước, Bộ TN&MT tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, tăng cường thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thể hiện ở những nội dung cơ bản như: Từng bước đổi mới, hoàn thiện pháp luật thanh tra theo hướng chủ động, linh hoạt cho hoạt động thanh tra chuyên ngành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra chuyên ngành hiệu quả, đúng pháp luật; Sớm hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu quản lý về môi trường; Tiếp tục xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm gây bức xúc, nổi cộm về ô nhiễm môi trường xảy ra ở các địa phương; tập trung rà soát các cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa có xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường để kiến nghị xử lý nghiêm đồng thời yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng, buộc các cơ sở phải đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo các chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải được thu gom vào hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép trước khi xả ra ngoài môi trường...
Ngoài ra, còn có lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường là nòng cốt thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Qua gần 8 năm hoạt động, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã chủ động tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức phát hiện, khám phá hơn hàng nghìn vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó đã chuyển và đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp khởi tố, xem xét khởi tố khoảng 1500 vụ với trên 2200 đối tượng; xử lý vi phạm hành chính hơn 617 tỷ đồng.
Đoàn chủ tọa Hội thảo
Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, truyền thông về bảo vệ môi trường vẫn giữ một vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu để việc bảo vệ, gìn giữ môi trường trở nên hiệu quả nh sự thống nhất ý chí và hành động trên phạm vi rộng rãi nhất. Dù thế giới năng động với mạng xã hội và vô vàn các hình thức truyền tải thông tin, liên kết xã hội thông minh đến đâu đi chăng nữa thì sự nổi trội về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp và ý thức chính trị vẫn tạo cho báo chí vị thế vững chắc: đó là niềm tin, là sự gửi gắm trách nhiệm của cả cộng đồng. Tất nhiên để tạo dựng và gìn giữ niềm tin ấy trong biển cạnh tranh thông tin ấy hôm nay là điều không đơn giản. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường trên báo chí, cần có thêm những kênh truyền thông chuyên biệt, hiệu quả về môi trường và phát triển bền vững cho từng đối tượng khác nhau; cần khuyến khích và tổ chức thêm nhiều cuộc thi tác phẩm báo chí, các hình thức sáng tạo slogan, clip bảo vệ môi trường trên báo chí; tăng cường truyền thông về các sáng kiến bảo vệ môi trường, các công nghệ bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện doanh nghiệp hiện nay; cần tránh thái độ nôn nóng, phê bình gay gắt, miệt thị quá mức hành vi vi phạm của cá nhân, doanh nghiệp…
Cùng với công tác tuyên truyền, việc huy động sức mạnh cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường mà đặc biệt là an ninh khí hậu là hết sức cần thiết, cần khẩn trương hơn nữa trong việc thể chế hóa, luật hóa và nhất là tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương và các quy định đã ban hành trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế của ta vừa qua và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Đồng thi, để đẩy mạnh và nâng cao hoạt động hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường trong giai đoạn mới, cần thay đổi quan điểm về hợp tác quốc tế, tăng cường đầu tư kinh phí và đào tạo cho hoạt động hợp tác quốc tế cũng như xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế với lộ trình thực hiện hợp lý.
Hội thảo chuyên đề đã diễn ra thành công và góp phần tạo lập, phổ biến được các nội dung về công tác bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
PV