Nhức nhối việc sử dụng thuốc trừ cỏ ở miền núi
“Hồn nhiên” trước chất độc
Đi dọc tít tắp nương ngô, chạy dài ven đường 518 từ ngã ba xã Cẩm Châu đến xã Cẩm Tâm của huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa, ven chân đồi, bờ rẫy nào cũng nhan nhản bao bì, chai hộp có nhãn mác của thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Cái cũ, cái mới lẫn lộn nhau nằm la liệt. Chúng hiện hữu như một tất yếu của nghề nông nơi đây.
Sau mùa thu hoạch ngô, người dân bản Dao, Sơn Lập xã Cẩm Châu bắt đầu làm sạch đất, chuẩn bị cho vụ mới. Vào lúc chiều mát hay sáng sớm, trên các đám nương thường thấy những chiếc lưng lom khom đeo bình thuốc trừ cỏ. Người người bận rộn, thoăn thắt tay bơm, tay lia vòi phun những làn nước trắng như sương lên đất. Hầu hết, không ai mặc trang phục bảo hộ. Thậm chí, có người mặc quần đùi áo cộc, chân đất, tay trần, không khẩu trang, mũ, nón. Họ “vô tư” vừa phun thuốc vừa cười nói với nhau.
Người dân phun thuốc trừ cỏ không đeo khẩu trang.
Thấy chị Quách Thị Chinh ì ạch đeo bình thuốc lên lưng, tôi hỏi, sao không để chồng làm công việc nặng nhọc này? Chị Chinh “hồn nhiên” trả lời: “trước toàn chồng làm, nhưng dạo gần đây nó dị ứng thuốc trừ cỏ, cứ đi phun về là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn nên mình làm thay”. Nói rồi chị phăm phăm đeo bình thuốc ngược rẫy. Trên gương mặt đang độ thanh xuân ấy, không có nổi mảnh khẩu trang mỏng che chắn. Và hình như, chị cũng không mảy may nghĩ đến độc tố của thuốc, cả với chồng mình trong câu chuyện vừa kể.
Không chỉ phun cho những đám nương rẫy rộng lớn, người dân miền núi đã quen sử dụng thuốc trừ cỏ như một thứ “bảo bối” nhanh gọn và hiệu quả, có thể dùng mọi lúc mọi nơi.
Ngược lộ 518, ra đường mòn Hồ Chí Minh, đi độ 25 km đến bản Ngù, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá. Đây là một bản nhỏ, nằm men theo chân núi cao nên người dân không có nhiều đất canh tác. Như hộ anh Lê Thọ, ông Phạm Cần, ông Phạm Văn Huynh… nhà nào cũng chỉ có vài sào đất nhỏ quanh nhà. Trước đây, để làm sạch đất, người dân chỉ bỏ ra 2-3 ngày dọn, nhổ cỏ. Bây giờ thì nhà nào cũng sử dụng thuốc trừ cỏ như một nhu cầu không thể thiếu. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh Lê Thọ chuẩn bị phun cho đám đất rộng chỉ chừng 20-30 m2 lại pha hẳn một bình đầy 16 lít thuốc trừ cỏ. Quan sát về sau tôi mới biết, không những phun cho đất màu, anh Thọ còn phun cho cả các đám cỏ hoang, mọc ở quanh nhà, góc sân, cạnh chuồng bò, chái bếp, ngõ vào...
Theo anh Thọ, người dân trong bản, nhà ai cũng dùng thuốc trừ cỏ như cách gia đình anh vừa làm, ở đâu có cỏ ở đó có thuốc trừ cỏ. Điều đáng nói, với loại thuốc “cỏ cháy” chứa hoạt chất Paraquat rất độc hại, đã bị cấm lại được bà con “ưa dung”. Như nhà ông Phạm Cần, mua một lúc khoảng hai chục lọ dùng dần. Khi được hỏi tại sao lại lựa chọn loại thuốc cháy này, ông Cần cho biết, thuốc “cỏ cháy” có tác dụng nhanh, rút ngắn được thời gian làm đất, chỉ sau 3 ngày phun là cỏ đã chết và có thể làm màu ngay.
Tích trữ nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong nhà.
Hầu như, người dân dùng thuốc trừ cỏ chỉ quan tâm đến hiệu quả mà không hề để ý, bận tâm đến tác hại của hoá chất đối với sức khỏe và hệ luỵ cho môi trường. Khi tôi bày tỏ băn khoăn về vấn đề này, ông Cần bảo: “chúng tôi không nghe ai khuyến cáo gì cả, thấy tốt và tiện là dùng thôi. Cả bản, cả xã nhà nào cũng dùng, bao năm quen rồi, chẳng thấy ai bị làm sao, mình có uống đâu mà sợ”.
Quản lý lỏng lẻo
Ngày 8/2/2017, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ký ban hành Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) chứa hoạt chất 2,4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, thuốc trừ cỏ có chứa các độc tố này vẫn được bày bán ở hầu hết mọi cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, cửa hàng giống cây trồng hoặc phân bón.
