Những giải pháp y khoa ấn tượng
Ngành y tế Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của y tế nước nhà và y học thế giới.
Bệnh nhi được ghép phổi đang hồi phục tốt Ảnh: Khánh Anh
Những tiến bộ trong điều trị tim bẩm sinh hay điều kỳ diệu mang tên tế bào gốc và gần đây nhất là thành công của ca ghép phổi đầu tiên mở ra triển vọng mới trong việc điều trị những căn bệnh vốn được coi là “vô phương cứu chữa”.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, giữa tuần trước, các bác sĩ Học viện Quân y đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên từ người cho còn sống ở Việt Nam tại Bệnh viện 103 - Học viện Quân y. Ghép phổi là kỹ thuật rất khó trong ngành ghép tạng. Thành công này đánh dấu một bước tiến mới trong ngành ghép tạng Việt Nam. Người được ghép phổi là bệnh nhi 7 tuổi; bố bé (28 tuổi) và bác ruột (30 tuổi), mỗi người tặng một phần phổi của mình để tạo thành 2 lá phổi cho bé. Hiện cháu bé hồi phục rất tốt. Theo đánh giá của chuyên gia ghép phổi Nhật Bản, GS Oto Takahiro, người trực tiếp phối hợp thực hiện ca ghép phổi với các bác sĩ Việt Nam, với diễn tiến rất tốt sau ca ghép, cháu bé có thể sống khỏe mạnh tới 60 hay 70 tuổi.
Điều kỳ diệu mang tên “tế bào gốc”
Hơn 20 năm qua, thành công từ kỹ thuật ghép tế bào gốc đã mang lại cuộc sống bình thường cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính. “Tế bào gốc” là thành tựu y học nổi bật của nhân loại trong điều trị nhiều bệnh hiểm nghèo. Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM và Bệnh viện Huyết học và Truyền máu trung ương là 2 cơ sở đứng đầu cả nước về số ca ghép tế bào gốc. Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM đã thực hiện được đầy đủ các kỹ thuật mới nhất của thế giới, ghép 3 loại tế bào gốc là tủy xương, máu cuống rốn, máu ngoại vi. Thành công này giúp nâng tầm Việt Nam lên cao hơn trong khu vực và châu Á, rút dần khoảng cách với các nước phát triển.
GS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu trung ương, cho biết thành tựu lớn nhất mà tập thể Viện Huyết học và Truyền máu trung ương làm được chính là thành lập ngân hàng máu dây rốn từ cộng đồng với hơn 2.700 mẫu máu dây rốn khỏe mạnh. Các mẫu máu này đều đã được phân tích các chỉ số để khi có người cần đến tế bào gốc là có thể cung cấp kịp thời mẫu máu phù hợp. “Tế bào gốc máu dây rốn đã được dùng để điều trị khoảng trên 70 loại bệnh mà bệnh nhân đang trong tình trạng thập tử nhất sinh, nếu không ghép thì chỉ đành chờ chết” - GS Trí chia sẻ. Hiện tế bào gốc cũng đang được hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh ung thư khác ngoài ung thư máu, như ung thư buồng trứng, tử cung… với chi phí chỉ bằng khoảng 30% - 50% so với nhiều nước châu Âu, Mỹ và Singapore.
Bệnh tim nặng vẫn sinh con
Tết nguyên đán Đinh Dậu vừa qua, vợ chồng chị Nguyễn Thị Quảng (30 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) đã vui mừng đến nghẹn ngào khi đón đứa con chào đời. Chị Quảng bị bệnh tim rất nặng, khi mang thai thường xuyên mệt lả và ngất xỉu. Các bác sĩ đã từng khuyên bỏ thai nhưng chị nghĩ làm vậy thì có thể sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội làm mẹ nên đã quyết định phải cứu lấy con mình.
Trước nỗi khổ tâm của bệnh nhân, GS-TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E trung ương và các đồng nghiệp đã lên kế hoạch “giải cứu” mẹ con thai phụ dù tỉ lệ thành công rất nhỏ. Khi thai 16 tuần, chị Quảng đã trải qua phẫu thuật thay van tim, thay đoạn động mạch chủ. Các bác sĩ Bệnh viện E đã lên kế hoạch phẫu thuật tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. “Trước đây, mọi người thường cho rằng phụ nữ bị bệnh tim thì không nên lấy chồng, nếu lấy chồng thì không nên mang thai, nếu có thai thì không nên sinh con. Thế nhưng, chúng tôi đã phá vỡ hoàn toàn quan niệm đó. Với các kỹ thuật tiên tiến như hiện nay, nếu được phát hiện, can thiệp sớm thì phụ nữ bị bệnh tim vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh” - GS -TS Thành khẳng định. Ngoài ra, các kỹ thuật điều trị bệnh lý tim bẩm sinh hiện có đã giúp cứu sống hàng ngàn đứa trẻ mỗi năm.
