Những ngọn lửa huyền thoại cháy mãi với thời gian
Sinh ra đúng trong khoảnh khắc hòa bình trọn vẹn của đất nước, thế hệ chúng tôi không có những ngày tháng khoác áo rơm, trú bom dưới hầm, phải ăn từng hạt bo bo hay củ sắn, củ mì chia nhau.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Trung tâm điều dưỡng Thương binh Thuận Thành
Chúng tôi biết đến hòa bình qua những ngôi mộ chưa được đặt tên, qua chiếc chân giả của người cựu binh tuổi đã xế chiều, qua những bài thơ vẫn còn vang vọng về một thời đại hào hùng của đất nước:
“Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước…”
Chính vì vậy, đến ngày 27/07 hàng năm, trái tim của thế hệ trẻ và biết bao con người đất Việt lại hướng về những thương binh, liệt sĩ nhằm tri ân công lao của những người đã tham gia vào cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc.
Chúng tôi đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) vào một ngày trời nắng ráo, không khí có phần dìu dịu, thấp thoáng trong khuôn viên Trung tâm là những cựu chiến binh ngồi trên chiếc xe lăn, thong thả qua lại…
Ngôi nhà chung đầy nghĩa tình
Ngót nghét đến nay đã gần 60 năm được thành lập (từ ngày 03/04/1965), trung tâm đã tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng lao động cho hơn 1000 thương – bệnh binh nặng bị thương ở các chiến trường.
Qua một thời gian an dưỡng, điều trị, được các bác sĩ, y tá, nhận viên phục vụ chăm sóc, đa số thương – bệnh binh đã ổn định vết thương, phục hồi một phần và chức năng lao động… đã được đơn vị bàn giao về an dưỡng cùng gia đình và hòa nhập với cộng đồng dân cư. Một số khác do di chứng vết thương cũ và đã qua đời được hoàn tất thủ tục hồ sơ trình Chính phủ suy tôn là liệt sỹ. Sau đó, bàn giao lại hồ sơ liệt sỹ vê với thân nhân được hưởng theo chế độ quy định.
Đến thời điểm hiện tại, đơn vị chỉ còn quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và thực hiện chế độ chính sách đối với 97 thương – bệnh binh hạng ¼ (tỷ lệ thương tật từ 81% đến 100%). Trong đó số 97 thương – bệnh binh nặng tại đơn vị có: 01 đồng chí thương binh bị thương trong kháng chiến chống Pháp; 61 đồng chí bị thương trong kháng chiến chống Mỹ; 35 đồng chí bị thương trong thời kỳ bảo vệ, xây dựng đất nước và 05 thương binh là nữ.
Theo đó, đội ngũ cán bộ viên chức hiện có 43 người làm việc, trong công tác phục vụ, chăm sóc thương – bệnh binh nặng. Đơn vị cũng luôn động viên thương – bệnh binh tiếp tục phấn đấu, rèn luyện chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, yên tâm điều dưỡng, điều trị để tiếp tục góp phần công sức, sống có ích cho gia đình, xã hội,…
Lặng lẽ quan sát những hoạt động tại trung tâm, chúng tôi thấy được sự quan tâm, chăm sóc và gần gũi của các thương – bệnh binh với các cán bộ viên chức tại đây. Có thể nói, đây được xem như một động lực để những thương – bệnh binh vượt qua những đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn. Bởi vậy mà khi trò chuyện với chúng tôi, một cựu chiến binh đã trạc ngoài 70 bộc bạch: “Giờ Bắc Ninh là quê hương thứ hai, cuối đời gửi nắm tro tàn ở Bắc Ninh thôi…”
Cái giá của hòa bình…
Theo ông Nguyễn Văn Hương – Giám đốc Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, có đến 90% các thương – bệnh binh bị thương tật và phải di chuyển sinh hoạt bằng xe lăn, xe lắc. Thậm chí có bác có cả những mảnh đạn, viên bi vẫn nằm đâu đó trong cột sống, trong đầu gây đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Một số khác do thương tật quá nặng, suy tư, mặc cảm với cuộc sống nên chấp nhận không kết hôn mà một mình chịu đựng vết thương.
Đó là những vết sẹo chưa thể lành của chiến tranh, những người lính bình dị ấy vẫn luôn lạc quan và tự hào, họ vượt lên chính mình để chiến thắng bệnh tật. Trung tâm có nhiều đồng chí tham gia vào hoạt động viết báo, làm thơ. Cũng có đồng chí học và hành nghề sửa chữa điện tử, điện dân dụng… làm nguồn vui, khỏa lấp đi thời gian và có thêm thu nhập.