Đến cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật “Dung Nhân” tại phố 1, Thúy Sơn, Ngọc Lặc, trong vai khách lần đầu mua hàng, tôi hỏi thuốc trừ cỏ. Chị Dung giới thiệu một loạt các nhãn hiệu và thông tin, “Cỏ cháy” đang là thuốc được người dân sử dụng nhiều nhất vì hiệu quả nhanh. Vào thời điểm dọn cỏ cho đất đầu vụ, mỗi ngày cửa hàng chị có thể bán từ 40-50 lọ thuốc loại này.
Cách đó khoảng vài trăm mét là cửa hàng bán cây giống Phượng Mai, ở đây có bán thêm các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tôi quan sát thấy, có đủ loại thuốc trừ cỏ mang các nhãn hiệu như: Nimaxon 20SL, Cỏ cháy 20SL, Gfaxone 20sl, Volcan, Pesle…. Đặc biệt, “Cỏ cháy” chiếm số lượng áp đảo tại cửa hàng. Khi hỏi về việc bán những loại thuốc đã bị cấm, chị Mai bình thản trả lời: “thì nói là cấm vậy, nhưng cũng không có ai kiểm tra, với nữa, người dân vẫn cần mua nhiều thì chúng tôi vẫn bán thôi”. Chị Mai cho biết thêm, từ khi có quyết định cấm thì thuốc trừ cỏ cháy nhập vào khó hơn, giá thành đã tăng lên gấp đôi, gấp ba nhưng vẫn không làm giảm sức mua của người dân, thậm chí có giai đoạn khan hiếm, người dân còn săn lùng, tranh nhau.
Việc bán thuốc trừ cỏ chưa được quản lý chặt chẽ.
Đề cập đến vấn đề này, ông Trịnh Quốc Huy, Trưởng Phòng Thanh tra Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, cho biết. Mặc dù đã thực hiện các giải pháp giảm thiểu việc lạm dụng thuốc BVTV, song do hạn chế về kinh phí, nên các giải pháp chủ yếu mới dừng lại ở công tác tuyên truyền, còn việc kiểm nghiệm, xác định lượng tồn dư hóa chất trên các loại cây trồng và trong đất chưa hiệu quả.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2011 đến nay, bình quân nông dân Thanh Hóa sử dụng 233,5 tấn thuốc BVTV/năm. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm tỉ lệ trên 70%. Đây là con số đáng suy ngẫm về tình trạng sử dụng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh.
Các giải pháp
Dù không đem cái chết ngay tức khắc, nhưng ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến sức khỏe và cuộc sống của con người là vô cùng lớn. Việc nhiễm độc thuốc trừ cỏ biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế, ung thư hoặc tử vong. Đối với môi trường xung quanh, thuốc diệt cỏ diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho môi trường đất, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái, gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Mặc dù đã có nhiều văn bản, quy định, hướng dẫn về quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc trừ cỏ trên toàn tỉnh nhưng các cơ quan quản lý vẫn chưa thực hiện nghiêm chỉnh. Đặc biệt, công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn chưa được thường xuyên và sâu sát. Để giải quyết dứt điểm vấn đề này, cần có các giải pháp đồng bộ và chế tài kiên quyết cũng như những hướng dẫn cụ thể, sát sao để người dân có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc diệt cỏ an toàn và hữu hiệu.
TÚ ANH
Các tin khác

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Chung tay bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương

Kiểm định khí thải xe máy từ tháng 7/2027

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang thị trường Nhật Bản

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Chấm dứt ô nhiễm nhựa từ mỗi hộ gia đình

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang thị trường Nhật Bản

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Giải bida báo chí Đồng bằng sông Cửu Long, hình ảnh đẹp về một cộng đồng báo chí hiện đại

Chủ tịch Liên Hiệp Hội Việt Nam chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Lễ khai mạc Giải đua xe thể thao và địa hình Victory Challenge Sailun Cup 2025

Một khách hàng tại Khánh Hoà đã trúng thưởng xe máy Honda SH Mode 125 phiên bản cao cấp

Toàn văn diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