“Phẫu thuật gia” của thế kỷ XXI
Trong tuần này, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp tục đưa vào sử dụng 2 robot thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh lý khớp gối và phẫu thuật thần kinh sau khi ứng dụng rất hiệu quả robot trong phẫu thuật bệnh lý cột sống năm 2016. TS Dương Đức Hùng, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Bạch Mai, cho biết cùng với đội ngũ kỹ thuật viên đã được đào tạo tại Đức, Pháp, “phẫu thuật gia” thế kỷ XXI sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc định vị chính xác các tổn thương để điều trị tốt nhất. Robot phẫu thuật làm được điều mà phẫu thuật viên không làm được trong mổ kinh điển với các phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác gần như tuyệt đối. “Phẫu thuật viên dù giỏi đến đâu cũng không thể chính xác bằng robot. Trong phẫu thuật bệnh lý khớp gối thì phẫu thuật bằng robot sẽ cho hiệu quả khác biệt, nhất là những trường hợp phải thay khớp. Ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, nếu bằng kỹ thuật thông thường thì người bệnh sẽ phải thay toàn bộ nhưng phẫu thuật robot cho phép chỉ thay phần khớp bị hỏng. Với những ca phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, độ chính xác đến 1/10 mm mà phải đục đẽo, cắt gọt thủ công thì kỹ thuật viên hầu như không đạt được trong khi robot phẫu thuật hoàn toàn có thể” - TS Hùng nói. Ngoài ra, phẫu thuật bằng robot giúp bác sĩ giảm tối đa các tổn thương cho phần lành, đây là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những phẫu thuật mà nhiều người rất ngại đụng chạm như thần kinh, sọ não.
Ghép thận không cùng huyết thống
Ca mổ ghép thận chéo lần đầu tiên tại Việt Nam do Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện thành công mới đây được xem là bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng cứu người ở nước ta, mang thêm hy vọng cho nhiều bệnh nhân đang mòn mỏi chờ ghép tạng.
Là người theo sát 2 ca ghép thận từ những ngày đầu tiên, PGS-TS-BS Thái Minh Sâm, Trưởng Khoa Tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, kể: “Chúng tôi liên tục tra cứu các tài liệu trên mạng, kết hợp với kiến thức về ghép thận chéo được học từ nước ngoài rồi lấy kết quả 2 cặp gia đình đưa ra Hội đồng Ghép thận Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó chuyển cho Hội đồng Ghép thận thế giới để xin ý kiến. May mắn là kết quả cả 2 cặp đều tương đồng và ca ghép thận không cùng huyết thống đã diễn ra suôn sẻ, mở một hướng phát triển ghép tạng mới tại Việt Nam”.
Hai cặp người thân đã đổi chéo thận thành công là chị L.T.A.H (31 tuổi, ngụ An Giang), người cho thận là ông T.N.X (51 tuổi, cha dượng) và chị V.T.H (32 tuổi, ngụ Đắk Nông), người cho thận là N.T.H (58 tuổi, mẹ ruột).
Ng.Thạnh
Theo Ngọc Dung NLD.COM.VN
Các tin khác

Uống nước ấm trong mùa hè giúp cho tiêu hóa và giải độc

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viện Quân y 121: Nơi hội tụ y đức và kỹ thuật chuyên môn chất lượng cao

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Cứu sống sản phụ mất máu, sót nhau thai khi sinh con tại nhà

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Phối hợp liên chuyên khoa cứu sống bệnh nhân xuất huyết tử cung

Hội thảo khoa học những tiến bộ trong phẫu thuật tái tạo dây chằng

Hơn 400 bác sĩ và chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả
Nổi bật

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
