Nông dân Thủ đô trồng vườn rau sạch từ rác tái chế
Trồng rau sạch từ “rác”
Những năm gần đây, do e ngại về thực phẩm bẩn nên người dân thủ đô đang có xu hướng tự trồng rau sạch trên sân thượng. Tuy nhiên, mô hình trồng rau sạch từ rác tái chế thì chưa hẳn nhiều người làm được.
Bà Thoa làm nghề kế toán đã về hưu từ nhiều năm. Trước vấn nạn về thực phẩm bẩn hiện nay, bà Thoa luôn mong muốn tự mình trồng rau sạch để bữa ăn gia đình đủ chất dinh dưỡng mà lại an toàn cho sức khỏe.
Năm 2012, thấy anh trai mình mang từ quê lên một xe tải đất để trồng cây, bà Thoa đã xin mấy thùng xốp để đựng đất trồng rau. Ban đầu chỉ là 10 thùng, giờ đã được nhân rộng lên kín cả khoảng ban công.
Vườn rau trên sân thượng rộng 40m2 của bà Thoa đa dạng các loại rau. Đập vào mắt chúng tôi là màu xanh tươi non, mơn mởn của các loại rau cải lá, cải bó xôi, rau muống, cà chua, súp lơ, rau dền Nhật Bản….
Vườn rau của bà Thoa sử dụng phân hữu cơ từ rác tái chế.
Tất cả các loại rau xanh này đều được trồng tự nhiên, chăm sóc thủ công, không có hóa chất bảo quản nên chất lượng rau rất sạch, thậm chí có thể hái rau ăn sống tại chỗ mà không phải rửa.
Bà Thoa chia sẻ, để cây sinh trưởng tốt, bà cũng có bí quyết chế phân vi sinh từ rác, bà Thoa nhấn mạnh, chất thải đó là tận dụng thực phẩm bỏ đi.
“Tôi sử dụng những thực phẩm bỏ đi như cơm nguội, cuống rau, ruột cá… ủ khoảng 40-50 ngày là tôi đã có phân vi sinh bón cho cây. Sử dụng phân vi sinh tốt hơn phân hóa học rất nhiều”, bà Thoa nói.
Vừa nói, bà Thoa chỉ cho tôi xem cây cà chua trồng đến giờ đã thu hoạch được 3 đợt… Trong khi đó, người trồng cùng đợt nhưng sử dụng phân bón hóa học, mới thu hoạch được 1 lần.
Những thùng xốp được bà Thoa tận dụng trồng rau để trên sân thượng.
Tuy mảnh vườn trên sân thượng chỉ vài chục mét vuông nhưng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng rau sạch của gia đình. Từ khi có vườn rau này, tôi không phải đi chợ nữa. Thi thoảng họ hàng qua chơi thấy vườn rau sạch họ cũng rất thích, tôi cũng thường cho và biếu mọi người sử dụng rau sạch, ai cũng khen rau tự trồng ăn ngon hơn và yên tâm hẳn.
Có thể nói, vườn rau ban công này là tâm huyết của bà Thoa trong vòng 7 năm qua, là niêm vui của tuổi già. Người dân xung quanh hay gọi trêu bà là nông dân thủ đô. Từ khi thấy vườn rau sạch của bà Thoa phát triển rất nhiều các hộ gia đình xung quanh cũng học tập.
Tận dụng rác thải hữu ích cũng là bảo vệ môi trường
Bà Thoa cho biết, vấn nạn thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường đang là mối lo ngại của toàn nhân loại. Việc tận dụng chất thải hữu ích để trồng rau sạch cũng là góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra thực phẩm sạch cho gia đình.
Những thực phẩm bỏ đi như cơm nguội, cuống rau, ruột cá… được ủ làm phân vi sinh bón cho cây.
Gia đình bà Thoa có một thói quen là phân loại rác sinh hoạt, thức ăn thừa bà Thoa để ra một túi riêng để ủ phân vi sinh, những thành phẩm khác không thể tái sử dụng cho vào một túi khác để đem đi tiêu hủy.
Trong suốt câu chuyện với chúng tôi về vườn rau sạch trồng từ rác, bà Thoa đã chia sẻ tâm nguyện của mình là có thể truyền tải thông điệp đến mọi người về việc phân loại rác thải. “Sau vụ bãi rác Lam Sơn bị ùn ứ, tôi thấy mỗi ngươi công dân cũng có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nếu mỗi người dân biết tận dụng những rác thải sinh hoạt để dùng chúng trong việc tạo ra phân vi sinh bón cho cây thì sẽ giảm được chi phí mua phân bón hóa học, tăng được tuổi thọ cho cây và tăng năng suất cây trồng”, bà Thoa tâm sự.
Việc “cô nông dân thủ đô” trồng rau sạch từ rác thải đã lan tỏa thông điệp rằng, việc tận dụng chất thải hữu ích để trồng rau sạch vừa góp phần tạo ra thực phẩm sạch cũng là góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Phương Thảo
Các tin khác

Nữ giới trong quản trị khí hậu tại Việt Nam: Vai trò và giải pháp

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Cần mở lối cho năng lượng tái tạo phát huy

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 1: Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