Trò chuyện với chúng tôi, người cựu binh tóc đã ngả sang bạc đang lúi húi sửa chữa những thiết bị, ánh mắt nhuốm màu thời gian tâm sự ngày xưa bác là lính thợ được đào tạo sửa vô tuyến và các tổng đài, tay không cầm súng, không biết bắn súng, không thể đánh giặc, không cần ra mặt trận nhưng cứ đến mùa chiến dịch là không ai có thể thay thế được. Bởi ngày ấy, cả Trung đoàn chỉ có 3 người thợ lính để sửa máy móc, thiết bị cho đồng đội nên rất hiếm. Bác kể cho chúng tôi nghe về một lần “chết hụt”, đó là trận ném bom B52 của Mỹ. Bác hóm hỉnh kể, lúc ấy may sao bị vùi xuống đất, vô tình cái xoong úp vào đầu, nhờ đó mà sống sót. Cho đến khi hòa bình lập lại, bác lấy đó làm cái nghề kiếm sống và đến bây giờ thì chỉ đi sửa chữa hộ các đồng chí tại đây.
Tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27/07
Đi quanh khu Trung tâm, nghỉ chân dưới lùm cây râm mát, tôi ngồi bên cạnh trò chuyện với một bác thương binh - người may mắn sống sót trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chấp nhận mất đi một tay, ghim trong phổi 7 mảnh bom đến tận ngày hôm nay không thể mổ. Giờ đây, khi tuổi đã cao, những vết thương một thời bom đạn vẫn còn hành hạ mỗi khi trái gió trở trời, đi kèm theo bác Dĩnh không chỉ có 7 mảnh bom không thể mổ, mà còn có thêm cả căn bệnh ung thư dạ dày quái ác. Ấy vậy mà, người chiến sĩ trên chiến trường khói đạn năm xưa vẫn luôn lạc quan, yêu đời, sáng sớm dậy ngồi thiền, tập thể dục, dù đã mất một tay nhưng mỗi buổi chiều vẫn kiên cường đạp xe 4-5 cây số để chiến đấu với với bệnh tật. Bác bảo: “Ngày trước đánh địch, bom đạn ở ngay trên đầu còn không sợ. Bây giờ, những ầm ào đạn bom đã lùi sâu vào quá khứ, mặc dù phải chiến đấu với mấy căn bệnh này, lại thấy chẳng ăn nhằm gì”.
Nhìn những cựu chiến binh, chúng tôi thêm phần nào hiểu được cái giá của độc lập, tự do. Và đến ngày nay, những người anh hùng thầm lặng ấy cũng đã được sống và họ xứng đáng được tận hưởng một bầu trời hòa bình, không còn những ngày bom rơi đạn lạc.
Quá khứ gần như đã lùi dần về sau nhưng những nỗi đau vẫn còn phảng phất đang hiện hữu đâu đó. Chính vì thế, chúng tôi tự dặn lòng mình không được phép lãng quên lịch sử, càng không được quên đi truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc từ bao đời nay. Tháng 7 này, thế hệ trẻ cùng nhau hướng về lịch sử, hướng về tri ân những thế hệ cha ông đã hy sinh cho nền độc lập hôm nay:
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em...”
Linh Linh
Các tin khác

Đến với vẻ đẹp bí ẩn hoang sơ của Vân Nam

Môi sinh tịnh độ ngay tại nhân gian

Tĩnh là trí tuệ

Chương trình nghệ thuật chào mừng những du khách đầu tiên tới Sa Pa năm 2025

Làng du lịch sinh thái Ông Đề: Điểm đến độc đáo ở Miền Tây

Đệ nhất hùng sơn Tây Bắc: Ngũ Chỉ Sơn sức hút từ du lịch khám phá

Diễn đàn “Giải pháp xanh toàn diện các khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc” thu hút gần 680 triệu USD vốn FDI, DDI

Chuyển đổi số ngành Bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Đại lễ Tưởng niệm đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo tại Cần Thơ
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn với hơn 12.000 người tham gia

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên điểm đến du xuân bái phật hàng đầu miền Bắc
Nổi bật

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường được UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen

Hội Báo toàn quốc 2025: Tôn vinh thành tựu 100 năm Báo chí cách mạng

Phát biểu của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận TW tại khai mạc Hội báo Toàn quốc

Ý nghĩa của nghiên cứu lâm sàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
