Nhân sự y tế quảng cáo thực phẩm chức năng, vai trò của lãnh đạo quản lý
Bộ Y tế yêu cầu xử nghiêm bác sĩ, dược sĩ quảng cáo TPCN gây hiểu lầm cho người dùng
Ngày 12/4, Bộ Công an cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố 8 người về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Công an đánh giá, đây là đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Điều tra ban đầu xác định, từ tháng 8/2021 đến nay, các nghi phạm thành lập Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất, kinh doanh sữa bột. Họ sau đó đã sản xuất ra 573 nhãn hiệu sữa bột các loại, chủ yếu là các loại sữa dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Đáng chú ý, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia đã xuất hiện trong video dài 7 phút phát trên kênh YouTube "Tập đoàn Dược Quốc tế" giới thiệu Công ty Hacofood Group đã sản xuất nhiều sản phẩm như sữa dinh dưỡng Talacmum, Darifa Gold, Kasumi, The Empire, Kawai, Gumi Colos 24h Baby...
![]() |
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm bất ngờ trước thông tin hai doanh nghiệp sản xuất gần 600 loại sữa giả . Bà khẳng định bản thân không phải là người của công ty và hoàn toàn không liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. |
Trong video, bà Lâm "đánh giá rất cao" Hacofood và nói "đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý an toàn trong sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn FDA", rằng "sử dụng các sản phẩm sản xuất bởi Hacofood thì các mẹ cũng rất yên tâm là đã đạt được tiêu chí nghiêm ngặt, khắt khe".
Giải thích về việc có mặt trong video trên, bà Lâm cho hay năm 2023 bà được một đơn vị truyền thông mời tham gia giới thiệu về Công ty Hacofood. Đơn vị truyền thông này cung cấp các giấy tờ, trong đó có chứng nhận FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) của nhà máy, khiến bà tin tưởng. Bản thân bà từng đến nhà máy, nhận thấy "có dây chuyền khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời giấy tờ đầy đủ".
Hay trước đó, vào năm 2022 báo Lao Động – Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa tin trong 1 đơn thuốc bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê, bệnh nhân phải chi trả hơn 400 nghìn đồng cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8 triệu đồng để mua thực phẩm chức năng. Cụ thể, trên bao bì 2 sản phẩm Tebexerol và Herarian đều được ghi rõ "sản phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh", nhưng đã được bác sĩ đưa vào toa thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Vai trò của giám đốc cơ sở y tế cần được thể hiện quyết liệt hơn nữa trong xử lý các vấn đề tác động tiêu cực tới uy tín đơn vị
Từ trước đến nay, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, và tin tưởng “lương y như từ mẫu” khiến người dân luôn tôn vinh, tri ân sự cống hiến to lớn và bày tỏ lòng biết ơn đội ngũ thầy thuốc và những người làm trong ngành y tế – nghề đặc biệt cao quý. Nhưng trong thời gian qua, đã có không ít “con sâu làm rầu nồi canh” vì lợi nhuận đã khiến hình ảnh những người công tác trong ngành y tế bị ảnh hưởng không nhỏ.
Do đó, ngày 17/4 vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện, viện, các trường đại học, cao đẳng y, dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Bộ Y tế cho biết hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Nghị định 15-2018 của Chính phủ cấm sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Như vậy, việc bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng là vi phạm quy định pháp luật.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị này thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người lao động của đơn vị đã nghỉ công tác) về tình trạng trên; đồng thời rà soát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có vi phạm.
Dù Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo, nhưng vẫn còn những trường hợp cá biệt gây ra những tác động tiêu cực tới uy tín của ngành y tế nói chung.
Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube xuất hiện nhiều nội dung video giới thiệu về các thực phẩm chức năng do công ty M. sản xuất. Trong đó, có video có hình ảnh và nội dung thể hiện là bác sĩ Nguyệt Ánh - bệnh viện Nhiệt đới Trung ương mặc áo blouse chia sẻ cách giúp bé mẫu giáo vững vàng miễn dịch mùa dịch. Đáng chú ý, trong video xuất hiện nội dung bác sĩ Nguyệt Ánh giới thiệu về sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch S. Colos 1+Gold do công ty M. sản xuất.
