Rau cải xoong nhiễm giun gây sốc cho bà nội chợ
Thông tin gây kinh hãi
Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên có chia sẻ thông tin cảnh báo với mọi người rằng cần phải cẩn thận không sẽ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng khi ăn các loại rau thân ống mọc ở dưới nước.
Chia sẻ của thành viên có nickname Kiwitetua trên một diễn đàn khá đông người tham gia cho rằng, mọi người nên cẩn thận khi ăn các loại rau có thân ống (rau muống, salad xoong, cần nước…). Bởi có lần, khi nhặt rau, tách cọng thấy bên có một loại côn trùng giống như giun, đỉa, hay sên gì không rõ có thân màu đỏ làm ổ rất nhiều.
Thành viên này lo lắng: “nếu vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn và sốt cà chua, mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì. Coi như nuốt trọn vào bụng ngon lành”.
Kèm theo những dòng chia sẻ thông tin để cảnh báo mọi người, thành viên này còn đính kém các ảnh chụp bên trong thân cây cải xoong có lúc nhúc đầy côn trùng khiến mọi người kinh hãi.
Thông tin này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều thành viên trên các diễn đàn còn cho biết, các loại rau trồng dưới ruộng nước, đầm lầy hay trên sông có nguồn nước bị ô nhiễm đen ngòm nên chuyện có cả ổ giun sán, ký sinh trùng trong thân rau không có gì lạ.
“Nhà mình ở khu Triều Khúc có trồng rau cần, rau muống nhiều nhưng mình không bao giờ dám mua về ăn vì phần lớn được trồng trên nguồn nước ô nhiễm”, thành viên có nickname Kahat cho hay.
Tương tự, chị Lê Thị Thanh Huyền ở (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết, cách đây không lâu, khi mua rau cải xoong, rau cần về ăn, lúc nhặt chị phát hiện mấy con giống giun có màu đỏ bám vào thân cây. Từ đó, chị rất lo sợ và cảnh giác mỗi lần chọn mua và xử lý rau trước khi ăn.
Trong khi đó, theo nhiều hộ dân đang trồng nhiều loại rau trên mặt nước ở khu vực Linh Đàm - Hà Nội, các loại rau như muống, cải xoong, cần thường được trồng ở những vùng ngập nước, nhất là hai loại cải xoong và rau cần, ruộng càng nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh.
Tuy nhiên, theo người dân ở đây, họ đã trồng rau cả chục năm nay, mỗi ngày cắt bán cả trăm mớ, gia đình và cả làng cũng ăn rau ở đây mà chưa thấy ai nói chuyện nhiễm giun sán từ rau cả.
Giun sán vào người: Cảnh giác đừng quá hoang mang
Trao đổi về vấn đề giun sán làm tổ trong thân các loại rau mọc ở dưới nước, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, với những loại rau được trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu ăn rau có chứa các loại này thì không có gì nguy hiểm bởi vào trong cơ thể người những con giun sán, ký sinh trùng này sẽ bị chết ngay bất kể ăn rau sống, tái hay chín.
Song, điều nguy hiểm ở chỗ, ngoài những con giun sán mà người tiêu dùng có thể phát hiện được bằng mắt thường thì còn có trứng giun sán hay ấu trùng bám vào rau. Những loại trứng giun sán khi vào cơ thể người sẽ bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.
Nguy cơ giun sán là có nhưng không quá lo sợ nếu biết cáchphòng tránh.
Nguy cơ giun sán là có nhưng không quá lo sợ nếu biết cách phòng tránh.Theo PGS.TS Thịnh, bằng mắt thường thì không thể nhìn được trứng giun sán hay các loại ấu trùng. Do đó, khi ăn sống, tái, chín (nấu qua 100 độ C) cũng rất dễ ăn phải các loại trứng giun sán này bởi khi sơ chế, rửa rau… trứng có thể bám vào rổ rá, và chỉ cần tay chúng ta cầm vào rổ rá đó rồi cầm đồ ăn đưa vào miệng thì trứng giun sán lúc này cũng sẽ đi vào cơ thể người một cách dễ dàng.
PGS.TS Thịnh còn cho hay, với những loại rau được trồng dưới nước, đặc biệt là những vùng nước ô nhiễm, nước thải thì ngoài ăn trứng giun, sán có hại cho cơ thể người thì còn có nhiều chất độc khác cũng theo vào cơ thể nữa. Bởi, ở môi trường nước ô nhiễm có chất gì thì rau hút vào những chất đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với tất cả các chất độc đó cũng sẽ theo vào cơ thể người và gây nguy hại đến sức khỏe.
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia thì người dân không nên quá hoang mang vì chúng ta có thể phòng tránh bằng cách mua rau được trồng theo quy trình sạch, nguồn nước tưới được đảm bảo. Hơn nữa, người dân cần thực hiện việc chế biến theo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”.
Chuyên gia đến từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, việc ăn (đặc biệt là ăn sống) những loại rau có mang theo trứng và sâu non của giun sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, trong sản xuất rau, đặc biệt là những loại sống dưới nước cần phải lưu ý để loại bỏ chúng tại nơi sản xuất.
Đồng thời, vị chuyên gia này cũng khuyên để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên thực hiện: “Ăn chín, uống sôi”. Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.
Theo Vietnamnet
Các tin khác

Giải bài toán phát triển điện sạch

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Nữ giới trong quản trị khí hậu tại Việt Nam: Vai trò và giải pháp

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ việc chăm sóc cây xanh ở Cần Thơ

Phát triển năng lượng tái tạo để Việt Nam phát triển bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ việc chăm sóc cây xanh ở Cần Thơ

Dự án NMNĐ Long Phú 1: Chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 Khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
