Nhiều kiến nghị của giới bảo tồn gửi đến Chính phủ trong hành động chống dịch COVID-19
Theo nội dung thư, các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, nhấn mạnh dịch COVID-19 bùng phát khiến người dân Việt Nam lo lắng về sức khỏe và gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế.
Cũng như đợt bùng phát dịch SARS năm 2003 từng “cướp” đi sinh mạng của 5 người Việt Nam, chủng virus corona mới này được cho là lây từ động vật hoang dã sang người do tiếp xúc gần ở một chợ hải sản tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc đại lục) - nơi diễn ra tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Các tài liệu khoa học hiện đã chứng minh được virus corona có nguồn gốc từ dơi và được truyền qua một vật chủ trung gian là động vật hoang dã cho con người. Tuy loài vật chủ trung gian lây truyền dịch COVID-19 lần này chưa được xác định chắc chắn, nhưng một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc cho rằng đó có thể là tê tê.
Các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã cho rằng hạn chế sự tương tác giữa động vật hoang dã và con người thông qua việc thực thi pháp luật mạnh mẽ nhằm chống lại nạn buôn bán các loài hoang dã và thị trường động vật hoang dã là cách tiếp cận hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro trong tương lai liên quan đến truyền bệnh giữa động vật và người.
“Là nguồn gốc của đợt bùng phát đặc biệt này, Trung Quốc đã thực hiện một số hành động quan trọng để giảm thiểu rủi ro bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai bằng cách tạm thời đóng cửa tất cả các chợ động vật hoang dã. Biện pháp này là sự thừa nhận các mối đe dọa nghiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt nếu tiếp tục xem nhẹ vấn nạn buôn bán động vật hoang dã,” nội dung thư nhấn mạnh.
Vì thế, để đảm bảo an toàn quốc gia, an ninh kinh tế và sức khỏe cộng đồng cũng như vì mục tiêu gìn giữ các hệ sinh thái quý giá của Việt Nam, các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã đề nghị Chính phủ Việt Nam thực hiện các hành động mạnh mẽ và bền vững để ngăn chặn mọi hoạt động buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp.
Theo đó, các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã kiến nghị Chính phủ xác định và đóng cửa các chợ, các địa điểm có buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp; xác định và thực thi lệnh cấm với các nhà hàng bán trái phép các sản phẩm thịt hoang dã; xây dựng các quy định, quy trình nghiêm ngặt để quản lý hiệu quả hoạt động gây nuôi thương mại.
Mặt khác, Chính phủ cần ban hành các quy định bắt buộc với tất cả các nền tảng thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội và báo chí trực tuyến để theo dõi, loại bỏ mọi giao dịch, quảng cáo các sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp; xây dựng các quy định, quy trình nghiêm ngặt để quản lý hiệu quả hoạt động gây nuôi thương mại.
Cùng với đó, Việt Nam cần cải cách thủ tục tư pháp để nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã; nâng cao nhận thức hơn nữa cho người dân về những rủi ro của việc tiêu thụ động vật hoang dã đối với an ninh công cộng và sức khỏe cộng đồng; đảm bảo hợp tác liên Bộ, ngành khi thực hiện các điểm trên.
“Thực hiện theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, ngày 6/2, Tổng cục Lâm nghiệp đã có văn bản đề nghị chính quyền các tỉnh thành kiểm soát buôn bán động vật hoang dã để ngăn chặn virus corona lây lan. Chúng tôi ủng hộ nỗ lực này nhưng khuyến nghị Chính phủ nên có những hành động cụ thể, quyết liệt hơn nữa để loại bỏ các ổ dịch virus trong tương lai như đã đề cập,” nội dung thư kiến nghị thêm.
Ngoài lý do an toàn sức khỏe cộng đồng và kinh tế, theo các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, những hành động này sẽ chứng tỏ rằng Việt Nam là quốc gia đi đầu trong khu vực về vấn đề chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và bảo tồn đa dạng sinh học.
PV
Các tin khác

Nữ giới trong quản trị khí hậu tại Việt Nam: Vai trò và giải pháp

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Cần mở lối cho năng lượng tái tạo phát huy

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 1: Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