![]() |
Người phát ngôn của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương xác nhận người phụ nữ trong clip quảng bá TPCN là nhân sự của bệnh viên, tuy nhiên người này không phải là bác sĩ mà là kỹ thuật viên trưởng của Khoa Huyết học. |
Để làm rõ nội dung trên, phóng viên đã liên hệ làm việc với bệnh viện Nhiệt đới Trung ương xác minh thông tin. Trao đổi với phóng viên, bà Đặng Thị Thanh - Phó Trưởng phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) – người đại diện phát ngôn của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, người phụ nữ mặc áo blouse có mặt trong các video giới thiệu sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty M. đúng là nhân sự của bệnh viện Nhiệt đới trung ương và hiện đang là kỹ thuật viên trưởng của khoa Huyết học nhưng không phải bác sĩ.
Và sau khi nhận được phản ánh từ cơ quan báo chí liên quan đến việc nhân sự của bệnh viện xuất hiện trong các video giới thiệu, quảng bá thực phẩm chức năng thì sự việc sẽ được đưa ra Hội đồng kỷ luật của bệnh viện để bàn bạc và đưa ra hình thức kỷ luật.
Tuy nhiên, khi được hỏi về khi nào Hội đồng kỷ luật của bệnh viện đưa ra hình thức xử lý đối với nhân sự của bệnh viện vi phạm nghị định của Chính phủ và quy định của Bộ Y tế thì người đại diện của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết chưa nắm được thông tin cụ thể và có thể là sau đợt nghỉ lễ 30/4.
Ngành y là một nghề nghiệp được trọng vọng ở bất kì xã hội nào. Và y đức buộc phải có để tương xứng với sự trọng vọng ấy. Trong thực tế, điều đó vẫn được các y bác sĩ tâm nguyện mỗi ngày nhưng bên cạnh đó vẫn có những trường hợp thiểu số là người làm ngành y tế nhưng vì “một lý do nào đó” mà sẵn sàng quảng bá, giới thiệu những sản phẩm TPCN dù đã có nghị định từ năm 2018 của Chính phủ về việc cấm sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Để mở đường cho sự phát triển ngành Y tế, từ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và sau đó là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 lần lượt được ban hành, đã quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nhiều văn bản luật và dưới luật đã được ban hành, như Luật khám bệnh chữa bệnh, Luật Đấu thầu tới các Nghị định của Chính phủ hay thông tư của Bộ Y tế và các quy định về thực hiện chính sách tự chủ tài chính trong phát triển bệnh viện.
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp cũng đang từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu là đúng hướng, phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước, giảm bớt trợ cấp kinh phí cho hoạt động từ ngân sách nhà nước, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ ngày càng nhiều và phong phú, đa dạng cho xã hội, thu nhập của người công tác trong ngành y tế đã từng bước được cải thiện. Vai trò của người thầy thuốc nói riêng và CBCNV ngành y tế nói chung ngày càng được nâng cao trong xã hội, nhưng không biết “vì lý do nào đó” vẫn có những trường hợp cá biệt ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh người thầy thuốc nhân dân?
Thiết nghĩ, dù là cơ sở y tế có vài chục giường bệnh tới bệnh viện lớn có tới cả nghìn giường hay một bệnh viện ở thành phố lớn hoặc trung tâm y tế ở vùng sâu vùng xa thì vai trò của giám đốc vẫn không thay đổi - luôn là đầu tàu gương mẫu.
Và đã đến lúc, lãnh đạo bệnh viện cần phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc xử lý những sai phạm tại đơn vị mình lãnh đạo. Phải luôn phải là người đứng đầu và đi đầu, phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và chịu trách nhiệm cho sự phát triển của đơn vị cũng như trước mọi khó khăn thách thức trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Các tin khác

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

Đẩy mạnh tiêm vaccine cho người lớn, nhất là người có bệnh nền

Chủ động ứng phó với dịch COVID-19

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Quy định của Bộ Y tế về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Y học bào thai – Cứu sống nhiều thai nhi ngay từ trong tử cung

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

Quyết tâm đưa quan hệ Việt Nam-Pháp đi vào thực chất và hiệu quả

Hội nghị Quốc tế BioNCiD 2025 - Y học cổ truyền Việt Nam là tâm điểm chú ý

Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng với sức khỏe cộng đồng

Chủ tịch nước và Tổng thống Pháp chứng kiến hợp tác công nghệ vắc xin giữa VNVC và Sanofi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
